- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đặc sản mùa nước nổi ở Miền tây
Có rất nhiều những đặc sản mà người dân đồng bằng miền Tây mời khách trong mùa nước nổi.
"Năm nay nước lũ về ít quá” - một đồng nghiệp ở Báo Đồng Tháp trầm ngâm nhìn ra cánh đồng khi đưa chúng tôi đi thăm một khu sinh thái để “biết thế nào là một Đồng Tháp Mười” mùa nước nổi.
Cá linh cùng bông điên điển
Hai bên đường, một bên là con kênh dài nước ngầu đỏ, một bên là cánh đồng ngập nước trải rộng đến mênh mông, trên đồng thỉnh thoảng lại thấy những vạt hoa điên điển trổ vàng, những vạt tràm thấp thoáng phía xa. Và rất nhiều người dân đi xuồng đánh bắt cá.
Mùa nước nổi đã bắt đầu từ một hai tháng trước và còn kéo dài thêm vài tháng nữa. Như anh bạn đồng nghiệp cho biết, mỗi năm, nơi đây phải đến 4 - 5 tháng mùa nước nổi. Nông dân trong mùa nước nổi xứ Đồng Tháp và cả miền Tây trong mùa này theo anh không làm lúa được thì quây ruộng lại bằng lưới để nuôi cá, hoặc đi đánh bắt cá ngoài đồng.
Dù có những tác động tiêu cực nhất định nhưng nước lũ từ thượng nguồn đổ về mang theo rất nhiều nguồn lợi cho người dân sinh sống nơi đây. Ruộng đồng được bón thêm phù sa màu mỡ, rửa trôi đất phèn, đẩy nước mặn ra xa cửa biển… Và đặc biệt là các nguồn lợi từ thủy sản. Đây là mùa đánh bắt cá chính trong năm với rất nhiều loại cá.
Đặc sản cá linh mùa nước nổi miền Tây
Nhiều người dân xứ rốn lũ Đồng Tháp này, khi chúng tôi có dịp hỏi chuyện, ai cũng bảo nước lũ về làm cuộc sống họ vui hơn, là dịp để họ ra đồng kiếm thêm chút ít thu nhập, cải thiện cuộc sống. Cá mùa này đánh bắt được rất nhiều, không ăn hết thì bán, phơi khô, làm mắm để dùng dần trong năm...
Nhiều món cá đồng đặc sản mùa lũ mà những người đồng nghiệp làm báo ở miền Tây mang ra mời chúng tôi trong chuyến đi 10 ngày của đoàn phóng viên Báo Lâm Đồng đến đây. Ở An Giang, chúng tôi được mời thưởng thức món lẩu cá linh với bông điên điển vàng ươm cùng thân bông súng làm rau. Điên điển là một loài hoa dại, mọc ngoài đồng, chỉ nở vào mùa nước lũ, vừa là hoa, vừa là rau, ăn vào nhân nhẩn, có vị rất độc đáo. Còn cá linh chỉ có trong mùa nước nổi, từ thượng nguồn Campuchia tràn về Việt Nam được người dân rào lưới để bắt lại, chỉ có ở những tỉnh đầu nguồn sông Cửu Longtại Việt Nam như An Giang, Đồng Tháp, Long An, các tỉnh phía dưới ít dần. Cá linh con nhỏ như đầu ngón tay hoặc lớn hơn một chút, rất hợp khi nấu với các loại rau miệt đồng bằng nơi đây.
Đặc sản sóc tràm hay còn gọi thịt chuột chiên giòn
Tại Đồng Tháp chúng tôi được thưởng thức món “sóc tràm”, hay thịt chuột đồng theo cách gọi của người dân nơi đây. Mùa nước nổi, chuột đồng chạy lũ bằng cách tràn vào rừng tràm và leo lên cây, người dân chỉ chèo xuồng vào các vạt tràm và bắt chúng. Những con chuột đồng béo nẫng mang đi thui, thịt ướp gia vị, nướng vàng, tỏa mùi thơm.
Và cuối cùng một đặc sản xứ đồng bằng không thể bỏ qua là cơm từ gạo huyết rồng. Đây là một giống lúa trời quí, được thuần dưỡng, sinh trưởng đến 6 tháng, chỉ trồng được một mùa duy nhất trong năm ở những vùng đất ngập sâu. Gạo huyết rồng có màu đỏ thẫm, trông như gạo lứt rất thơm, nhai kỹ có vị ngọt. Khi nấu được trộn lẫn với hạt sen.
Hãy còn rất nhiều thứ sản vật đồng bằng nữa trong mùa nước nổi như rắn, rùa, ốc… được chế biến rất ngon và điệu nghệ. Hương vị mùa nước nổi ai đến một lần sẽ nhớ mãi.
Nguồn: GIA KHÁNH
Những điều thú vị ít người biết về hang Sơn Đoòng
hang Sơn Đoòng hùng vĩ, tráng lệ vượt quá trí tưởng tượng và sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Tuy nhiên có thể bạn chưa từng biết về những điều sau.
Hà Nội mùa thu đẹp lãng mạn mọi ngóc ngách ngả đường
Khi Hà Nội bước vào thu, những tia nắng xuyên qua tán cây, lá vàng rơi rụng trên hè phố, không khí mát mẻ khiến phố phường thủ đô những ngày đầu thu càng thêm nhiều cảm xúc.
Lên tủa Chùa, Điện Biên đi chợ phiên Xá Nhè
Chợ phiên xã Xá Nhè (huyện Tủa Chùa) họp ở trung tâm xã Xá Nhè được hình thành từ vài năm, cứ 6 ngày lại có một phiên chợ (chợ lùi). Đồng bào ở đây thường tính ngày chợ theo ngày âm lịch là ngày Dậu và ngày Mão.
Vẻ đẹp bồng lai tiên cảnh trên đỉnh Ô Quy Hồ
Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, Ô Quy Hồ là điểm đến khiến bất cứ dân phượt nào cũng muốn chinh phục.
Những trái cây quê “chuyên trị” giải nhiệt ngày nắng
Không có mặt ở cửa hàng, cửa hiệu bán các loại hoa quả lớn, những loại trái cây quê theo chân các bà các chị luồn lách khắp các con phố, là thứ quà làm say lòng người Hà Nội.