- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
Ẩm thực Sài Gòn ngày mưa có gì hấp dẫn?
Nội dung
Những ngày mưa ở Sài Gòn thường mang lại cảm giác rất khó tả trong lòng nhiều người. Những lúc như vậy, người ta thường muốn đổi gió bằng một món gì đó khác lạ hơn trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Những ngày mưa ở thường mang lại cảm giác rất khó tả trong lòng nhiều người. Những lúc như vậy, người ta thường muốn đổi gió bằng một món gì đó khác lạ hơn trong bữa ăn hàng ngày của mình.
Bánh tráng trộn
Tuy mới chỉ xuất hiện trên đất Sài Gòn không lâu nhưng món ăn này đã đi vào lòng người dân thành phố, nhất là với học sinh, sinh viên. Bởi món ăn có giá khá mềm và có khả năng “chống đói” tương đối hiệu quả. Ngoài những hàng quán tương đối đơn giản với thành phẩm là những bịch bánh tráng trộn với nguyên liệu cơ bản thì cũng có không ít nơi được đầu tư khá hoành tráng từ mặt bằng, cho đến nguyên liệu.
Tuy nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực chất món ăn chơi này được đầu tư khá cầu kỳ nếu có đầy đủ nguyên liệu. Một chút dẻo dai của bánh tráng, chút bùi của trứng, chút cay của ớt, hăng của rau, thơm thơm của hành phi, ngọt ngọt của gan bò khô…
Thứ hương vị tổng hợp đó, đủ khiến bất cứ ai thưởng thức qua cũng không thể quên được. Một số nơi được xem là thiên đường của bánh tráng trộn như: đường Nguyễn Thượng Hiền, đường Trần Hưng Đạo (khúc giao nhau giữa Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học), đường Nguyễn Văn Cừ (khúc trước trường PTTH Lê Hồng Phong),…
Hủ tiếu
Để thấy hết cái ngon của món hủ tiếu độc đáo này, bạn nên gọi một tô khô vì đây là cách thưởng thức món ăn này trọn vẹn nhất. Đó là cái vị tổng hợp với một chút đắng của tỏi phi, một chút ngọt ngọt của hành lá, cải xá bấu, thịt heo bằm nhuyễn, và vị đậm đà của nước lèo, béo béo của cọng hủ tiếu,…
Thành phần của tô hủ tiếu, dù là khô hay nước, cũng rất đa dạng. Có thể là với thịt heo xắt miếng, phèo, bao tử heo,… hay biến thể với cá và hải sản. Bạn có thể nêm thêm chanh, ớt, tỏi chua,… Rau ăn kèm ngoài xà lách và giá sống còn có thêm hẹ và cần. Khi ăn gần hết, bạn chan chén nước lèo vào tô hủ tiếu thì phần nước lèo sẽ đậm đà hơn rất nhiều nhờ vào những gia vị, thịt heo bằm, hành, tỏi… được nêm sẵn trong tô hủ tiếu.
Cháo
Cháo lòng cháo huyết, cháo mực, cháo gà,… là món ăn vặt, ăn phụ rất phổ biến của người Sài Gòn. Rất dễ bắt gặp những xe cháo lòng, cháo huyết hay các hàng cháo nhỏ ở những con hẻm gần khu dân cư.
Cháo muốn ngon nhất thiết phải ăn thật nóng. Hạt gạo nấu cháo phải rang sơ qua cho thơm và gần như tô cháo ngon không thể thiếu các thành phần như: ngò, hành phi, tiêu,… Đặc biệt, cái khó của món cháo ngon là không nấu quá “sệt” cũng như quá “lỏng”.
Phá lấu
Phá lấu là món ăn vặt vừa miệng mà ai cũng biết, bất kể trời lạnh hay nóng mà có một chén phá lấu nghi ngút khói trước mặt ăn kèm bánh mì thì còn gì ngon bằng. Hình ảnh người bán hàng cầm kéo thoăn thoắt cắt phá lấu cho vào chén hay xiên que hẳn vẫn còn trong tâm trí nhiều người Sài Gòn.
Phá lấu được làm bằng bao tử và ruột non, phổi, gan, tim,…được tẩm ướp gia vị, chiên vàng và luộc lại cho mềm. Thông thường, món ăn kèm là bánh mì, nhưng bạn có thể ăn cùng với mì gói vẫn được.
Lẩu
Ngày mưa có thể ngồi hàng quán vỉa hè nào đó để thưởng thức một món lẩu bất kỳ thì không còn gì thú vị bằng. Đặc biệt, người dân miền sông nước Nam bộ đã biến tấu món lẩu mắm mang nét đặc trưng rất độc đáo với nguyên liệu chế biến từ cá đồng, cá sông và rau các loại rau sẵn có trong vườn nhà.
Để có nồi lẩu mắm thơm, bạn phải chọn loại mắm ngon ở miệt vườn Cần Thơ, Cà Mau, hay Châu Đốc,… Cái màu nâu và hương thơm đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc; nước sanh sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả; vị ngọt từ thịt, tôm, mực và các loại cá tươi như cá lóc cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất trong ẩm thực đất phương Nam.
Các món nướng
Dưới tiết trời mát mẻ mà cả nhà quây quần bên nhau thưởng thức các món nướng ăn thì thật thú vị. Trong thời tiết se lạnh, nhâm nhi từng miếng đồ nướng, chấm với nước mắm hoặc tương ớt cay cay, tận hưởng hương thơm của món ăn lan tỏa trong góc bếp.
Ngay cả khi ra hàng quán để thưởng thức thì món nướng vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn của nó. Các nguyên liệu quen thuộc trong các món nướng ở Sài Gòn khá đa dạng, bao gồm: heo, bò, dê, bạch tuộc,… Ngoài ra, thực khách còn có thể lựa chọn đặt buffet món nướng tại một số nơi chuyên phục vụ món ăn loại này.
Theo Huy Bân
Xem thêm bài viết:
Những ‘thiên đường’ ăn uống giá dưới 15.000 đồng ở Sài Gòn
11 quán cơm Việt truyền thống vừa miệng ở Sài Gòn
Súp cua vỉa hè hơn 20 năm tuổi ở Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn
Du lịch Hàn Quốc thưởng thức 10 món mì ăn là mê
Không khó để nhận thấy người Hàn Quốc rất ưa chuộng các món mì sợi. Du lịch Hàn Quốc, bạn có thể tìm thấy nhiều món mì có mặt trong thực đơn của hầu hết các nhà hàng, quán ăn.
Du lịch Sài Gòn ghé quán thịt nướng vỉa hè của người Hàn Quốc
Trong khu Sky Garden, có một quán thịt nướng vỉa hè rất nổi tiếng với cả người Hàn Quốc và người Việt. Chủ quán sang Việt Nam bán hàng vì kinh doanh thịt nướng ở Hàn Quốc khó khăn.
Du lịch Sài Gòn thưởng thức các quán bún, phở ngon của sao Việt
Khai trương từ năm 2012, Bún nấm gà 2Ti đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân Sài Gòn bởi chất lượng món ăn ngon và mức giá bình dân.
Du lịch thế giới cảnh giác 10 thực phẩm nguy hiểm nhất
Theo Conde Nast Traveler thì sắn, hạt điều thô, cá nóc, sò huyết là những thực phẩm có thể khiến du khách tử vong nếu không được sử dụng đúng cách.
Du lịch Ninh Bình qua những món ngon dân dã hấp dẫn
Không chỉ nổi tiếng với cơm cháy, thịt dê mà vùng đất cố đô Hoa Lư – Ninh Bình còn sở hữu nhiều món ngon dân dã, ít người biết tới như cua đồng rang lá lốt, gói cá nhệch hay cá kho gáo…