- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Cách xin visa du lịch (thị thực du lịch) châu Âu
Nội dung
Chỉ có Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha chấp nhận visa du lịch (thị thực du lịch) cho các du khách có quốc tịch Việt Nam.
Schengen là tên một thị trấn nhỏ ở Luxembourg nằm cạnh biên giới Pháp và Đức, nơi các thành viên Liên minh châu Âu ký kết Hiệp ước Khối biên giới chung châu Âu tháng 6/1985 với 7 nước tham gia đầu tiên. Hiện có 25 quốc gia thành viên tham gia Khối biên giới chung Schengen gồm Áo, Đức, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Hy Lạp, Iceland, Italy, Luxembourg, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Hà Lan, Hungary, CH Czech, Estonia, Latvia, Lithuania, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia và Thụy Sĩ. Công dân Việt Nam nếu có visa Schengen sẽ được đi lại trong 25 quốc gia thành viên của khối này.
Phần lớn các nước trong khối Schengen không chấp nhận cấp visa du lịch tự do cho công dân Việt Nam mà cần có giấy mời của người bảo lãnh, ngoại trừ Pháp, Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha. Vì vậy, nếu muốn xin visa du lịch châu Âu, bạn có thể đến Đại sứ quán hoặc trung tâm tiếp nhận visa của một trong 4 nước này tại Hà Nội hoặc TP HCM. Lưu ý khi làm thủ tục giấy tờ, nếu bạn nộp đơn xin cấp visa ở Đại sứ quán nước nào thì nước đó phải là điểm đến đầu tiên (first destination) trong khối Schengen hoặc là nơi lưu trú dài ngày nhất trong chuyến đi (main destination).
Các giấy tờ cần thiết (tất cả đều phải dịch sang tiếng Anh)
Hồ sơ xin cấp visa tùy theo yêu cầu từng đại sứ quán, nhưng thông thường gồm có:
– Tờ khai xin visa Schengen (điền bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ của nước đó).
– Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp không quá 10 năm, còn giá trị ít nhất ba tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Shengen, còn ít nhất 2 trang trắng. Nộp bản chính và bản sao tất cả các trang thông tin và các trang có dấu (nếu có).
– Ảnh theo tiêu chuẩn của các sứ quán, trên nền trắng, kích thước 3,5×4,5cm.
– Xác nhận của ngân hàng bằng tiếng Anh về tài khoản cá nhân hoặc sổ tiết kiệm, xác nhận số tiền trong thẻ tín dụng, xác nhận chủ sở hữu của debit card, xác nhận sở hữu cổ phiếu… Bạn cần chứng minh có đủ số tiền cho chuyến đi tối thiểu 70 euro/người/ngày nhân với số ngày dự kiến. Số dư trong tài khoản của bạn càng nhiều càng tốt (tối thiểu 5.000 USD) và cùng lúc sử dụng nhiều loại thẻ càng tốt, nếu thẻ hạng bạch kim càng có lợi thế.
– Một số giấy tờ chứng minh khả năng tài chính khác như: chứng từ về chủ quyền tài sản (sở hữu nhà cửa, đất đai…), chứng từ về thu nhập lợi tức: cổ đông công ty, nhà cho thuê (nếu có), giấy xác nhận mức lương, giấy phép kinh doanh nếu là chủ doanh nghiệp.
– Hành trình rõ ràng nêu chi tiết lộ trình chuyến đi và thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia trong khối Schengen.
– Bằng chứng về nơi lưu trú: xác nhận đặt phòng khách sạn có ghi rõ ngày và thời gian lưu trú.
– Các loại giấy tờ chứng minh đã đặt các dịch vụ khác cho chuyến đi (nếu có) như vé máy bay nội địa trong châu Âu, vé tàu hoả, vé vào cửa tham quan các công trình kiến trúc, vé thăm bảo tàng, vé tham dự hoà nhạc…
– Đặt chỗ vé máy bay khứ hồi.
– Bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian dự định lưu trú, có giá trị cho tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen với mức trách nhiệm tối thiểu là 30.000 euro (khoảng 850 triệu đồng).
Hồ sơ yêu cầu xin visa du lịch Pháp
Pháp là nước được nhiều du khách Việt Nam xin visa du lịch nhất và tỷ lệ thành công cũng cao nhất.
- 1 tờ khai xin thị thực ngắn hạn được điền đầy đủ bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh và được ký. Xem mẫu tờ khai tại đây.
- 1 ảnh chứng minh thư mới nhất.
- Hộ chiếu + bản sao của 5 trang đầu của hộ chiếu cùng với tất cả các trang có dấu và thị thực.
- Đối với công dân Việt Nam: sổ hộ khẩu dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh cùng với bản sao của tất cả các trang của sổ hộ khẩu.
- Đối với trẻ vị thành niên: giấy khai sinh công chứng, giấy đồng ý của cha mẹ, bản sao chứng minh thư của cha mẹ, xác nhận học tập + bản dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
- Đối với người đã lập gia đình: bản sao đăng ký kết hôn + bản dịch sang tiếng Pháp hoặc tiếng Anh.
- Giấy xác nhận gốc của chủ lao động ghi rõ tên và chức vụ của đương sự, việc đồng ý cho nghỉ phép trong khoảng thời gian chuyến đi. Trong văn bản này phải có địa chỉ, số điện thoại liên lạc của chủ lao đông cùng với dấu và chữ ký của người cấp giấy xác nhận này + bản dich sang tiếng Pháp hoặc Anh + bản sao.
- Bản sao đảm bảo tài chính cá nhân: sổ tiết kiệm, sao kê tài khoàn, giấy tờ chứng minh thu nhập thường xuyên (bảng lương, lương hưu, giấy sở hữu nhà, đăng ký phương tiện giao thông).
- Đặt phòng khách sạn tương ứng với thời gian lưu trú tại Pháp và tại các nước khác trong khối Schengen + bản sao (chỉ chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
- Đặt vé máy bay khứ hồi (chỉ được chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
- Bảo hiểm y tế du lịch và hồi hương + bản sao (chỉ được chấp nhận bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh).
Hồ sơ yêu cầu xin visa du lịch Italy
- Đơn xin cấp thị thực điền đầy đủ kèm theo 2 ảnh thẻ. Mẫu đơn tại đây.
- Hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 3 tháng tính từ ngày hết hạn visa được cấp.
- Chứng nhận của người tuyển dụng (trong trường hợp lao động phụ thuộc) hay giấy phép kinh doanh của công ty (trong trường hợp lao động độc lập) trong đó nêu rõ: nghề nghiệp, thu nhập hàng tháng, giai đoạn làm việc.
- Sao kê tài khoản với các giao dịch của 4 tháng cuối.
- Chứng minh khả năng tài chính mà công dân nước ngoài cần chuẩn bị để vào Italy theo như bảng đính kèm. Lưu ý rằng chỉ đưa ra bằng chứng về khả năng tài chính không đủ điều kiện để cấp thị thực, cần hoàn thiện hồ sơ cùng với các giấy tờ nêu ở trên.
- Đặt vé máy bay và cung cấp vé máy bay sau khi được phê duyệt thị thực.
- Xác nhận đặt phòng khách sạn hoặc thư mời có chữ ký của người mời trong trường hợp ở nhà riêng.
- Bảo hiểm du lịch Bảo hiểm y tế với mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 euro có giá trị cho tất cả các nước Schengen trong thời gian lưu trú.
Lưu ý:
- Trong trường hợp trẻ vị thành niên đi cùng cha hoặc mẹ: giấy đồng ý của cha hay mẹ không đi cùng, giấy khai sinh và quyết định đổi họ (nếu có thay đổi).
- Đại sứ quán có quyền yêu cầu nộp bổ sung các giấy tờ cần thiết khác.
Hồ sơ yêu cầu xin visa du lịch Hà Lan
- Tờ khai xin thị thực được điền đầy đủ bằng tiếng Anh, dùng chữ in hoa.
- Hộ chiếu và bản sao hộ chiếu được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây và có giá trị ít nhất là ba tháng so với ngày hết hạn của thị thực. Hộ chiếu phải còn ít nhất 2 trang trắng để đóng dấu thị thực. Hộ chiếu cũ có thể được yêu cầu trong trường hợp người xin thị thực đã từng được cấp thị thực tới Schengen.
- Hai ảnh hộ chiếu mới với kích thước là 35×45 mm và chiều dài từ đỉnh đầu xuống cằm trong khoảng 30-36mm. Ảnh không tuân thủ các yêu cầu này sẽ bị từ chối.
- Chứng minh khả năng tài chính:
Nếu người xin thị thực là người làm công ăn lương:
+ Bản gốc sao kê tài khoản ngân hàng trong ba tháng gần nhất.
+ Phiếu trả lương của ba tháng gần nhất.
+ Hợp đồng lao động hoặc chứng nhận gần đây nhất của chủ sử dụng lao động.
+ Giấy đồng ý cho nghỉ phép của chủ lao động.
Nếu người xin thị thực là chủ doanh nghiệp hoặc tự làm chủ:
+ Chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty*.
+ Báo cáo thanh toán thuế.
Nếu người xin thị thực đã nghỉ hưu:
+ Phiếu trả lương hưu/sổ hưu.
Ngoài ra, người xin thị thực có thể chứng minh tài chính bằng thẻ tín dụng, tài sản, sổ/tài khoản tiết kiệm.
- Nếu chuyến đi được đăng ký qua công ty du lịch, Thư của Công ty du lịch xác nhận chịu mọi trách nhiệm về tài chính cũng như sự trở về của du khách.
- Hành trình rõ ràng nêu chi tiết lộ trình chuyến đi và thời gian lưu trú tại mỗi quốc gia trong khối Schengen.
- Bằng chứng về nơi lưu trú: xác nhận đặt phòng khách sạn, thuê nhà nghỉ dưỡng.
- Một bản sao sổ hộ khẩu*.
- Một bản sao Đăng ký Kết hôn hoặc chứng nhận Ly hôn (nếu có)*.
- Đặt chỗ vé máy bay khứ hồi.
- Bảo hiểm y tế du lịch cho toàn bộ thời gian dự định lưu trú, có giá trị cho tất cả các quốc gia thuộc khối Schengen bao gồm mọi chi phí liên quan đến việc trở về Việt nam vì lý do y tế, điều trị y tế khẩn cấp, cấp cứu tại bệnh viện hoặc tử vong (mức bảo hiểm tối thiểu là 850 triệu đồng).
- Nếu người xin thị thực là trẻ em:
+ Nếu trẻ em chỉ đi cùng với bố hoặc mẹ, thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người còn lại hoặc người bảo trợ, trừ các trường hợp bố, mẹ có quyền chăm sóc, giám hộ một mình.*
+ Nếu trẻ em đi một mình (không có bố mẹ đi kèm) thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cả bố và mẹ hoặc người giám hộ có quyền chăm sóc và giám hộ trẻ em đó. *
+ Giấy khai sinh của người xin thị thực.*
+ Bản sao chứng minh thư của cả bố và mẹ.*
- Người xin thị thực phải xuất trình vé máy bay khứ hồi khi đến nhận hộ chiếu và thị thực tại sứ quán.
Lưu ý: Các giấy tờ chính thức có dấu * phải là mới nhất (tối đa là cấp cách đó 3 tháng) và được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền tại địa phương và phải kèm theo bản dịch (bản dịch đã được công chứng) sang tiếng Anh.
Ngoài tất cả những giấy tờ nêu trên, người xin thị thực có thể được yêu cầu cung cấp thêm thông tin.
Hồ sơ yêu cầu xin visa du lịch Tây Ban Nha
- Đơn xin thị thực: điền chữ in hoa vào tất cả các mục và ký đơn. Xem mẫu đơn xin thị thực tại đây.
- Hộ chiếu có giá trị ít nhất 3 tháng trước ngày dự định rời khỏi lãnh thổ Shengen của chuyến đi cuối cùng. Hộ chiếu phải có ít nhất 2 trang còn trống và được cấp trong vòng 10 năm trở lại. Một bản copy khổ A4 tất cả các trang hộ chiếu gốc (kể cả trang trắng). Nếu có hộ chiếu cũ thì phải trình bản gốc và nộp kèm 1 bản copy khổ A4 của các hộ chiếu này.
- Sơ yếu lý lịch của người xin thị thực, theo mẫu của đại sứ quán cung cấp tại đây.
- Một ảnh màu chụp gần đây nhất, cỡ ảnh hộ chiếu, chụp thẳng mặt, nền trắng và có ghi rõ họ tên phía sau ảnh. Có thể dán ảnh vào phần tương ứng trong đơn, nhưng không dung ghim bấm.
- Bảo hiểm du lịch (không áp dụng cho hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ): bảo hiểm phải có giá trị tối thiểu 30.000 euro và có giá trị toàn bộ các nước thành viên khối Schengen. Thời hạn của bảo hiểm phải bao gồm toàn bộ thời gian lưu trú tại lãnh thổ Shengen, tức là kể từ ngày vào nước thành viên là điểm đến đầu tiên của hành trình cho tới ngày xuất cảnh để tới một nước thứ 3 không thuộc lãnh thổ Shengen.
- Đăt vé máy bay khứ hồi. Sau khi hồ sơ được duyệt cấp, đại sứ quán có thể yêu cầu trình bày vé máy bay trước khi cấp thị thực. Trong trường hợp có nhiều đích đến, phải nộp thêm giấy tờ kê chi tiết và có trật tự hành trình chuyến đi, trong đó nêu rõ các chuyến bay, thời gian ở và mục đích ở mỗi chuyến đến và nơi lưu trú.
- Chứng minh khả năng chi trả cá nhân trong thời gian lưu trú tại lãnh thổ Schengen (không áp dụng đối với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ). Người xin thị thực cần chứng minh số tiền tối thiểu là 569,97 euro nếu thời gian lưu trú từ 9 ngày trở xuống và thêm 63,33 euro mỗi ngày từ ngày thứ 10 trở đi. Có thể nộp sao kê tài khoản cá nhân tại ngân hang trong vòng 3 tháng trở lại đây, séc đảm bảo, séc du lịch, thư xác nhận trả tiền và thẻ tín dụng kèm theo xác minh số dư tài khoản hoặc sổ tiết kiệm hiện có.
- Chứng minh ràng buộc kinh tế và xã hội ở Việt Nam:
+ Nếu người xin thị thực là doanh nghiệp: phải nộp bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh. Nếu là người làm công ăn lương phải nộp giấy cho nghỉ phép có chữ ký của người sử dụng lao động, nêu rõ chức danh và mức thu nhập hàng tháng.
+ Giấy chứng nhận kết hôn và giấy khai sinh của các con của người xin thị thực (nếu có).
+ Giấy chứng minh việc sở hữu bất động sản hợp pháp (nếu có).
- Nếu cư trú tại khách sạn hay các cơ sỡ công cộng, phải nộp xác nhận đặt phòng của tất cả các khách sạn định lưu trú.
Các địa điểm tiếp nhận hồ sơ xin cấp visa Schengen
Pháp
– Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội: 57 Trần Hưng Đạo. Phòng thị thực mở cửa tiếp khách từ 8h30 tới 11h45 từ thứ hai tới thứ sáu. Hồ sơ xin thị thực chỉ được tiếp nhận khi đã đặt hẹn trước qua điện thoại theo số (04) 3944 5700.
– Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Pháp tại TP HCM: 27 Nguyễn Thị Minh Khai. Người xin visa phải đích thân nộp hồ sơ tại Tổng Lãnh sự quán Pháp. Không xem xét hồ sơ gửi qua đường bưu điện, fax hay thư điện tử. Tất cả các đương đơn phải lấy hẹn tại đây. Số điện thoại liên hệ (08) 3520 6800.
Italy
– Đại sứ quán Italy tại Việt Nam: số 9 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội. Thời gian từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 8h30 – 13h và chiều 14h – 17h. Số điện thoại liên hệ (04) 3825 6246 hoặc (04) 3825 6256.
– Trung tâm nộp hồ sơ xin thị thực Italy, Tòa nhà Resco, số 94 – 96 phố Nguyễn Du, quận 1, TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, buổi sáng từ 8h30 đến 12h00 và buổi chiều từ 13h đến 16h. Đăt hẹn qua tổng đài số (08) 3939 0890.
Hà Lan
– Đại sứ quán Hà Lan tại tầng 6 Deaha Office Tower, 360 Kim Mã, Hà Nội. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 9h – 12h và chiều 13h – 17h. Số điện thoại liên hệ (04) 3831 5650.
– Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan tại Saigon Tower, Suite 901, 29 Lê Duẩn, TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sáu, sáng 9h – 12h và chiều 12h30 – 16h30. Điện thoại (08) 3823 5932.
Tây Ban Nha
– Đại sứ quán Tây Ban Nha tại số 4 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời gian từ thứ hai đến thứ sáu, nộp hồ sơ từ 9h đến 12h, trả kết quả từ 14h đến 15h. Điện thoại liên hệ (04) 3771 5207. Không cần đặt hẹn trước.
– Trung tâm nộp hồ sơ xin thị thực Tây Ban Nha, Tòa nhà Resco, số 94 – 96 phố Nguyễn Du, Quận , TP HCM. Thời gian tiếp khách từ thứ hai đến thứ sau, buổi sáng từ 8h30 đến 12h và buổi chiều từ 13h đến 16h. Liên hệ bộ phận visa (08) 3939 0895. Không cần đặt hẹn trước.
Lệ phí visa
Mức lệ phí phải trả khi xét hồ sơ visa Schengen du lịch (ngắn hạn) là 60 euro, được quy đổi ra tiền VNĐ theo tỷ giá quy định bởi Đại sứ quán và có thể thay đổi tùy từng thời điểm.
Thời gian xét duyệt
– Thông thường là 15 ngày, nhưng cũng có thể lên đến 30 ngày nếu hồ sơ cần được xác minh thêm. Trong vài trường hợp đặc biệt, việc xác minh có thể kéo dài tới 2 tháng.
– Nếu là lần đầu xin visa Schengen, bạn nên nộp sớm để đảm bảo cho việc khởi hành đúng lịch trình.
Top địa điểm được check in nhiều nhất trên Facebook
Thời đại ngày nay, đã đi du lịch là phải check in trên Facebook một vài lần. Những địa điểm nào được check in nhiều nhất trên thế giới?
Kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa
Kỷ niệm 110 năm du lịch Sa Pa sẽ diễn ra từ 15/10 đến 03/11/2013 để tôn vinh nét độc đáo riêng của Sa Pa, Lào Cai.
10 điều bạn chưa biết về du lịch Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên
Khi nói đến Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, người ta thường nghĩ ngay đến ba điều: toà nhà cao nhất thế giới, lễ hội thường niên lớn nhất giới và chương trình vũ khí hạt nhân. Vậy ngoài những điều đó, bạn còn biết gì về đất nước này?
Khám phá cố đô Luang Prabang, Lào
Cố đô Luang Prabang được xem là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài nhất ở Lào. Nằm giữa núi rừng heo hút, nơi đây nổi tiếng bởi sự thanh bình và vẻ đẹp vừa tự nhiên vừa nguy nga lộng lẫy.
5 cù lao biển đẹp cho mùa phượt hè thu 2013
Cù lao biển luôn có sức hút mê hồn nhờ vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ giữa muôn vàn trùng sóng. Chọn cù lao biển cho những chuyến phượt hè thu năm nay đang là xu hướng của nhiều nhóm bạn trẻ yêu thích du lịch bụi khám phá.