- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
8 quan niệm sai lầm về cách dùng đũa của du khách nước ngoài
Hầu hết các nước châu Á đều sử dụng đũa trong bữa ăn hàng ngày, vì thế, việc dùng đũa đã trở thành nét văn hóa rất độc đáo. Tuy nhiên không ít du khách phương Tây đến các nước châu Á lại không quen sử dụng đũa và có nhiều quan niệm sai lầm về cách dùng đũ
Hầu hết các nước châu Á đều sử dụng đũa trong bữa ăn hàng ngày, vì thế, việc dùng đũa đã trở thành nét văn hóa rất độc đáo. Tuy nhiên không ít du khách phương Tây đến các nước châu Á lại không quen sử dụng đũa và có nhiều quan niệm sai lầm về cách dùng đũa, cùng tìm hiểu nhé.
1. Không phải tất các nước châu Á đều bắt buộc phải sử dụng đũa
Theo Thrillist chỉ có 4 nước Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là luôn luôn sử dụng đũa trong các bữa ăn hàng ngày. Vì vậy, nếu bạn đang du lịch ở Philippines thì hoàn toàn có thể thưởng thức các món ăn bằng nĩa và muỗng.
2. Tùy theo từng quốc gia mà các loại đũa sẽ khác nhau
Hình dạng và nguyên liệu để chế tạo đũa của mỗi quốc gia là khác nhau. So với đũa Trung Quốc, đũa Nhật Bản thường làm bằng gỗ, ngắn và dễ sử dụng hơn còn đũa Trung Quốc dài và hơi to nên khó sử dụng. Còn người Hàn lại “chuộng” dùng đũa bằng kim loại như nhôm hoặc inox.
3. Không nên cắm đôi đũa thẳng đứng trong chén hoặc đĩa thức ăn
Điều này đúng trong ở hầu hết các nước châu Á, bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản. Bởi vì việc cắm đôi đũa thẳng đứng trong chén hoặc đĩa thức ăn chỉ dùng khi cúng người chết.
4. Không nên dùng đũa đang ăn gắp thức ăn cho người khác
Ở một số nước châu Á như Nhật Bản sẽ có một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn.
5. Không nên tách đũa
Cho dù bạn không sử dụng đũa thì bạn cũng phải để chúng cùng với nhau và không được tách chúng ra.
6. Không nên cố gắng ăn cà ri bằng đũa
Tất nhiên không phải tất cả các món ăn đều bắt buộc bạn phải sử dụng đũa và khi ăn cà ri bạn hoàn toàn có thể sử dụng muỗng để thưởng thức chúng.
7. Không nên cầm đũa quá sát phần đầu
Đối với du khách phương Tây thì việc học cách cầm đũa có thể khó khăn với họ và không biết nên cầm như thế nào cho đúng cách. Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó thực hiện một vài lần thì chắc chắn bạn sẽ biết cầm đũa thế nào cho đúng khoảng cách để có thể dễ dàng gắp thức ăn.
8. Không sử dụng đũa chỉ vào người khác, đây là một hành động vô cùng thô lỗ và bất lịch sự.
Theo Hà Mi (Nguồn Thrillist)
Xem thêm bài viết:
Những tập tục văn hóa lạ thường trên thế giới
Nét độc đáo trong văn hóa trà trên khắp thế giới
Du lịch thế giới khám phá 20 phong tục đón năm mới kỳ lạ
Bí quyết chụp ảnh đồ ăn khi đi du lịch
Chụp ảnh món ăn rồi chia sẻ lên mạng xã hội trước khi ăn từ lâu đã trở thành trào lưu của giới trẻ. Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn có những bức ảnh tuyệt đẹp.
12 món ăn đường phố ngon nhất thế giới
Nếm thử những món ăn đường phố là trải nghiệm không thể thiếu trong những chuyến hành trình du lịch khám phá. Đến Ấn Độ bạn phải thưởng thức món Jalebi, đến Trung Quốc phải thưởng thức kẹo hồ lô hay đến Mexico phải thưởng thức châu chấu chiên,…
Những món ngon khiến thực khách ‘mê mệt’ khi du lịch Hàng Châu
Hàng Châu là một thành phố xinh đẹp của tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, thu hút du khách không chỉ bởi non nước hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn bởi những món ngon hấp dẫn níu chân du khách.
Du lịch Nha Trang thưởng thức bún sứa – món ăn mang đậm hương vị biển
Món bún làm từ những miếng sứa giòn kết hợp chả cá chan nước dùng ngọt thanh. Khi ăn, thực khách có thể gắp riêng sứa chấm với nước mắm ớt để cảm nhận rõ hơn độ tươi ngon.
Những đặc sản côn trùng nổi tiếng thế giới
Nhện đen, dế mèn, châu chấu, trứng kiến và thậm chí… giòi là những loài côn trùng được nhiều quốc gia coi là đặc sản.