- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Cảnh đẹp Mũi Điện đang bị... ''bê tông hóa''
Cơ quan chức năng đang xây nhà dừng chân, gây phá vỡ cảnh quan khu vực hải đăng Mũi Điện, một trong những nơi đón bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam.
Mũi Điện còn có tên gọi là Mũi Đại Lãnh, dưới chân Mũi Đại Lãnh là Bãi Môn, tạo thành một quần thể danh thắng tuyệt đẹp, từng được giới thiệu trên nhiều tạp chí du lịch trong nước và thế giới.
Cầu thang, chòi ngắm cảnh "bê tông hóa" gây phá vỡ cảnh quan hoang sơ ở Mũi Điện khiến du khách bức xúc. Ảnh: Minh Hoàng. |
"Phong cảnh nơi đây hoang sơ tuyệt vời, không hiểu sao cơ quan chức năng lại cho xây hai nhà vòm thô kệch, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên như vậy. Cầu thang lên xuống cũng làm bằng xi măng thô cứng, không phù hợp với không gian nơi đây", ông Huỳnh Thành (du khách Hà Nội) nói.
Năm 2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Bãi Môn - Mũi Điện là di tích danh thắng cấp quốc gia. Di tích này nằm phía đông nam dãy núi Đại Lãnh, thuộc địa phận xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa (Phú Yên), cách TP Tuy Hòa 35 km về phía đông nam.
Trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Văn Bảy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên, thừa nhận ngành du lịch địa phương đã thấy việc "bê tông hóa" những nhà nghỉ chân, bậc thang lên xuống khu vực hải đăng Mũi Điện thô cứng, nhưng đến nay vẫn chưa tìm vật liệu khác thay thế.
"Khu vực này có địa hình đá núi hiểm trở, thường xuyên có gió mạnh. Chòi lá, cỏ tranh dễ bị sập ngay. Chúng tôi cũng đã tính toán mời chuyên gia tư vấn chất liệu, kiến trúc xây dựng sao cho phù hợp với cảnh quan thiên nhiên ở những địa điểm du lịch Phú Yên thời gian tới", ông Bảy phân trần.
Danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện tuyệt đẹp, hoang sơ mê hoặc du khách. Ảnh: Minh Hoàng. |
Năm 1890 người Pháp đã cho xây dựng ngọn hải đăng tại Mũi Đại Lãnh với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển và vào vịnh Vũng Rô.
Trải qua chiến tranh, ngọn hải đăng bị đổ nát và được xây dựng, hoạt động trở lại năm 1995. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng hơn 100 tuổi trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động tại Việt Nam, và là ngọn hải đăng gần hải phận quốc tế nhất.
Trong vòng bán kính 5 km, cùng với di tích Bãi Môn - Mũi Điện, còn có di tích lịch sử văn hóa tàu không số Vũng Rô, di tích Núi Đá Bia cùng những bãi biển đẹp, khiến nơi này trở thành một quần thể các di tích lịch sử và danh thắng tuyệt đẹp, là điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế.