- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chuyến đi bão táp tới núi Gia Lào, Đồng Nai
Lần mò cả buổi sáng mới tới được núi Gia Lào, lúc này đã là 11 giờ trưa, sau khoảng 6 giờ đồng hồ rong ruổi thì tụi tui đã hoàn thành được nửa chặng đường đi. Cả hai dừng chân tại một quán nước dưới chân núi để ăn trưa và tranh thủ nghỉ ngơi một chút trướ
Giữa buổi trưa nắng nóng cả hai đứa đội nón, đứa choàng khăn lên đầu cùng nhau lết từng bậc thang một để chinh phục đỉnh cao. Đứng phía trước cổng chùa tui nghe thấy tiếng ve sầu kêu rào rạc cả một góc trời, mùa hè là mùa tụi côn trùng ồn ào này hoạt động dữ dội nhất, nếu không sống quen ở đây thì nghe tiếng tụi nó kêu la cả ngày chắc bị stress vì không ngủ được mất. Con đường đi lên chùa nằm len lỏi giữa một rừng cây nên cũng đỡ nắng nôi, nhưng do tiết trời oi ả quá nên khi lên tới chùa thì cái áo của tui cũng đã ướt đẫm mồ hôi, đôi chân mỏi rã rời thiếu điều muốn rụng luôn, thiết nghĩ thầy trò Tam Tạng ngày xưa đi lấy kinh chắc cũng chỉ cực thế này thôi.
Những cây xanh dọc theo con đường mòn lên núi rất là đẹp, tui không biết mô tả vẻ đẹp của một cái cây như thế nào để các bạn có thể hình dung được, nhưng có cảm giác như tui đang đi lạc vô một khu rừng thần bí nào đó vì hình dạng của mấy cái cây toát lên một vẻ gì đó bí ẩn lắm, nó mang lại cho tui khá nhiều cảm xúc và tưởng tượng. Lâu lâu trên đường đi tụi tui còn bắt gặp mấy cái đền thờ nho nhỏ, rồi một khối xi măng lớn có đặt những bức tượng phật nhỏ xếp thành hàng ngang bên trên, tôi nghĩ là đoạn đường này nếu đi vào lúc chiều tà sẽ đem lại cảm giác khá rùng rợn. Đường đi lên chùa là những bậc thang làm bằng đá khá gồ ghề, nhỏ hẹp, trời mưa sẽ rất trơn nên tốt hơn hết là bạn phải đi thật cẩn thận, nhất là với những người có bàn chân to như tui rất dễ đạp hụt bậc thang.
Quang cảnh xung quanh đường lên chùa |
Đền thờ dọc đường |
Cúng Phật trên một thanh bê tông |
Những bậc thang dẫn lên chùa |
Ngồi nghỉ chân một chút |
Hura, đến nơi rồi |
Leo lên đến nơi mệt bở cả hơi tai, vội vội vàng vàng tìm ngay chỗ bán nước nhưng hôm nay ngày thường không có nhiều khách thập phương nên cô bán nước ở chùa nghỉ một bữa, cũng may có một cô trong chùa lấy cho tụi tui bình trà đá uống đỡ, thật sự đây là một trong những lần uống trà đá ngon nhất trong đời. Cô còn nói cô đi từ Hóc Môn lên tới đây có 2h thôi, sao tụi bay đi gì mà 6 tiếng đồng hồ mới tới dữ vậy, thật là quê quá xá.
Một góc chùa |
Tại Lâm Sơn Cổ Tự có rất nhiều tượng Phật vàng |
Chùa này đặc biệt có rất nhiều tượng phật, phải nói là có cả một rừng tượng phật nằm rải rác khắp khuôn viên chùa, đa số là tượng phật vàng, có một tượng phật nằm khổng lồ trắng phau khá đẹp và đặc biệt là không có bị ghi bậy bạ lên giống như tượng phật nằm ở núi Tà Cú. Tui cũng không có ham mê gì Phật pháp lắm, chụp tượng phật được vài tấm rồi lại quay ra chụp cảnh, đứng từ trên chùa nhìn xuống bên dưới thật là đẹp, bầu trời tuy tỏa nắng nóng nực nhưng lại rất trong xanh, cảnh vật xung quanh cũng yên tĩnh, không khí tôn nghiêm lạ thường, tụi ve sầu cũng không còn kêu nữa, chắc chúng sợ làm phiền Đức Phật đang nghỉ ngơi chăng?
Tượng Phật nằm |
Cảnh vật nhìn từ trên cao |
Chùa không rộng nên chỉ đi loanh quanh khám phá khoảng 20 phút là hai đứa tui lại hạ sơn tiếp tục đi qua mặt trong của núi, cũng là điểm thu hút nhiều du khách nhất với cây đa ba gốc nổi tiếng, món chuối sên đường ngọt lịm, khu dân cư đông đúc trải dài từ dưới chân núi cho đến tận đỉnh. Gửi xe tại bãi xe dưới chân núi, bạn nên đi vào tận bãi cuối cùng để đỡ phải đi bộ xa, bãi này rộng rãi, thoáng mát và sạch sẽ.
Đường tính từ bãi giữ xe lên tới đỉnh núi bạn sẽ liên tục đi qua những cửa hàng bán đồ lưu niệm, thảo dược, hàng quán, phòng trọ nằm san sát nhau hai bên lề đường. Mái nhà của họ không tách biệt nhau mà lợp lại cùng nhau bằng tôn tạo thành những đường hầm kín giữa các dãy nhà liên tiếp. Người dân ở đây sống bằng nghề buôn bán, phục vụ khách du lịch tới viếng chùa, tham quan núi. Họ sống bám trụ vào đồi núi heo hút, đón lấy tất cả những cái nắng, cái gió, những cơn mưa rào trước những người miền xuôi dưới đất, sống trong những ngôi nhà gỗ được xây dựng khá sơ sài vào triền núi, nhìn những cây cột đỡ nhà bằng gỗ cheo leo giữa không khí, tui cảm thấy lo ngại cho sự an toàn của người dân nếu lỡ chẳng may một ngày có bão lớn, chẳng biết những cây cột này có còn đủ vững chắc hay không?
Khu dân cư trên núi |
Đường lên đỉnh núi xa hơn đường lên Lâm Sơn Cổ Tự nhiều nên bạn cũng không cần phải dốc sức đi nhanh, cứ từ tốn vừa đi vừa ngắm cảnh xung quanh, quan sát cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân hai bên đường cũng là một điều thú vị. Bạn có thể mua một cây gậy để chống đi cho đỡ mệt mà tui thấy tui chưa có đủ già để chống nên cứ đi phăng phăng thôi, dọc đường có nhiều ghế đá nếu có mệt thì dừng lại nghỉ chút rồi đi tiếp thôi. Trời vẫn cứ chang chang nắng, ve sầu vẫn tiếp tục kêu la, tôi ước gì mình trước mặt mình là một bãi biển trong xanh, chắc chắn tôi sẽ không ngần ngại mà lao xuống ngay lập tức. Nắng bể đầu luôn!
Anh thanh niên gánh chuối lên dốc, siêu khỏe luôn, đi bình thường đã mệt lắm rồi, anh còn gánh thêm hai quầy chuối bự nữa |
Bà cụ nằm nghỉ ngay trước gian nhà |
Ở đây có đủ nhà nghỉ cho du khách nghỉ qua đêm |
Trước những cửa hàng bán đồ |
Đi được nửa đường là sẽ đến chỗ cây đa 3 gốc độc đáo, núi Gia Lào thu hút khách có lẽ nhà nhờ cây đa này. Cây cao thẳng tắp có tới 3 gốc đa riêng biệt chụm vào nhau, tán cây xòe rộng tỏa bóng mát ra cả một khu vực lớn. Từ đây bạn sẽ có một tầm nhìn khá rộng ra phía xa chân trời rất đẹp, có một quán nước dựng cả một khu vực rộng sàn gỗ chìa ra ngoài sườn núi để tận dụng không gian mở thoáng đãng này nhưng mà coi bộ không có ai dám ngồi, chỉ có một bộ bàn ghế nằm ở đó.
Không gian đẹp mà không có ai dám ra đó ngồi |
Khu vực cây đa là chỗ nhiều người tụ tập khấn vái cầu may, giải hạn, xả xui đủ kiểu, vừa mới bước vô chỗ này đã có những người bán hàng rong trực chờ sẵn mời tụi tui mua gạo, nhang đèn để cúng. Xung quanh gốc đa bày rất nhiều bàn đá để người dân đặt đồ cúng, cúng xong mọi người hầu như không có ý thức dọn dẹp vệ sinh gì cả, mạnh ai nấy xả rác bừa bãi khắp nơi trông rất nhếch nhác. Tui thật không hiểu có lý do gì để Phật phải chứng cho mấy người như vậy nữa?
Cây đa ba gốc |
Cảnh thờ cúng diễn ra liên tục xung quanh gốc đa |
Chim phóng sinh |
Chùa Bửu Quang là ngôi chùa cao nhất ở núi Gia Lào, là đích đến cuối cùng mà 2 đứa tui cố gắng đạt được. Chùa được xây dựng vào trong, nương tựa vào các vách đá trông khá giống những ngôi chùa ở Brutan, nhưng chắc là không đẹp bằng rồi. Nội thất bên trong chùa cũng rất bình thường, các gian thờ cúng cũng không có đẹp bằng Lâm Sơn Cổ Tự nhưng cũng phải thông cảm, xây dựng chùa trên đỉnh núi cao này không phải là chuyện dễ dàng tí nào. Tui chỉ thích khoảng sân phía mặt trước chùa, nơi có góc nhìn bao quát nhất, rộng nhất, đẹp nhất, đó cũng là mục đích chính của tui khi chinh phục ngọn núi này. Chẳng cần quan tâm đám đông đang cúng bái xung quanh, tui chọn cho mình một góc thật đẹp, dựng chân máy ảnh lên rồi chụp những tấm hình ưng ý nhất.
Chùa Bửu Quang |
Gian thờ trong hốc đá |
Bàn thờ chính |
Cảnh vật xung quanh chùa |
Tham quan một vòng chùa thì trời đã sắp đổ mưa, nắng chỉ vừa kịp tắt là mưa kéo tới liền. Bây giờ đã gần 4 giờ rồi, tụi tui thì vẫn còn đang trên đỉnh núi, giờ mà mưa to một cái thì không biết khi nào mới xuống được chân núi, rồi còn đường về nhà nữa chứ. Hai đứa tranh thủ cất hết đồ đạc vào balo rồi nhanh chóng xuống núi. Nhưng mà cũng không kịp, vừa đi được một đoạn là mưa rào rào. Như đã mô tả ở trên, điểm hay ở đây là nhà dân xây hai bên đường có căng bạt, lắp mái tôn để tạo thành những "đường hầm" nhỏ để tránh mưa nắng cho gia đình họ và cả những du khách nữa. Tiếc cái là nhà người dân ở đây không xây dựng liên tiếp nhau từ chân núi tới đỉnh núi, chỗ thì 1 dãy nhà liên tục, chỗ thì chỉ có đường đi nên "đường hầm" bị đứt thành từng đoạn, chỗ nào không có nhà dân thì không có "đường hầm", tui phải đội mưa đi qua cho lẹ để tới "đường hầm" tiếp theo.
Đi được một đoạn thì trời mưa lớn xối xả mà "đường hầm" kế tiếp lại ở xa nên tụi tui phải ngồi nghỉ chân chờ đợi tại một quán ăn. Chủ quán ở đây khá thân thiện và dễ chịu, hai đứa tui ngồi thù lù trú mưa trước quán không có kêu đồ ăn gì hết mà họ cũng không phàn nàn gì, ở chỗ khác thì biết rồi ha. Tui cũng nghĩ là chỉ ngồi một chút đợi hết mưa rồi đi, ai ngờ mưa dai quá trời, chỗ tụi tui ngồi ban đầu chỉ là cái ghế dài đặt dọc theo đường đi, nhưng một lát sau chỗ đó bị dột nên tụi tui phải chuyển sang ngồi ngay chỗ bàn ăn của quán người ta. Chờ mòn mỏi mà vẫn chưa có dấu hiệu ngừng, thấy ngồi chùa quán người ta cũng ngại nên hai đứa tui kêu hai tô mì gói ăn. Quả nhiên làm việc đúng đắn thì trời thương, ăn xong thì trời cũng ngớt mưa. Nhưng không thể chờ đợi mưa tạnh hẳn được vì đã gần 5h chiều rồi, cả hai tiếp tục đội mưa ù té thật nhanh xuống núi. Tui có mang áo mưa, chỉ cần xuống núi thôi, đường về đã có anh lo!!
Đi một hồi cũng đặt chân xuống bãi giữ xe, tuy vậy bão táp vẫn chưa buông tha tui, thẻ xe trên đường đi lên đi xuống đã rớt đâu mất tiêu rồi. Mặc dù chị giữ xe nhớ mặt chúng tôi vì ngoại hình hai đứa quá tương phản và tui cũng có đem đầy đủ giấy tờ nhưng mà chị ấy vẫn lo sợ có những trường hợp kẻ xấu lợi dụng tình huống lừa đảo nên tụi tui cũng đành phải ngồi chờ thêm một chút nữa để chồng chị về giải quyết. Ông chồng về đến nơi cũng bó tay không tìm được cách nào khả thi nên chị vợ đòi chụp hình và ghi địa chỉ hai đứa tui lại để đề phòng. Ôi trời kinh nghiệm mất thẻ xe bao nhiêu năm của tui chưa hề gặp phải tình huống xử lý hài hước như thế này. Nhưng tui cũng vui vẻ làm theo vì những lý do họ đưa ra cũng có tình có lý, mình cây ngay không sợ chết đứng. Thế là chị ấy vào nhà xách con Nikon còn khủng hơn máy của mình ra bật flash cóc chụp hình hai đứa tui. Không phải chụp kiểu tù nhân nhập trại đâu nha mấy bạn, tui đoán bức hình đó rất đẹp vì hai đứa chụp hình cười tươi roi rói như thế đang chụp sinh nhật vậy.
Khi tui nghĩ sự cố cuối cùng đã qua thì đó là lúc bắt đầu một sự cố mới, trên đường đi về nhà một lần nữa bánh xe lại bì xì lốp. Và lần này thì không thể cứu chữa, bơm vá gì được nữa, đắng lòng thay ruột mới hết 130.000 VND. Hây da, về đến nhà là thở không nổi luôn, đã nắng, rồi mưa, rồi lạc đường, rồi leo núi, rồi mỏi chân, rồi xì lốp xe đủ kiểu. Ôi thôi chuyến đi này đã quá đủ vị, à nhưng mà kết quả thu được thì rất thành công, hình ảnh lần này rất ưng ý. Hơn nữa cũng xin cám ơn bạn mình rất nhiều, cũng hiếm có người cùng mình chịu khổ, chịu cực đi hành xác như vậy lắm, nhất là con gái nữa. Qua chuyến đi lần này mới thấy có một người bạn cùng đồng cam cộng khổ thật đáng quý biết bao, hi vọng bạn vẫn còn hứng thú với những chuyến đi lần sau. Thân ái, chào quyết thắng và hẹn ngày tái nạm!
Gửi ''người lớn'' lời tâm sự từ trái tim
Một ngày chủ nhật nắng nóng, một ngày vô nghĩa vì nó chẳng thể làm được việc gì nên hồn. Nó chợt nghĩ đến anh, nghĩ về ngày này của một tháng trước. Giờ này ngày đó nó đang cùng anh vi vu trên những cung đường quanh co trải đất và đá...
Mộc Châu những ngày tháng 12
Viết cho một vùng đất mà tôi đã từng hùng hồn tuyên bố “dành trọn tình yêu”. Cho những người bạn đồng hành đã cùng tôi trải chăn đệm trên căn nhà sàn đêm ấy. Cho ánh lửa bập bùng, cho khói bếp làm cay nhòe đôi mắt. Và cho cả chén rượu ngô chưa uống đã say
Phượt là một hành trình khai phá và sáng tạo bản thân
Nếu bạn đi phượt chỉ để chứng minh cho bạn bè, cho ba mẹ, cho anh chị em hay cho một ai khác thấy mình có thể làm được. Thì đừng đi, vì đó chẳng phải là động cơ xuất phát từ chính bản thân bạn. Hãy đi vì bạn muốn đi.
Đà Nẵng trong tôi là những cây cầu
Tôi đã từng đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng đất của Tổ quốc. Chưa ở đâu nơi tôi dừng chân mà có cảm xúc lạ như Đà Nẵng. Thời gian ở đây, tôi đã đi hết 10km sông Hàn và đứng trên 6 cây cầu bắc qua sông Hàn để ngắm cái vị của Đà. Tôi đặc biệt thích Đà Nẵng
Phải lòng Vang Vieng ngày mưa xuân
Vang Vieng thu nắng đổ mật tràn dòng Song xanh mướt, ven bờ lũ bông lau trắng gió vờn. Đầu xuân thư thả tôi lại tìm về. Ngỡ có nắng tháng giêng hực lên như miền Nam xứ mình. Nhưng lại là chiều mưa bay giăng mờ dòng Song. Rồi chao sang một chiều nắng nhẹ,