- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Có một phố cá lóc nướng mía ở Sài Gòn
Xuất hiện ở khu vực đường Tân Kỳ Tân Quý (P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú) trên 10 năm qua, từ một vài hàng cá lóc nướng, giờ đã thành “phố” cá lóc nướng đông vui, nhộn nhịp và có tiếng ở Sài Gòn.
Vào mùa cao điểm vía Thần Tài (mùng 10 âm lịch), các hàng có tên tuổi đều chia nhỏ “lực lượng” thành 3 – 5 quầy, bày bán trải dài từ đầu đường Tân Kỳ Tân Quý (đoạn giáp Trường Chinh) qua khỏi ngã ba đường Lê Trọng Tấn.
Gọi là cá lóc nướng mía vì trong thân mỗi con cá đều xóc một cây mía đã róc sạch vỏ. Cây mía này ngoài công dụng xoay trở cá khi nướng còn tạo ra chất nước ngọt thấm vào thân cá, giúp món cá nướng chín thơm ngon hơn.
Những ngày sau tết, nếu có dịp đi ngang phố cá lóc nướng mía Tân Kỳ Tân Quý, bạn sẽ thấy cá ngậm mía nằm xếp hàng trên vĩ nướng bốc khói. Còn những người bán tóc tai lấm lem tro bụi, tay thoăn thoắt xếp cá, phết mỡ hành lên cá, gói cá vào giấy bạc nhưng miệng vẫn tươi cười mời chào khách mua cá…
Nhóm bán của “thương hiệu” Cúc “bụi”, hàng cá có thâm niên lâu nhất tại phố, thật thà cho biết hồi xưa mẹ của họ là bà Cúc ra vỉa hè bán gà, gặp dịch cúm gia cầm, bà lỗ vốn. Chưa biết xoay xở ra sao, bà chợt nhớ “tài” nấu nướng của gia đình mình.
Trong đó, với những con cá lóc lớn, khi nướng muốn thịt cá chín đều hoàn toàn, nhiều người đã nảy ra sáng kiến chế nước chín vào miệng cá sao cho nước vào đầy dạ dày cá rồi mới nướng. Làm như vậy, khi nướng dưới tác động của nhiệt, nước trong bụng cá sẽ sôi lên làm thịt cá chín đều.
Từ nước, bà Cúc nghĩ ra việc xóc cá bằng một cây mía, theo đó nước từ mía dưới tác động của nhiệt sẽ làm cá chín ngọt và thơm hơn. Rồi để tiện cho khách mua, bà bán cá lóc nướng mía kèm rau sống, nước mắm pha ăn kèm.
Từ cái bàn bày bán bếp lò nướng cá, bà đã vượt qua khó khăn nuôi dạy các con. Rồi các con theo mẹ cùng ra “phố” bán cá nướng. Nướng cá tro bụi lấm lem nên gọi vui nhau là Cúc “bụi”, từ đó mà thành “thương hiệu” Cúc “bụi”.
Buôn có bạn, bán có phường, từ một hai hàng bày lò giờ đã hình thành rất nhiều “thương hiệu” cá lóc nướng mía như Bà Năm, Khá, Châu… Có chỗ bán mang về, có chỗ kê bàn để khách ăn tại chỗ. Tùy khẩu vị từng “bếp” mà bày bán, khách cứ quen “thương hiệu” nào thì ghé mua ủng hộ chỗ đó.
Bà Cúc nay đã lớn tuổi nên ít khi ra “phố”, các con gái, con rể thì vẫn cần cù theo nghề. Một người con rể của hàng Cúc “bụi” cho biết cá lóc bây giờ phần lớn là cá lóc nuôi, “vì làm sao tìm ra con cá lóc đồng lớn đến cỡ này và bao nhiêu cá mới đủ”. Nhưng khi chọn mua, gia đình đều lựa mối nuôi cá quen, thịt cá luôn phải săn chắc.
Có người nói khi nướng phải ướp hương liệu theo bí quyết. Thật ra cũng không có bí quyết gì. Cá mang về, rọng qua đêm cho sạch sẽ. Sau đó rửa sạch, dùng cây mía đường, loại mía đừng già quá sẽ cứng, non quá sẽ chua, róc sạch và khéo léo đâm xuyên cây mía từ họng cá xuống thân rồi đưa lên bếp than đỏ hồng rồi nướng. Nướng khéo thì ngoài da không đen khét, thịt tươm nước mía ngọt khi chín và chín đều.
Cũng có chỗ người nướng trải một lớp lá chuối dưới cá để khi nướng cá sẽ không bị cháy và mùi thơm của lá chuối làm thịt cá thơm ngon hơn.
Còn lại thì sau khi cá chín, người nướng sẽ đem cá trải lên một lớp giấy bạc, rưới lên thân cá nước mỡ hành, đậu phộng rang… rồi quấn lớp giấy bạc lại, rút cây mía ra. Giấy bạc sẽ làm cá vừa chín giữ được độ nóng và hương thơm.
Để tiện cho khách mua, các chỗ bán đều tặng kèm mắm me, mắm nêm, rau sống. Trước đó còn tặng kèm bún, bánh tráng… nhưng sau này do vật giá lên cao đành phải giảm bớt đi. Hơn nữa, cách ăn còn tùy khẩu vị và sở thích của mỗi người, khách mua cá sẽ tự sắm sửa thêm cho vừa miệng.
Ba, bốn năm gần đây, “phố” cá lóc nướng mía Tân Kỳ Tân Quý bị cạnh tranh khốc liệt vào mùa cao điểm mùng 10 âm lịch, ngày vía thần tài. Các chợ to nhỏ bày bán cá lóc cũng bày thêm bếp nướng. Khách lựa cá, cân xong bên bán sẽ nướng giùm, dĩ nhiên có thêm phí than củi.
Nên để giữ khách, mùa vía năm nay các quầy vẫn giữ giá bán như năm ngoái: cá lớn 150.000 đồng/con, vừa 130.000 đồng/con, nhỏ 100.000 đồng/con.
Họ nói mùa bán được nhất chính là mùa tết. Tết nhiều nhà ngán thịt, quay sang ăn cá. Mua con cá, thêm ít rau bún, vừa ngon miệng lại tiện lợi nên các hàng chỉ nghỉ ngày 29 tết, mùng 1. Mùng 2 là bày lò ra nướng, nhờ khách thương nên bán cứ nườm nượp.
Nhưng mùa bán đông vui nhất là mùng 9, mùng 10. Ra phố lúc này thấy cá bày bán cả mâm, nằm kề sắp lớp. Lúc này phải chia quầy ra, huy động nhân lực dưới quê lên phụ. Cứ quạt, nướng, quét mỡ hành, bọc giấy bạc liền tay. Bán từ sáng đến tối.
Con cá cúng thần tài ngày vía phải đẹp khách mới thích. Cá thân to, mình tròn và dài, đuôi vây sau khi nướng vẫn còn đầy đủ. Thân cá không được cháy đen, thịt bên trong phải trắng. Khách kỵ nhất là cá nướng ẩu, thịt còn máu. Mua về ăn tanh là coi như kỳ sau bỏ sang hàng khác nên dù bán đông đến mấy cũng phải coi kỹ từng con cá được nướng.
Theo Tuổi Trẻ
Quán bún cá Châu Đốc ở vỉa hè Sài Gòn
Tô bún cá hấp dẫn với bông điển điển vàng phía trên, đĩa rau trụng nóng hổi và chén nước mắm thêm chút ớt cay xè sẽ khiến bạn hài lòng vào buổi chiều bụng đói.
Những đặc sản vỉa hè lạ mắt, ngon miệng trên thế giới
Các món ngon vỉa hè giúp du khách vừa tiết kiệm chi phí, vừa được trải nghiệm văn hóa và cuộc sống của người dân địa phương.
10 đặc sản làm say lòng người của Tuyên Quang
Cam sành Hàm Yên, thịt lợn đen, mắm cá Chiêm Hóa, rượu ngô Na Hang… là những món ngon đã có tiếng từ lâu của vùng đất Tuyên Quang.
Món mì Kitakata Ramen nổi tiếng ở Fukushima
Với hương vị đặc trưng và khác biệt, mì ramen ở thành phố Kitakata (tỉnh Fukushima, Nhật Bản) đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng thực khách.