- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Chợ phiên Phố Cáo – Hà Giang
“Phố cáo” là một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn, Hà Giang, tới đây vào những ngày sương mây mù dày đặc, có cảm giác dùng tay cắt xén mây mù thành những miếng bánh như người Mông dễ dàng cắt mèn mén ở chợ Phố Cáo. Còn những ngày nắng đẹp trời khi tới chợ
Người các dân tộc vùng cao họ đi chợ không đơn thuần chỉ để mua bán mà còn là để đi chơi. Họ tới đây để giao lưu, trò chuyện, để gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình. Chợ còn là nơi hò hẹn của nhiều đôi trai gái.
Chợ phiên Phó Cáo
Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần… của Hà Giang hẳn không thể nào quên những đặc sắc của các chợ phiên nơi đây.
Ở Hà Giang thường có những phiên chợ lùi, chủ yếu là ở các xã, nghĩa là chợ họp luân phiên ngược lại các thứ trong tuần. Ví dụ tuần này chợ họp vào chủ nhật, thì tuần sau sẽ họp vào thứ bảy, tuần tiếp theo sẽ họp vào thứ sáu, tuần sau nữa sẽ họp vào thứ 5… Chợ phiên Phố Cáo cũng là một phiên chợ lùi như vậy.
Những chú lợn cắp nách thế này thường được mang đến chợ rao bán
Chợ Phố Cáo nằm ngay bên Quốc lộ 4C không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, sản vật thông thường mà còn là nơi sinh hoạt giao lưu văn hóa giữa 17 dân tộc sinh sống trong trên địa bàn xã biên giới. Chợ họp sớm từ mờ sáng và nằm ở điểm nút vùng cao do vậy chợ quanh năm thường chìm trong sương mù và đây là hình ảnh đặc chưng củachợ Phố Cáo nói riêng và chợ vùng cao nói chung. Mỗi phiên chợ đều rất đông vui, nhộn nhịp và luôn hấp dẫn đối với du khách.
Với người vùng cao, đi chợ phiên là hoạt động không thể thiếu trong sinh hoạt của gia đình họ. Ngày chợ, bà con thường kiếm nhiều cớ, để có mặt ở chợ. Trẻ con thì ngoan ngoãn ngồi một chỗ, đợi cha mẹ mua sắm hàng hoá, những đồ dùng thiết yếu trong gia đình mình đủ dùng trong vòng một tuần.
Đặc biệt hơn, các dân tộc vùng cao họ đi chợ không đơn thuần chỉ để mua bán mà còn là để đi chơi. Họ tới đây để giao lưu, trò chuyện, để gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình. Chợ còn là nơi hò hẹn của nhiều đôi trai gái.
Một thợ sửa giầy ở chợ phiên Phó Cáo
họp từ rất sớm và kết thúc vào lúc quá trưa. Chợ tuy còn nghèo nàn, đơn giản nhưng thấm đượm tình người, nơi có những người dân tộc thật thà mang đến đây những sản vật do chính bàn tay cần mẫn của họ làm ra. Đó là sản vật đặc trưng, cũng là đặc sản của từng vùng. Chợ phiên thật náo nhiệt và đầy sắc màu.
Chợ tuy còn nghèo nàn, đơn giản nhưng thấm đượm tình người, nơi có những người dân tộc thật thà mang đến đây những sản vật do chính bàn tay cần mẫn của họ làm ra. Đó là sản vật đặc trưng, cũng là đặc sản của từng vùng. Đến với phiên chợ náo nhiệt và đầy sắc màu này thì thật tuyệt phải không nào.
Nguồn: sưu tầm
Văn miếu Xích Đằng giữ nguyên nét cổ kính sau gần 400 năm
Được xây dựng từ đầu thế kỷ 17, Văn miếu Xích Đằng là nơi tôn vinh nền học vấn của người dân Phố Hiến và vẫn giữ nguyên nét cổ kính sau gần 400 năm.
Về Đồng Tháp ăn gạo lúa ma trong mùa nước lớn
Lúa ma hay còn gọi là lúa trời, sinh sôi phát triển rất mạnh vào mùa nước lớn. Người dân xứ Tháp Mười coi đây là tặng vật thiên nhiên quý giá ở vùng ngập nước khắc nghiệt.
Tuyệt cú mèo những món nướng ngon giữa mùa đông Hà Nội
Các loại thịt như ba chỉ, thịt bò, nầm hay bạch tuộc được tẩm ướp nhiều loại gia vị, nướng trên bếp than thơm nức níu chân thực khách khi đi qua.
Về miền Tây thưởng thức rau dại mùa nước nổi
Từ tháng 9 âm lịch, khi con nước lớn, nước ròng tràn về, du khách lại có dịp ghé miền Tây thưởng thức những sản vật thiên nhiên không phải nơi nào cũng có.
Nét đẹp đồng quê thanh bình nơi miền sông nước An Giang
Đắm mình trong mênh mông sống nước, ngồi thưởng thức tô bún cá, hòa mình vào lễ hội đặc sắc của người Khmer hay ngắm phong cảnh hữu tình là những trải nghiệm mà bạn sẽ không bao giờ có được nếu không đến An Giang trong mùa nước nổi.