- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ba món ngon của người Ê đê
Lẩu lá rừng, canh cà đắng hay măng nướng xào vêch bò thường được người Ê đê dùng đãi khách phương xa.
Canh cà đắng
Cà đắng là loại trái thường mọc hoang trên nương rẫy. Cây có gai, trái mọc quanh năm, có vị đắng giống cà pháo nhưng nhỏ trái hơn. Hầu như nhà của người Ê đê nào cũng có loài cây này. Họ dùng cà nhiều trong các bữa cơm gia đình, trong số đó có món canh nấu với cá trích.
Người Ê đê thường dùng đầu cá trích phơi do có nhiều tinh dầu tạo mùi thơm cho món ăn, thay vì phần thân. Đầu cá sau khi giã nát sẽ thêm hành hoặc tỏi cho dậy mùi. Sau đó, đổ nước vào, đợi cho sôi thì cho cà đã xắt khoanh vào.
Người Ê đê không dùng bột năng để tạo độ sệt mà dùng nước cơm sau khi chắt. Vì quen ăn bốc, canh cà có độ sệt khi trộn với cơm sẽ dễ dàng vắt tay hơn.
Đang sinh sống và làm việc tại TP HCM, H’Liang Bkrong (25 tuổi, người Ê đê) cho biết: “Đối với người Ê đê, vị đắng và cay của trái cà làm cho món ăn ngon hơn. Hơn nữa, người ở buôn còn quan niệm đây là loại trái có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật”.
Hiện nay, món dân gian này có nhiều ở các nhà hàng, quán xá với giá khoảng 60.000 – 80.000 một tô. Ngoài cá trích, canh cà còn thay đổi vị với cá hấp, tôm tép khô, ốc, cá khô…
Lẩu lá rừng
Đây là một trong những món đặc sản nổi tiếng được người Ê đê dùng để đãi khách. Món này giống như một nồi canh thập cẩm với đủ loại lá rừng, từng là món ăn để chống đói của người miền núi vào những lúc khó khăn.
Thử qua, bạn sẽ cảm nhận được vị hơi ngọt từ các loại gia vị và cay nồng, hơi đắng từ các loại rau lá.
Các loại lá được người Ê đê hái ở sâu trong rừng. Mùi vị càng ngon nếu có càng nhiều loại lá. Lẩu thường được ăn kèm với thịt heo rừng hấp.
Món ăn có hầu hết trong thực đơn ở các quán ăn, nhà hàng trong thành phố Đắk Lắk. Nhưng để thưởng thức đúng vị nguyên sơ, dân dã thì bạn có thể tìm và ghé thăm các gia đình người địa phương.
Măng nướng xào vêch bò
Nếu đã thử qua món măng luộc, măng xào, măng chua hay măng khô thì măng nướng cũng là món bạn đừng nên bỏ qua. Măng sau khi nướng còn xào chung với vêch (lòng, phèo) bò. Món này nổi tiếng tại xã Ea Sol, huyện Ea Hleo (tỉnh Đắk Lắk).
Người Ê đê dùng măng nướng vào bữa sáng hoặc bữa chiều. Món ăn là sự tổng hòa vị hơi đắng của lòng bò, vị ngọt của măng rừng và không thể thiếu vị cay của ớt, loại gia vị có mặt trong các bữa ăn của dân tộc Ê đê.
Mùi thơm của vêch bò, của măng nướng, củ nén thêm vị cay từ ớt sẽ khiến du khách khó mà quên được vùng đất này.
Theo Di Vỹ/Vnexpress
Thưởng thức bánh bao hấp Hàn Quốc
Món bánh bao hấp Hàn Quốc lan tỏa làn hơi thơm lừng được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia Ken Lee.
Xe bánh mì Tư Trầu ngon nức tiếng Sài Gòn: 60 năm vẫn “bao ghiền” bởi vị xíu mại độc quyền
Đằng sau những ổ bánh mì nức tiếng của bà Tư Trầu – người hay được khách hàng thân thiết gọi là bà ngoại này là cả một câu chuyện thiệt dài về cô tiểu thư xứ dừa ngày trước, trở thành góa phụ và gắn bó với nghề bán bánh mì ngót 60 năm để nuôi con.
Mách bạn 10 điểm ăn vặt nhìn là thèm không thể bỏ qua khi đến Hua Hin (Thái Lan)
Đến Hua Hin thì nhớ thưởng thức hết cho bằng được các món này rồi hãy về để không phí chuyến đi bạn nhé.
Tiệm mì bán một tô 88.000 đồng vẫn nườm nượp khách
Tiệm ăn bán nhiều món mì khác nhau, nổi bật là mì vịt tiềm với giá 88.000 đồng nhưng vẫn tấp nập thực khách mỗi tối ở Sài Gòn.
Món sushi có thể bảo quản tận 100 năm ở Nhật Bản
Hàng nghìn năm trước, cá diếc ướp muối và gạo trong nhiều tháng, bảo quản được trong nhiều năm, trở thành món sushi bốc mùi và cũng cổ xưa nhất.