- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Bí ẩn lời nguyền truyền thuyết núi Cấm ở Châu Đốc - An Giang 30 năm về trước
Nội dung
Núi Cấm An Giang thật sự là một địa điểm du lịch đẹp và hấp dẫn rất nhiều khách du lịch An Giang đến tham quan. Song bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên đầy thơ mộng ấy thì núi Cấm còn gắn liền với nhiều truyền thuyết đầy bí ẩn chưa được con người giải đáp. Trong đó, bí ẩn lời nguyền truyền thuyết núi Cấm 30 năm về trước vẫn còn khiến nhiều nhà khoa học đau đầu tìm lời giải đáp.
Núi Cấm là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và đầy sắc màu huyền bí
1. Những điều du khách có thể chưa biết về núi Cấm An Giang
Núi Cấm là một địa điểm du lịch đẹp và rất nổi tiếng nằm trên địa bàn huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Nơi đây còn được người dân bản địa gọi là “Vùng Bảy Núi” hay Thất Bảo Sơn vì trong khu vực xung quanh núi Cấm còn có thêm 6 ngọn núi hùng vĩ khác, lần lượt là: núi Cô Tô, núi Dài, núi Tượng, núi Két, núi Nước và núi Dài Năm Giếng.
Trong số 7 ngọn núi thì núi Cấm được khách du lịch biết đến nhiều nhất bởi 3 cái nhất: Ngọn núi có đỉnh vò Bồ Hong cao nhất, ngọn núi có hệ thống cáp treo hiện đại nhất và ngọn núi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng nhất.
Du khách đến núi Cấm để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của ngọn núi cao nhất miền Tây
Đến núi Cấm, du khách còn được đến tham quan những địa điểm du lịch đẹp ở An Giang như hồ Thủy Liêm đẹp thơ mộng, tượng phật Di Lặc lớn nhất miền Tây hay chùa Vạn Linh có kiến trúc độc đáo đậm nét Á Đông…
Không chỉ bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên trên núi Cấm, nhiều khách du lịch đến đây còn tò mò muốn khám phá bí ẩn đã tồn tại ở núi Cấm hơn 30 năm trước. Được biết, cho đến nay, bí ẩn về truyền thuyết núi Cấm vẫn chưa được giải đáp.
2. Đi tìm đáp án cho bí ẩn truyền thuyết trên đỉnh núi Cấm
Bí ẩn về truyền thuyết trên đỉnh núi Cấm An Giang được người dân địa phương và khách du lịch rỉ tai nhau từ khi xuất hiện 2 vụ tai nạn thương tâm ở núi Cấm trong 2 năm 2012 và 2013. Tai nạn khi đi du lịch ở những vùng núi có địa hình hiểm trở như núi Cấm là điều bình thường. Nhưng không ít người dân nơi đây lại liên tưởng đến bí ẩn về lời nguyền núi Cấm từng xảy ra 30 năm về trước.
Con đường dẫn lên núi Cấm xảy ra liên tiếp 2 vụ tai nạn lở núi đầy bí ẩn
Theo lời kể của người dân bản địa thì 30 năm về trước cũng xảy ra 2 vụ tai nạn liên tục trong 2 năm liên tiếp là 1982 và 1983. Đến nay khi nhắc đến 2 vụ tai nạn đó thì người dân nơi đây vẫn chưa hết bàng hoàng.
Vụ tai nạn đầu tiên diễn ra vào năm 1982. “Đó là một ngày mưa lớn”, lời đầu tiên ông Tân – nhân chứng của vụ tai nạn 1982 kể lại. “Ngày đó, mưa to kèm theo gió lớn khiến đất, cát từ trên đỉnh Bồ Hong rơi xuống thung lũng dữ dội, làm hỏng hết 4 – 5 công đất của người dân sinh sống ở dưới núi. Tuy nhiên, khi đó người dân nơi đây còn thưa thớt nên chỉ có vài người bị thương nhẹ.”
“Những tưởng vụ tai nạn đó chỉ là ngẫu nhiên do tự nhiên nên người dân nơi đây vẫn sinh sống bình thường. Nhưng nào ngờ đó lại là mở đầu cho tai nạn kinh hoàng năm 1983. Sau 3 ngày mưa liên tiếp thì ngày thứ 4, một trận lở đất kinh hoàng diễn ra tại vồ Thiên Tuế (vồ Bồ Hong), kèm theo đó là động đất khiến hàng trăm khối đất đá, rơi xuống, cuốn phăng nhà dân xuống tận chân núi. Đã có 3 người chết trong vụ tai nạn đó.”
Phong cảnh Núi Cấm – nơi có nhiều truyền thuyết ly kỳ
Sau khi 2 vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong 2 năm thì những truyền thuyết trên đỉnh núi Cấm An Giang liên tiếp ra đời. Mặc dù sự việc xảy ra cách đây 30 năm được nhận định là hiện tượng tự nhiên nhưng mỗi khi nghĩ đến sự trùng hợp một cách kì lại giữa 2 vụ tai nạn, người dân sinh sống ở đây lại cảm thấy rùng mình.
3. Bí ẩn về truyền thuyết núi Cấm vẫn tồn tại
Núi Cấm không chỉ là địa điểm du lịch đẹp ở An Giang mà còn gắn liền với nhiều truyền thuyết đầy màu sắc. Có 2 truyền thuyết liên quan đến núi Cấm được người dân An Giang truyền tụng đến ngày nay. Theo truyền thuyết thì tên gọi núi Cấm cũng ra đời từ đó.
Truyền thuyết đầu tiên nói rằng tên gọi núi Cấm xuất phát từ lệnh Cấm dân lên núi của vua Nguyễn Phúc Ánh (tên gọi trước của vua Gia Long). Vua đã từng lánh nạn quân Tây Sơn ở trên núi nên đã ban lệnh cấm dân lui tới nơi đây. Hiện nay, trên núi Cấm vẫn còn điện Gia Long để thờ vua Gia Long.
Truyền thuyết về Bạch Hổ từng sống ở núi Cấm
Truyền thuyết thứ 2 nói rằng núi Cấm xưa là nơi sinh sống của giống hổ trắng (Bạch Hổ) nên cấm người dân lên núi. Trên núi Cấm ngày nay có đến 10 hang Ông Hổ nên càng nhiều người tin rằng ngày xưa trên núi đã từng có rất nhiều hổ sinh sống.
Mặc dù chưa biết truyền thuyết nào đúng nhất nhưng những câu chuyện truyền thuyết đầy màu sắc này mang đến cho núi Cấm sự bí ẩn, khiến nhiều khách du lịch tò mò đến khám phá sự thật về truyền thuyết núi Cấm An Giang.
Tuy chưa biết bí ẩn lời nguyền truyền thuyết núi Cấm 30 năm về trước có liên quan đến truyền thuyết núi Cấm không nhưng những câu chuyện có giả, có thật xoay quanh ngọn núi Cấm hùng vĩ này mang đến cho núi Cấm một bầu không khí huyền bí, hấp dẫn khách du lịch đến An Giang khám phá núi Cấm ngày một nhiều. Còn du khách, du khách nghĩ sao về truyền thuyết và bí ẩn 30 năm trước ở núi Cấm?
Theo Viet Fun Travel
Đi du lịch Sapa nên mặc gì cho phù hợp?
Sapa được xem là “Đà Lạt thứ 2” của Việt Nam. Một ngày ở Sapa có thể xuất hiện 4 mùa: buổi sáng là tiết trời se lạnh như mùa xuân, buổi trưa nắng ấm như mùa hạ, buổi chiều mát mẻ như mùa thu và buổi tối lạnh giá như mùa đông. Với thời tiết như vậy thì đi du lịch Sapa nên mặc gì cho phù hợp? Câu trả ...
Lăng Khải Định – Vẻ đẹp kiến trúc Đông Tây
Lăng Khải Định hay còn gọi là Ứng Lăng là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Đây là công trình cổ xưa có kiến trúc vô cùng độc đáo. Lăng Khải Định cùng với nhiều công trình lăng tẩm của các vua triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Nếu có dịp đến Huế du ...
Du lịch Cần Thơ trở về "mái nhà xưa" Homestay Út Hiên
Ngày nay, du khách về miền Tây lại thích ở homestay (ở nhà dân) hơn là ở khách sạn. Họ chọn ở homestay để có cái nhìn gần gũi thực tế hơn vềcuộc sống thôn quê, người dân miền Tây và cũng để có cơ hội để tìm hiểu, khám phávăn hóa bản địa. Và một trong những homestay mà du khách thường chọn khi đến ...
Tham quan đồi Mộng Mơ ở Đà Lạt
Nếu có cơ hội được tham quan Đồi Mộng Mơ Đà Lạt chắc chắc sẽ để lại cho du khách nhiều kỷ niệm với những trải nghiệm thú vị. Đồi Mộng Mơ Đà Lạt dù mới ra đời trong thời gian không bao lâu nhưng đã và đang trở thành một trong những điểm thu hút nhiều du khách nhất khi đến với thành phố hoa này. Tại ...
Ngược vùng cao “săn” cá tiến Vua
(Dân trí) - Từng được mệnh danh là “ngũ quý hà thủy”, cá dầm xanh là một trong 5 loại cá tiến Vua hiếm có khó tìm trong truyền thuyết. Nếu có may mắn được thưởng thức, chắn chắn thực khách sẽ không ngớt lời khen ngợi với hương thơm và vị ngọt từ thịt cá rất đặc trưng.