- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Bursa, sự hòa hợp giữa quá khứ và hiện đại
Bursa là thành phố ưa thích của rất nhiều du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ bởi bên cạnh những công trình hiện đại thì những kiến trúc lịch sử từ triều đại Ottoman vẫn tồn tại thách thức thời gian.
Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tham quan Bursa, thành phố hòa hợp giữa quá khứ và hiện đại
Người Ottoman bắt đầu tiểu vương quốc của họ ở vùng thôn quê về phía Đông của Bursa, nên Bursa từng là thủ đô đầu tiên của đế quốc Ottoman (1326-1365). Vì thế, những di tích quan trọng của thành phố có lịch sử ngay từ thời kỳ đầu của triều đại Ottoman.
Bursa là thành phố nằm ở phía Tây Bắc đất nước Thổ Nhĩ Kỳ, cách biển Marmara hơn 20km. Được những người Bithynia thành lập từ thế kỷ 2 trước Công nguyên và hoàng đế Bithynia đặt tên là Prusias, nhưng sau đổi thành Prusa và cuối cùng mang tên Bursa như hiện nay.
Hiện nay Bursa là thành phố dân cư đông đúc thứ 4 ở Thổ Nhĩ Kỳ sau Istanbul, Ankara và Izmir. Đặc biệt, đây là vùng đất rất nổi tiếng với những mặt hàng như đào, hạt dẻ và lụa.
Tình cờ ghé qua Bursa trong chặng đường xuyên Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi được chị Ahu – người phụ nữ bản xứ mà mình ở – dẫn đi tham quan thành phố trong một ngày mùa thu đầy nắng.
Từng là một trung tâm giao dịch lụa lớn nhất dưới thời đại Byzantine và cuối triều đại Ottoman, nên lang thang khám phá những ngôi chợ cũng khiến tôi mê mẩn với những chiếc khăn lụa rực rỡ và những chiếc đĩa gốm trang trí hoa văn tinh xảo.
Dạo bộ ngắm phố phường Bursa cũng đủ khiến tôi mãn nguyện, không thôi trầm trồ về những kỳ quan của dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà thờ Hồi giáo Ulu Cami (còn gọi là Bursa Grand Mosque) là cột mốc của kiến trúc Ottoman thời kỳ đầu, vốn sử dụng nhiều yếu tố lấy từ phong cách Seljuk, được xây dựng từ năm 1396-1399 theo lệnh của hoàng đế Ottoman là Bayezid I.
Tòa nhà có hình chữ nhật lớn gồm 20 mái vòm và 2 tháp chuông. Có ý kiến cho rằng 20 mái vòm được xây dựng thay vì xây riêng biệt 20 nhà thờ Hồi giáo khác nhau mà hoàng đế đã hứa sau trận thắng Nicopolis vào năm 1396.
Bên trong thánh đường có đài phun nước cho các tín đồ có thể tẩy rửa trước khi cầu nguyện. Điểm đặc biệt của nhà thờ Hồi giáo với 192 chữ viết thư pháp trên tường bởi các nhà thư pháp nổi tiếng thời Ottoman.
Cách Ulu Cami không xa là Bảo tàng thành phố Bursa, nơi chị Ahu bảo nên đến để “khám phá lịch sử thành phố”. Quả thật sau khi lang thang ngắm thành phố của hiện tại, không còn gì bằng khi được vào bảo tàng để chạm vào quá khứ với những hình ảnh, hiện vật ngàn xưa hiển hiện trước mắt.
Đến Bursa có một nơi nhất định không thể bỏ qua, đó là khu tổ hợp nằm cạnh nhau mang màu xanh đặc trưng theo tên gọi của mình. Green Tomb (hay Yeşil Türbe – lăng mộ Xanh) là lăng mộ hoàng đế Mehmed I (1412-1420) của đế quốc Ottoman và là biểu tượng của thành phố Bursa.
Green Mosque (hay Yeşil Camii – nhà thờ Hồi giáo Xanh) bên trong có lăng mộ, đài phun nước bằng đá cẩm thạch trắng nằm trong hồ hình bát giác ở khu vực cầu nguyện và kiến trúc xây theo hình chữ thập.
Bên ngoài thánh đường có khu vực uống trà ngắm cảnh xuống thung lũng Bursa và núi Uludağ. Nhà thờ được xây vào thời hoàng đế Mehmed I giữa năm 1419-1421, được trùng tu sau biến cố động đất năm 1855 và tiếp tục sửa chữa nhiều lần.
Hai tòa tháp được xây theo kiến trúc Baroque nên khi nhìn vào sẽ nhận ra ngay sự tương phản trong kiến trúc mới – cũ. Mặc dù các kiến trúc sư đã cố gắng nhưng vẫn không thể phục dựng được nguyên bản kiến trúc thời kỳ đầu của triều đại Ottoman.
Vật liệu xây dựng thánh đường chủ yếu lấy từ đá sa thạch và dùng những tấm đá cẩm thạch phủ lại. Bên trong có nhiều chữ thư pháp và nội thất khảm trang trí màu xanh, vì thế mà được đặt tên là nhà thờ Hồi giáo Xanh.
Do thời gian lưu lại Bursa quá ít nên chúng tôi đã bỏ lỡ nhiều nhà thờ, bảo tàng, pháo đài Balabancik và Gazi Aktimur, bức tường thành, ngôi làng cổ Cumalıkızık 700 năm tuổi với 265 ngôi nhà gỗ rực rỡ màu sắc hay đi tắm suối nước nóng.
Chị Aha bảo nếu đến lần sau, nhất định chị sẽ đưa đi ngắm cây cổ thụ Inkaya Sycamore gần 600 tuổi, cao 35m, đường kính 18,2m trong làng Inkaya, một trong những ngôi làng đầu tiên dưới triều đại Ottoman.
Hay đến Uludağ (ngọn núi vĩ đại), một trong những ngọn núi cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ với độ cao 2,543m nằm rất gần Bursa và là trung tâm mùa thể thao mùa đông chính của đất nước.
Đành hẹn Bursa cho lần hội ngộ sau…
Theo Tuổi Trẻ
Du lịch Đà Lạt tìm về chốn bình yên ở Củi Homestay
Nếu bạn đã chán những resort, khách sạn sang trọng mà chỉ muốn tìm một nơi nào đó thật bình yên và giản dị thì hãy ghé Củi Homestay.
Chiêm tinh đài – báu vật thứ 31 của xứ kim chi
Vào thế kỷ thứ 7, Nữ hoàng Seondeok của vương triều Silla (632-647) đã cho xây dựng đài thiên văn Cheomseongdae cao 9,4 m. Đây là báu vật thứ 31 của đất nước Hàn Quốc.
Bốn đường sách nổi tiếng ở Sài Gòn
Đường sách cũ, đường sách chiết khấu, đường đọc sách hay đường sách rợp lá me bay là những điểm đến quen thuộc của người yêu sách ở Sài Gòn.
Quán mì spaghetti trong hẻm Sài Gòn của đầu bếp 5 sao
Chỉ bán mang về, phần mì chất lượng, đầy đặn của đầu bếp A Hoài giá 25.000 đồng, được nhiều người ưa thích.