- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đến Đà Nẵng khám phá nét độc đáo của viện bảo tàng Điêu Khắc Chăm
Đi du lịch Đà Nẵng ngoài việc khám phá các địa điểm vui chơi lý thú như Helio Center, Bà Nà Hill, vòng quay mặt trời Sun Wheel… du khách đừng bỏ qua cơ hội khám phá nét độc đáo của Viện Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng để chiêm ngưỡng dấu tích thời gian qu
-> Tham khảo thêm: Những địa điểm du lịch đẹp ở Đà Nẵng
Từ lâu, Đà Nẵng đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng với những bãi biển nước xanh trong vắt, cát trắng mịn màng cùng khung cảnh núi rừng hùng vĩ và hệ thống sông ngòi đầy phù sa màu mỡ. Đà Nẵng sở hữu rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại và độc đáo thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như cầu Sông Hàn – cầu xoay duy nhất ở Việt Nam, cầu Rồng – cầu thép dài nhất thế giới với khả năng phun nước, phun lửa…
Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn có một di tích cổ đại về văn hóa từ ngàn đời xưa đang thu hút rất nhiều du khách đó chính là Viện Bảo tàng Điêu khắc Chăm – bảo tàng duy nhất của thế giới về nền văn minh Champa.
Không gian xanh mát, yên tĩnh bên ngoài Viện Bảo tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng.
Viện Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng được xây dựng từ năm 1915 theo ý tưởng của Henri Parmentier – nhà khảo cổ học người Pháp với một đề án của Viện viễn đông Bác cổ. Công trình này được hoàn thành vào năm 1919, tọa lạc trên một gò đất gần dòng sông Hàn thơ mộng là nơi bảo quản, trưng bày các bộ sưu tập quý hiếm nhất về nghệ thuật điêu khắc của Champa.
Theo gợi ý của Parmentier, Viện Bảo tàng Điêu khắc Chăm được thiết kế theo phong cách pha trộn giữa nét cổ điển châu Âu với những đường nét của kiến trúc Chăm.
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành một trong những bảo tàng ra đời sớm nhất ở Việt Nam với giá trị kiến trúc đặc sắc. Các tác phẩm điêu khắc được trưng bày ở đây đều thể hiện rõ nét đời sống tâm linh, văn hóa và tín ngưỡng của người Chăm xưa cũng như quan niệm, tư duy tạo hình trong kiến trúc, điêu khắc.
Bên cạnh đó, trong Bảo tàng có phần lớn các tác phẩm miêu tả những vị thần trong Ấn Độ giáo và một số tác phẩm khác với nội dung gần gũi cuộc sống.
Thiết kế Bảo tàng là sự pha trộn giữa nét cổ điển châu Âu và sự huyền bí của kiến trúc Chăm.
Để thuận tiện cho việc tham quan và tìm hiểu của du khách, nhà khảo cổ Henri Parmentier đã đưa ra ý tưởng phân chia không gian trưng bày hiện vật ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm thành 10 khu, đặt tên theo nguồn gốc, địa điểm khai quật, phát hiện hiện vật.
Hiện nay, ở đây có gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó khoảng 288 hiện vật đang trưng bày trong bảo tàng và chia thành các khu trưng bày gồm Hành lang Quảng Nam, Quảng Ngãi; Phòng Quảng Trị, Trà Kiệu, Đồng Dương, Mỹ Sơn, Tháp Mẫm, Bình Định, Kom Tom và Khu trưng bày mở rộng. Mỗi khu trưng bày lại mang đặc trưng văn hóa của từng vùng và có những nét độc đáo riêng.
Bên cạnh cách phân chia hiện vật theo nguồn gốc, nơi đây còn có nhiều cách sắp xếp, phân loại các hiện vật, tác phẩm điêu khắc Chăm khác như niên đại, chất liệu, nội dung tác phẩm, loại hình tác phẩm điêu khắc (tượng tròn, phù điêu, chi tiết kiến trúc)…
Ngoài ra, những tác phẩm của Bảo tàng Điêu khắc Chăm còn được chia thành các bộ sưu tập như theo nội dung có tượng thần, đài thờ, chi tiết kiến trúc, vật linh; theo chất liệu có đá sa thạch, đồng, đất nung và chất liệu khác.
Bảo tàng Điêu khắc Chăm phân chia hiện vật theo từng bộ sưu tập.
Đi du lịch Đà Nẵng và tìm đến Bảo tàng Điêu khắc Chăm, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện vật được tập hợp từ một số Đền và Tháp Chàm của các tỉnh miền Trung nước ta, từ Quảng Bình cho đến Ninh Thuận.
Hiện nay, Bảo tàng đã trưng bày hơn 300 hiện vật là các tác phẩm điêu khắc nguyên bản được làm bằng chất liệu sa thạch với niên đại từ thế kỷ VII – thế kỷ XV, cùng một vài sản phẩm được làm từ đất nung. Một số hiện vật tiêu biểu trong Bảo tàng như nhạc cụ, đài thời… của đồng bào dân tộc Champa. Đặc biệt, ở đây còn lưu giữ 3 bảo vật của quốc gia thuộc nền văn hóa Champa là Đài thờ Trà Kiệu, Đài thờ Mỹ Sơn E1 và Tượng Bồ tát Tara rất độc đáo đã thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến chiêm ngưỡng.
Tại Đài thờ Mỹ Sơn E1, du khách sẽ được ngắm nhìn những bức chạm miêu tả một cách sống động và đầy tính nghệ thuật về các cảnh sinh hoạt hàng ngày của Ấn Độ giáo trong rừng. Còn Đài thờ Trà Kiệu lại là một kiệt tác điêu khắc chạm trổ rất tỉ mỉ, trau chuốt đến từng chi tiết nhỏ nhất; trong đó gồm hai phần, phần trên có hai thớt tròn được trang trí những cánh hoa sen đối xứng nhau, phần dưới là một đế thờ hình vuông có bốn mặt với vô số hình người chạm khắc tinh xảo.
Tuy nhiên, nổi bật nhất trong gần hàng trăm các tác phẩm điêu khắc Chăm tuyệt đẹp là Tượng Bồ tát Tara – một tác phẩm bằng chất liệu đồng duy nhất ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Tượng Bồ tát cao 1.148m được trưng bày trong phòng Đông Dương, mang vẻ đẹp vô cùng quyến rũ với những đường nét chạm trổ tinh tế. Do đó, đã thu hút sự tò mò và ngưỡng mộ của hầu hết du khách khi đến đây tham quan.
Tượng Bồ tát Tara – Tác phẩm điều khắc bằng đồng duy nhất ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Đến với Bảo tàng Điêu khắc Chăm, du khách như được sống lại một thời hưng thịnh của nghệ thuật sáng tạo điêu khắc. Trong đó, các tác phẩm này đã chuyển tải được hình ảnh sống động và chân thật về những biểu tượng tôn giáo thời xưa cùng với thế giới tâm linh huyền bí. Điều thú vị hơn khi đến đây là du khách còn được thưởng thức những điệu múa uyển chuyển từ các cô gái Chăm ngay tại sân của bảo tàng.
Khi dạo bước qua từng gian phòng Mỹ Sơn hay Hành lang Quảng Bình, Quảng Nam; du khách sẽ được tận mắt quan sát những kiệt tác nghệ thuật khắc họa thần Brahma, Shiva và đài thờ Mỹ Sơn vô cùng tinh xảo, đồng thời cảm thấy ngưỡng mộ sự sáng tạo tài hoa của các nghệ nhân xưa. Đặc biệt, hình ảnh những vị thần Ấn Độ giáo, các linh vật hay cảnh sinh hoạt đời thường được chạm khắc công phu vẫn lưu giữ được vẻ đẹp huyền bí cho đến tận bây giờ thách thức sự phá hủy của thời gian.
Khi đến với Đà Nẵng, ngoài bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng, du khách nên dành một chút thời gian ghé thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm để có cơ hội hiểu rõ hơn về vẻ đẹp của nghệ thuật điêu khắc – một nét văn hóa độc đáo của Vương quốc Chăm thời xưa. Một khi đã bước vào không gian độc đáo này, du khách sẽ có thể “rũ bỏ” được mọi buồn phiền thường ngày trong cuộc sống và chìm đắm vào sự tĩnh lặng ở nơi đây. Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã trở thành niềm tự hào của người dân Đà Nẵng vì là nơi duy nhất vẫn còn mang dấu ấn về nền văn minh Champa.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp các viện bảo tàng tại Đà Nẵng
Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam đồng thời là một điểm du lịch nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á. Với vị trí thuận lợi nằm ngay trung độ của Việt Nam và từng là lãnh thổ của Vương quốc Chăm-pa trong quá khứ, Đà Nẵng có bề dày l
Những điều cần biết khi đi du lịch bụi Hà Nội bằng xe máy
Rất nhiều du khách đã hỏi về kinh nghiệm và những điều cần biết khi đi du lịch bụi Hà Nội bằng xe máy đến tổng đài hỗ trợ của Việt Fun Travel. Bài viết này được xem là một trong những câu trả lời giúp quý khách có một chuyến du lịch bụi Hà Nội bằng xe máy
Ngắm nhìn vẻ đẹp độc đáo của Vòng Quay Mặt Trời Sun Wheel Đà Nẵng
Với thiết kế ấn tượng cùng độ cao 115m, vòng quay Mặt trời Sun Wheel sẽ mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm vô cùng thú vị và khó quên. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và ngắm nhìn vẻ đẹp độc đáo của Vòng quay Mặt trời Sun Wheel Đà Nẵng để khám phá rõ nét
Kinh nghiệm ăn uống khi đi du lịch Hà Nội theo tháng
Có rất nhiều lý do mà du khách nhất định phải ghé thăm Hà Nội ít nhất một lần trong cuộc đời. Hà Nội - trái tim của cả nước luôn khiến du khách thổn thức nhịp đập khi nghĩ đến. Hà Nội có những không gian văn hóa văn hiến truyền thống dân tộc và những di t