- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
"Bật mí" những kinh nghiệm đi du lịch Miếu Hòn Bà ở Vũng Tàu
Vũng Tàu có miếu Hòn Bà nổi tiếng. Du khách đi du lịch Vũng Tàu thường ghé miếu này để tham quan, chiêm bái và cầu an. Sau đây là một số kinh nghiệm đi du lịch Miếu Hòn Bà Vũng Tàu mà Viet Fun Travel muốn giới thiệu đến tất cả quý khách hàng và du khách.
-> Bài liên quan: Khám phá nét đẹp Núi Lớn ở Vũng Tàu
Đôi nét về Miếu Hòn Bà
Miếu Hòn Bà nằm trên đảo Hòn Bà, một đảo nhỏ có diện tích khoảng 5.000m2 ở vùng biển Bãi Sau, Tp. Vũng Tàu. Đây là nơi thờ cúng Thủy Long thần nữ với mong muốn sẽ được bà che chở cho những người đánh cá trên biển.
Miếu Hòn Bà được xem là ngôi miếu cổ độc đáo bậc nhất Việt Nam. Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel, miếu được dựng từ năm 1781, bởi một hương chức thôn hội làng Thắng Tam. Năm 1939, Archi-nard - một sỹ quan người Pháp cho bắn bể miếu nhưng chỉ có một phát trúng vào góc miếu.
Miếu Hòn Bà – Ngôi miếu cổ độc đáo bậc nhất Việt Nam
Không lâu sau đó, viên sỹ quan này đã bỏ mạng tại đây do một lần bất cẩn khi dùng súng. Sau sự kiện đó, nhiều người đặt tên cho hòn đảo là Archi-nard nhưng người dân Vũng Tàu vẫn quen gọi là Hòn Bà và lấy tên ngôi miếu trên đảo là miếu Hòn Bà.
Khoảng thời gian sau đó, có một người ở Trà Vinh tên là Thanh Phong đến Vũng Tàu lập nghiệp. Đến năm 1971, ông đã đứng ra quyên góp để sửa chữa lại ngôi miếu, nhằm mục đích thờ bà Thủy Long thần nữ, để bà chở che cho những người đi biển. Trải qua nhiều đợt trùng tu, sửa chữa miếu Hòn Bà mới có hình dạng như hiện nay.
Miếu được dựng từ năm 1781, bởi một hương chức thôn hội làng Thắng Tam
Miếu Hòn Bà hiện có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m, bên trong là điện thờ các vị thần linh, bên dưới có tầng hầm dài 6m, rộng 3m. Đây từng là nơi hội họp bí mật của đồng bào chiến sĩ yêu nước thời kỳ kháng chiến. Miếu được sơn màu vàng nổi bật, đứng từ xa du khách có thể thấy được ngôi miếu hiện ra.
Miếu Hòn Bà hiện là một trong những địa điểm nên đi ở Vũng Tàu. Du khách nên ghé khi có dịp tới Vũng Tàu.
Trải qua nhiều lần tu sửa, miếu mới có hiện trạng như ngày nay
Cách di chuyển tới Miếu Hòn Bà Vũng Tàu
Muốn đến viếng miếu Hòn Bà, du khách có hai cách: một là di chuyển bằng ghe, thuyền; hai là chờ thủy triều xuống và trải nghiệm một con đường bằng đá gồ ghề. Trong đó, cách di chuyển bằng đường bộ được nhiều du khách lựa chọn nhất.
Mỗi năm miếu Hòn Bà tổ chức cúng 4 lễ, dựa theo con nước gồm: tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch. Vào ngày 14, 15 hàng tháng, khi thủy triều rút xuống lộ ra con đường đi bộ bằng đá độc đáo, dài khoảng 200m. Đây là con đường nhân tạo được làm để phục vụ nhu cầu của người dân hành hương.
Con đường đá dẫn tới miếu Hòn Bà
Con đường này được tạo nên từ những phiến đá xếp chồng lên nhau, thường ngày nước ngập trở thành nơi cư trú của vô số loại hàu có vỏ sắc nhọn. Du khách di chuyển bằng đường này nên cẩn thận, tránh để hàu cứa vào chân. Và, tuyệt đối không đi chân đất khi di chuyển trên con đường này.
Dù vậy, con đường cũng chính là điểm độc đáo, làm cho chuyến thăm miếu Hòn Bà của quý khách trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Thời gian đi bộ từ đất liền ra tới đảo Hòn Bà mất khoảng 30 phút.
Du khách nên lên các website du lịch hoặc theo dõi cẩm nang du lịch từ nhiều trang khác để tìm hiểu lịch rút nước của mỗi tháng nhằm có sự chuẩn bị tốt hơn. Đặc biệt, với những du khách thích trải nghiệm con đường đá ra đảo thì càng phải tìm hiểu kỹ lịch thủy triều xuống.
Vào ngày rằm, du khách tới viếng miếu rất đông
-> Tham khảo thêm: những địa điểm du lịch Vũng Tàu
Du lịch Vũng Tàu – Khám phá miếu Hòn Bà
Miếu Hòn Bà là một điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại Tp. Vũng Tàu. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Vũng Tàu được nhiều người yêu thích.
Đứng từ miếu Hòn Bà, du khách phóng tầm mắt có thể thu vào cảnh biển mênh mông, đất trời bao la. Nhìn ra xa, du khách có thể thấy được mũi Nghinh Phong, tượng Chúa Ki tô trên núi Nhỏ và cả ngọn hải đăng cổ, độc đáo.
Du khách có thể tới đây bằng nhiều cách như đi xe khách, xe buýt, phượt bằng xe máy hoặc tham gia các tour du lịch Vũng Tàu của Viet Fun Travel có hành trình dừng chân tại miếu Hòn Bà. Dù lựa chọn di chuyển bằng cách nào thì Viet Fun Travel tin rằng, Vũng Tàu sẽ cho du khách nhiều kỉ niệm khó quên.
Từ miếu Hòn Bà, du khách phóng tầm mắt có thể chiêm ngưỡng nhiều cảnh đẹp của Vũng Tàu
Khám phá các điểm du lịch gần miếu Hòn Bà
Bên cạnh miếu Hòn Bà thì Vũng Tàu còn nhiều địa điểm đẹp khác như Hải đăng Vũng Tàu, bến du thuyền Marina, tượng Chúa Ki tô Vua, Đồi Con Heo…
• Tượng Chúa Ki tô Vua
Tượng Chúa Ki tô Vua tọa lạc trên núi Nhỏ (núi Tao Phùng), Vũng Tàu. Theo tìm hiểu của Viet Fun Travel thì tượng được khởi công xây dựng từ năm 1974. Tuy nhiên, do gián đoạn bởi chiến tranh nên 20 năm sau mới hoàn thành.
Sau khi xây xong, tượng đã được xác lập là tượng Chúa Kitô lớn nhất thế giới với chiều cao 32m, chiều dài cánh tay là 18,4m.
Đường lên tượng chúa có 811 bậc thang, bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc gồm 133 bậc. Vượt qua những bậc thang này du khách sẽ lên được cánh tay Chúa, nơi có thể ngắm toàn cảnh thành phố Vũng Tàu. Trong lòng tượng có thể chứa được 100 khách nhưng trên cánh tay Chúa chỉ chứa khoảng 3 – 5 khách.
Tượng Chúa Kitô trên núi Nhỏ Vũng Tàu
Tham quan tượng chúa Kito dang tay ở Vũng Tàu
• Đồi Con Heo
Đồi Con Heo là điểm du lịch mới nổi cũng là một trong những địa điểm chụp hình ở Vũng Tàu được giới trẻ yêu thích. Khung cảnh nơi đây còn khá hoang sơ, du khách sẽ có nhiều bỡ ngỡ khi lần đầu đặt chân tới đây. Nơi đây thực chất là một bãi đất trống với cây cỏ hoang sơ. Du khách lên đây có thể thoải mái thư giãn, hóng gió và ngắm cảnh.
Ở đây có "view" khá đẹp có thể bao quát toàn thành phố. Nhìn từ đỉnh đồi, du khách sẽ ngắm được cả một cung đường Thùy Vân, một góc đường Hạ Long và đảo Hòn Bà giữa biển. Đồi Con Heo còn sở hữu nhiều góc chụp hình lung linh. Đó là lí do vì sao nhiều du khách thích tới đây tạo dáng chụp ảnh. Đặc biệt, các "tín đồ" xê dịch cực mê những địa điểm này.
Du khách ngắm miếu Hòn Bà từ đồi Con Heo
-> Tham quan Đồi Con Heo ở Vũng Tàu
• Mũi Nghinh Phong
Mũi Nghinh Phong có địa thế lý tưởng, lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, cảnh đẹp sơn nước hữu tình. Đây là một nơi "sống ảo" khiến những thích "săn ảnh" đều khó thể ngó lơ. Nơi đây gió biển thổi suốt bốn mùa, vô cùng mát mẻ. Bởi thế mà có tên là Mũi Nghinh Phong, nghĩa là "đón gió".
Từ Mũi Nghinh Phong, du khách có thể ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của thành phố biển với biển nước mênh mông, mây trời xanh trong. Ngước mắt lên trên, du khách sẽ thấy được tượng Chúa Ki tô trên đỉnh núi Nhỏ hoặc phóng tầm mắt ra biển để ngắm hòn Bà kỳ bí nằm lặng lẽ giữa trùng khơi. Du khách có thể thoải mái chụp ảnh, ngắm cảnh và tận hưởng gió mát từ biển khơi thổi vào.
Mũi Nghinh Phong nhìn từ trên cao
-> Bài nên xem: Du lịch Vũng Tàu có gì?
Trên đây là kinh nghiệm đi du lịch Miếu Hòn Bà ở Vũng Tàu mà Viet Fun Travel muốn giới thiệu đến tất cả quý khách hàng và du khách. Qua đó, du khách sẽ có chuyến tham quan miếu Hòn Bà được thuận lợi hơn. Cám ơn quý khách đã theo dõi bài viết trên đây của chúng tôi và chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ.
Viet Fun Travel
Du Lịch Mũi Né - Đảo Hòn Bà
Đảo Hòn Bà là một đảo nhỏ nhô lên từ mặt biển. Đảo có diện tích không lớn nhưng lại đẹp vô cùng. Đó cũng là lý do vì sao bất cứ du khách nào đến thăm Lagi đều muốn đến đảo Hòn Bà để tham quan.
Quán cà phê năm ‘không’ hơn ba thập kỷ đắt khách ở Sài Gòn
Quán cà phê không tên của bà Hồng vẫn đắt khách, dù không nhạc, không máy lạnh, wifi, chưa kể không bán ngoài giờ hành chính.
Thử tay lái ở cung đường lên Hòn Bà – ‘Đà Lạt xứ biển Khánh Hòa’
Chạy xe máy từ chân núi lên đỉnh Hòn Bà, bạn sẽ thu vào tầm mắt vẻ đẹp của hồ nước xanh ngát, những dòng suối uốn lượn, các con thác cùng cái lạnh se người.
Thử tay lái ở cung đường lên Hòn Bà - ''Đà Lạt xứ biển Khánh Hòa''
Chạy xe máy từ chân núi lên đỉnh Hòn Bà, bạn sẽ thu vào tầm mắt vẻ đẹp của hồ nước xanh ngát, những dòng suối uốn lượn, các con thác cùng cái lạnh se người.
Ngôi miếu hơn ba thế kỷ phải đi bằng đò mới đến ở TP.HCM
Phù Châu miếu hay còn có tên miếu Nổi nằm trên một cồn nhỏ của sông Vàm Thuật. Do địa hình đặc trưng, bạn phải lên đò để ra miếu.