- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Có gì trong món ăn ‘bốc mùi’ nhưng rần rần người muốn nếm thử?
Nghe tên món ăn đã thấy “kinh dị”, nhưng vì sao món đậu hũ thúi lại sở hữu một lượng “fan” đông đảo đến như vậy?
Đậu hũ thúi (tên gọi theo tiếng Trung Quốc là chou dofu) là một loại đậu được ủ lên men có mùi khá lạ. Cũng như tên gọi cực kì dân dã của nó, đậu hũ thúi gắn liền với đời sống bình dân khi được bày bán rất nhiều ở chợ đêm, lề đường hoặc các quán ăn nhỏ ở khắp Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Indonesia. Đậu hủ được chiên giòn, ăn kèm với nước tương và cải bắp muối. Tương tự như phô mai xanh, hễ món đậu càng thối nghĩa là khi ăn hương vị lại càng ngon ngất ngây.
Vậy nguồn gốc của món ăn có tên gọi “kì cục” này là từ đâu? Giai thoại được nhiều người truyền tai nhau và có tính thuyết phục nhất đó là câu chuyện về một anh thư sinh nghèo ở đời vua Khang Hy. Thi nhiều lần nhưng không đỗ, lộ phí lại cạn, anh này quyết định ở lại kinh thành bán đậu hũ chờ kì thi năm sau. Nhưng khi mùa hạ đến, đậu hũ bị ế rất nhiều, nguy cơ “lỗ vốn” khá cao, thế là anh này nảy ra ý định cắt nhỏ đậu hũ, cho vào một cái chum và ướp muối như cách người ta hay bảo quản dưa cải, cá, thịt… Vài ngày sau, khi anh mở chum ra thì một mùi hôi thối nồng nặc bốc ra nhưng khi nếm thử thì hương vị tuyệt ngon. Anh thư sinh đánh liều mang món ăn kì quặc này đi bán, và thế là món đậu hũ thúi ra đời.
Theo các cửa tiệm đậu hũ thúi nổi tiếng nhất Trường Sa, Trung Quốc, để chế biến thành công món ăn này, họ phải chọn đậu nành thật tốt mới có được đậu hũ mềm, mịn tuyệt hảo, sau đó phải ủ với nước cốt được chế biến từ măng tre, nấm đen… trong 6 tháng, rồi vớt ra để ngoài không khí trong 6 giờ (nếu vào mùa hè) và 2 ngày (nếu vào mùa đông) cho tới khi đậu hũ nổi mốc và chuyển thành màu xám. Cuối cùng chỉ việc rửa sạch đậu hũ bằng nước tinh khiết, để khô tự nhiên và bắt đầu mang ra bán.
Thật ra, để có được một mẻ đậu hũ thúi đúng chuẩn, ngon lành, bổ dưỡng mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thì buộc người chế biến phải sử dụng những nguyên liệu khá đắt tiền và trải qua nhiều quy trình nghiêm ngặt. Thông thường, người ta làm đậu hũ từ đậu nành, rồi ủ cùng với nước cốt gồm sữa, rau (thường là rau cải) trong khoảng 6 tháng cho lên men. Ngoài ra, nước cốt ủ đậu hũ thúi có thể là mù tạt xanh, măng tre và thảo dược Trung Quốc.
Nếu có dịp du lịch đến Hồng Kông, Đài Loan hay Trung Quốc, đặc biệt là ở những khu chợ, bạn sẽ bị bủa vây trong một mùi khó ngửi nồng nặc, cách xa 10m vẫn ngửi thấy rõ ràng, của rất nhiều xe đẩy bán đậu hũ thúi. Và khi nhìn xung quanh, ai nấy đều cầm một túi giấy, xiên que hoặc chén giấy đựng miếng đậu hũ thúi còn nóng hổi, chắc chắn bạn cũng sẽ tò mò muốn ăn thử món ăn kì cục này.
Nhưng nay, không cần phải đến các nước trên thì mới có thể ăn đậu hũ thúi, bởi Sài Gòn đã chính thức chào đón món ăn “bốc mùi” này. Đó là một quán ăn chuyên bán các món ăn vặt phong cách Hồng Kông nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận 5. Vì đậu hũ thúi có mùi đặc trưng nên hễ đi trên con đường Nguyễn Trãi mà ngửi được mùi gì là lạ, thì bạn biết ngay rằng mình sắp được “diện kiến” đậu hũ thúi rồi nhé.
Theo Thế Giới Trẻ
Những món ngon đến từ quê hương của cô dâu 8 tuổi
Ngoài cà ri cay nồng là sự hòa quyện của những gia vị tươi ngon nhất, thách thức vị giác của mỗi người, nền ẩm thực Ấn Độ còn rất nhiều món ngon khác.
7 gợi ý ẩm thực ‘giải ngấy’ sau Tết ở Hà Nội
Bún ốc, bún thang, phở chấm là những món ăn thanh mát, chống ngán sau những ngày Tết với bánh chưng, thịt đông và tiệc tùng liên miên.