- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Đặc sản Hà Nội - Bánh dày Quán Gánh
Bánh dày Quán Gánh là đặc sản vô cùng nổi tiếng đã gắn bó với thủ đô Hà Nội từ khi mới thành lập. Đến nay, món bánh độc đáo này vẫn hấp dẫn du khách Hà Nội tìm mua và thưởng thức.
là đặc sản vô cùng nổi tiếng đã gắn bó với thủ đô Hà Nội từ khi mới thành lập. Đến nay, món bánh độc đáo này vẫn hấp dẫn du khách Hà Nội tìm mua và thưởng thức.
Bánh dày Quán Gánh là một trong những đặc sản không thể thiếu trong ngày Tết của người Hà Nội
1. Giới thiệu bánh dày Quánh Gánh
Đi xe dọc theo quốc lộ 1 đến cửa ngõ vào Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy tại đây có hơn trăm quán nhà lá bày bán bánh dày. Địa điểm này chính là Quán Gánh, nơi khai sinh ra món bánh dày Quán Gánh, món ăn gắn liền với thủ đô Hà Nội từ ngàn năm trước. Cho đến nay, bánh dày Quán Gánh vẫn là một trong những món ăn đặc sản Hà Nội hấp dẫn khách du lịch Hà Nội gần xa tìm đến để thưởng thức.
Bánh dày Quán Gánh lúc ban đầu chỉ là những gánh bánh dày bán dạo trên quốc lộ 1. Qua thời gian, món bánh dày nơi đây được người dân và du khách gần xa biết đến. Họ gọi món bánh dày này là bánh dày Quán Gánh. Hiện nay, xã Nhị Khê chỉ còn thôn Thượng Đình vẫn làm bánh dày Quán Gánh và bán trên quốc lộ 1. Thôn Thượng Đình còn được người Hà Nội gọi với cái tên thân mật là làng bánh dày Quán Gánh.
Bánh được làm từ những nguyên liệu quen thuộc như gạo nếp, đậu xanh, lá dong
Mỗi năm, cứ vào những ngày cận Tết Âm Lịch, làng bánh dày Quán Gánh, thôn Thượng Đình lại nổi lửa ngày đêm để làm nên những chiếc bánh dày thơm ngon, tuyệt hảo phục vụ người dân ăn Tết.
2. Bánh dày Quán Gánh được làm như thế nào?
Để làm nên được những chiếc bánh dày Quán Gánh thơm ngon, đầy hấp dẫn, người làm bánh phải tuân theo một quy trình làm bánh nghiêm ngặt, tỉ mỉ. Mỗi chiếc bánh dày Quán Gánh phải trải qua nhiều công đoạn chế biến khá cầu kì, từ khâu chọn nguyên liệu, chế biến nguyên liệu cho đến khâu hoàn thành bánh.
Công đoạn chế biến bánh dày Quán Gánh quan trọng nhất là khâu nắn bóp bột nếp thành bánh. Để bánh có được độ đàn hồi, độ dẻo và dai như thế, người làm bánh phải “nắn, vo tròn và bóp bẹp” bánh hơn 20 lần.
Nhân đậu xanh làm bánh được lấy từ các cơ sở làm đậu xanh uy tín nhất Hà Nội
Công đoạn vo tròn và bóp bẹp phải được hoàn thành cùng lúc với công đoạn chuẩn bị nhân bánh. Ở một số vùng miền khác, bánh dày thường không có nhân và được ăn kẹp với chả lụa hoặc chả quế nhưng bánh dày Quán Gánh lại không như thế. Trong mỗi chiếc bánh dày Quán Gánh đều có 1 trong 3 loại nhân: nhân ngọt, nhân mặn, nhân chay. Nhân nào cũng ngon cả. Trong các đặc sản du lịch Hà Nội thì bánh dày Quán Gánh chú trọng hương vị của nhân bánh nhất.
Bánh dày Quán Gánh có nhân ngọt được làm từ đậu xanh, đường, dừa bào, nhân mặn có đậu xanh, một ít mỡ phần, tiêu xay, còn nhân chay chỉ có bột nếp xoa mỡ bên ngoài. Nguyên liệu làm nhân bánh được cho vào 1 chiếc nồi thật lớn, khấy đều tay cho đến khi các thành phần nhân trộn đều vào nhau.
Công đoạn cuối cùng để hoàn thành chiếc bánh dày Quán Gánh là nhồi nhân và gói lá. Nhân bánh và bột nếp được nhồi trong những tấm nilong sạch, xoa mỡ, rồi gói lại vào lá. Lá dùng để gói bánh là lá dong. So với lá chuối, lá dong có màu xanh rất đẹp, lại giúp bánh có thể lưu giữ hương vị trọn vẹn nhất.
Công đoạn bóp bánh để tạo hình, tạo độ dẻo, dai cho bánh
Để có thể hoàn thành những chiếc bánh dày thơm ngon nhất vào buổi sáng, người làm bánh phải dậy từ rất sớm để hoàn thành hết các công việc: thổi nếp, chế biến đậu xanh, đánh nhân, gói bánh… Mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và phải thật nhanh để có thể hoàn thành mẻ bánh trước khi trời sáng. Đó là chia sẻ của 1 thợ làm bánh dày ở thôn Thượng Đình.
3. Những cơ sở làm bánh dày Quán Gánh nổi tiếng
Hiện nay, ở thôn Thượng Đình còn khoảng hơn 30 hộ gia đình gắn bó với nghề làm bánh dày. Có hộ đã làm bánh hơn 50 năm. Hộ gia đình bà Phạm Thị Minh Cậy (73 tuổi) là một trong những hộ gia đình có thâm niên làm bánh dày lâu năm nhất ở thôn Thượng Đình. Mỗi ngày hộ bà sử dụng khoảng 15kg gạo nếp để làm bánh dày, thu lãi từ 100.000 – 300.000 đồng/ ngày.
Bà Phạm Thị Minh Cậy là một nghệ nhân làm bánh dày Quán Gánh rất nổi tiếng
Vào những ngày gần Tết, gia đình bà Cậy thường thức trắng đêm để đốt lò làm bánh để kịp số lượng bánh theo đơn đặt hàng. Mặc dù mệt nhưng bà vẫn rất vui khi bánh mình làm ra được thực khách ở Hà Nội và khách du lịch đón nhận.
Không chỉ riêng bánh dày Quán Gánh, bánh chưng Tranh Khúc và bánh chè lam Thạch Xá cũng là những loại bánh thu hút sự quan tâm của người dân thủ đô và khách du lịch vào mỗi dịp Tết đến.
Xem thêm “Bánh chưng Tranh Khúc”.
Bánh dày Quán Gánh là thương hiệu bánh dày vô cùng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội. Vào mỗi dịp Tết đến, mỗi hộ gia đình ở thôn Thượng Đình là nổi lửa ngày đêm làm bánh dày để kịp phục vụ người dân và khách du lịch mua ăn Tết. Có dịp ra Hà Nội, du khách nhớ thử món bánh này nhé.
Du lịch Việt Vui tổng hợp
Sổ tay khi đi du lịch Hạ Long vào cuối tuần
Cuối tuần này nên đi đâu chơi? Vịnh Hạ Long hiện đang là một trong những địa điểm du lịch đẹp và hấp dẫn du khách đến tham quan dịp cuối tuần. Nếu du khách muốn đến Hạ Long du lịch cuối tuần này thì hãy tham khảo một số kinh nghiệm trong sổ tay khi đi du
Đặc sản Hà Nội - Bánh chè lam Thạch Xá
Bánh chè lam Thạch Xá là món ăn nổi tiếng từ lâu của người Hà Nội. Bánh được làm theo công thức cổ truyền của người dân ở Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Nội. Bánh chè lam Thạch Xá không chỉ ngon mà còn là món bánh đặc sản hấp dẫn của Hà Nội.
"Bật mí" Top 21 đặc sản Hà Nội nhất định phải thử một lần trong đời
Không chỉ có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng, thủ đô Hà Nội còn là cái nôi của nền ẩm thực Việt Nam với rất nhiều món đặc sản ngon, đầy hấp dẫn. Dưới đây là top 21 đặc sản Hà Nội nhất định phải thử một lần trong đời mà du khách nên thêm vào cẩm nang ăn u
Rủ nhau cắm trại ở Núi Trầm nằm sát rạt Hà Nội
Với những du khách không có nhiều thời gian và chỉ có một khoản kinh phí nhất định thì khu vực núi Trầm chính là địa điểm du lịch rất phù hợp. Nơi đây vừa có phong cảnh núi non hữu tình vừa có những ngôi chùa lại vừa có những hốc đá dùng làm nơi picnic ha
Sổ tay khi đi du lịch Hạ Long vào dịp Tết
Có nên đi du lịch Hạ Long vào dịp Tết? Câu trả lời là có vì dịp Tết là khoảng thời gian phong cảnh thiên nhiên vịnh Hạ Long đẹp nhất trong năm. Sau đây, sổ tay khi đi du lịch Hạ Long vào dịp Tết sẽ hướng dẫn du khách cách làm thế nào để tận hưởng một chuy