- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
5 lý do khiến Viện Hải Dương học Nha Trang cực hấp dẫn du khách
Nội dung
- 1. Viện Hải Dương học Nha Trang ở đâu, giờ mở cửa và SĐT
- 2. Giá vé Viện Hải Dương học Nha Trang 2018
- 3. Bật mí 5 lý do nên ghé thăm Viện Hải Dương học Nha Trang
- 3.1. Khám phá đại dương “trên cạn”
- 3.2. Chiêm ngưỡng bộ xương hóa thạch cực “khủng”
- 3.3. Thủy cung thu nhỏ tại Viện Hải Dương học Nha Trang
- 3.4. Bể nuôi ngoài trời
- 3.5. Ghé thăm công viên Trường Sa – tự hào về chủ quyền biển đảo
- 4. Thuyết minh về Viện Hải Dương học Nha Trang
Tới Viện Hải Dương học Nha Trang , bạn cần biết những thông tin cơ bản nhất như địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa, số điện thoại. Bên cạnh đó, cùng Tadiha.com khám phá 5 lý do nổi bật vì sao nơi đây lại trở thành một trong .
Tới Viện Hải Dương học Nha Trang, bạn cần biết những thông tin cơ bản nhất như địa chỉ, giá vé, giờ mở cửa, số điện thoại. Bên cạnh đó, cùng Tadiha.com khám phá 5 lý do nổi bật vì sao nơi đây lại trở thành một trong .
1. Viện Hải Dương học Nha Trang ở đâu, giờ mở cửa và SĐT
- Địa chỉ Viện Hải Dương học Nha Trang: 1 Cầu Đá, Vĩnh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa
- Nhận chỉ đường đến Viện Hải Dương học Nha Trang
- Giờ mở cửa Viện Hải Dương học Nha Trang: 6h – 18h (tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ)
- Số điện thoại Viện Hải Dương học Nha Trang: (84.58) 3590036
Cách trung tâm thành phố chừng 6km về phía Đông Nam, Viện Hải Dương học Nha Trang nằm trên một khu đất cao, rộng 20ha ở phía cuối đường Trần Phú, gần cảng Cầu Đá. Sở dĩ Viện được đặt tại Nha Trang là bởi bờ biển nơi đây thuộc loại sâu nhất Việt Nam, đồng thời cách hải phận quốc tế không xa.
Địa điểm rất dễ tìm – từ trung tâm bạn chỉ cần đi dọc theo đường Trần Phú về hướng Nam là thấy, yên tâm trên đường đi sẽ có bảng chỉ dẫn.
2. Giá vé Viện Hải Dương học Nha Trang 2018
Giá vé tham quan Viện Hải Dương học Nha Trang cập nhật 2018 cho từng đối tượng như sau:
- Người lớn: 40.000 vnđ/người/lượt
- Sinh viên: 20.000 vnđ/người/lượt
- Học sinh: 10.000 vnđ/người/lượt
So với những điểm vui chơi khác thì mức giá vé tham quan Viện Hải Dương học Nha Trang là hợp lý, không đắt. Bởi vì chỉ với số tiền từ 10.000 vnđ/người, du khách có thể chiêm ngưỡng hàng nghìn loài sinh vật biển quý hiếm và những mẫu vật đồ sộ. Đây là điểm tham quan và học tập lý thú cho các em học sinh – sinh viên.
3. Bật mí 5 lý do nên ghé thăm Viện Hải Dương học Nha Trang
Đi Viện Hải Dương học Nha Trang luôn là một trong những hoạt động được nhắc đến khi bạn tìm kiếm địa điểm vui chơi tại thành phố biển, vì sao thế? Cùng Tadiha.com khám phá 5 lý do giải mã sức hút nơi đây.
3.1. Khám phá đại dương “trên cạn”
Đến với khu trưng bày đa dạng sinh vật biển, du khách được chiêm ngưỡng hơn 23.000 mẫu sinh vật biển thuộc 5.000 loài. Bên cạnh đó bảo tàng còn lưu giữ nhiều mẫu quý hiếm như cá Tầm, cá Vua, cá Mặt trăng đuôi nhọn, Trai khổng lồ, Hải cẩu, cá Ông Chuông,…
Trong đó, các mẫu sinh vật không chỉ đến từ đại dương Việt Nam mà còn đến từ vùng biển Campuchia, Thái Lan và các vùng nước lân cận. Bảo tàng Hải dương học Nha Trang được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam chính thức công nhận là “Nơi lưu trữ bộ mẫu sinh vật biển lớn nhất” đất nước từ năm 2012.
3.2. Chiêm ngưỡng bộ xương hóa thạch cực “khủng”
Một trong những nơi nhất định phải tới khi tham quan Viện Hải Dương học Nha Trang là khu mẫu vật lớn với 3 bộ xương hóa thạch khổng lồ, được trưng bày trong không gian rộng 200m2. Bộ xương lớn nhất là của loài cá Voi lưng gù dài 18m, nặng 10 tấn, vốn bị chôn vùi dưới lòng đất ở đồng bằng sông Hồng hơn 200 năm trước khi được phát hiện.
2 trong 3 mẫu hóa thạch lớn khác là bộ xương cá Nạng Hải dài 3,5m, rộng 5m, nặng gần 1 tấn và bộ xương Bò biển – một loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ngoài ra còn có rất nhiều bộ mẫu vật hóa thạch khác như cá Tầm, Trai khổng lồ,… – những thứ hay nhìn thấy qua ti vi, mạng internet thì tới đây bạn sẽ được trực tiếp mục sở thị.
3.3. Thủy cung thu nhỏ tại Viện Hải Dương học Nha Trang
Khu nhà kính của Viện là nơi trưng bày những loài san hô, tảo và đàn cá biển nhiều màu sắc. Trên phông nền xanh dương của nước biển, các gam màu xen kẽ nhau không chút nào lòe loẹt mà càng khiến cho khung cảnh thêm lung linh, sống động. Chính vì thế nơi đây được ví như một thủy cung thu nhỏ.
Khu nhà kính là địa điểm lý thú để các ông bố bà mẹ dẫn con nhỏ tới tìm hiểu về các loài sinh vật biển, giáo dục về hệ sinh thái đại dương cũng như tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái.
3.4. Bể nuôi ngoài trời
Viện Hải Dương học Nha Trang sở hữu khu bể nuôi ngoài trời rộng 5.000m2, bao gồm các hồ nuôi hơn 300 loài sinh vật biển sống quý hiếm như: cá Mập, cá Đuối, cá Chình, cá Mú, tôm Hùm, Rùa biển, san hô,…
Mỗi năm Viện đón hàng trăm lượt khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan. Những bể nuôi sinh vật sống không đơn giản chỉ là tài nguyên du lịch mà còn là yếu tố giúp giới thiệu những tri thức về biển tới học sinh, sinh viên, các nhà khoa học. Họ tới đây học tập và nghiên cứu, từ đó góp phần khám phá và phát triển tiềm năng phong phú nơi đại dương.
3.5. Ghé thăm công viên Trường Sa – tự hào về chủ quyền biển đảo
Nằm trong khuôn viên của Viện Hải Dương học Nha Trang, công viên Trường Sa được khai trương từ tháng 9/2017 là công viên duy nhất chuyên trưng bày tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa tại Việt Nam. Tổng diện tích của cả công viên là khoảng 300m2 bờ biển và 3.100m2 diện tích mặt nước, ngoài ra còn có khu riêng trưng bày các mẫu vật trong nhà.
Trên bờ biển là nơi tọa lạc các hiện vật đặc trưng như: cột mốc chủ quyền, đèn hải đăng, cây Bàng vuông, bia đá chủ quyền và bản đồ địa hình đáy Trường Sa được thực hiện theo mô hình 3D.
Dưới biển là hệ sinh thái rạn san hô vô cùng đa dạng, thành phần loài phong phú và có lịch sử lâu đời – một số khối san hô được ước tính đã tồn tại vài thập kỷ, thậm chí hàng trăm năm.
Được ví như một Trường Sa thu nhỏ trong lòng thành phố, nơi đây không chỉ sở hữu nguồn tài nguyên đại dương giá trị, mà còn là điểm đến giúp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của công chúng về bảo vệ môi trường biển và tự hảo chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
4. Thuyết minh về Viện Hải Dương học Nha Trang
Dưới đây là phần dành cho những hướng dẫn viên hoặc du khách muốn tìm hiểu kỹ hơn và Viện Hải Dương ở Nha Trang – lịch sử, quy mô, giá trị văn hóa.
Lịch sử hình thành và phát triển
Viện Hải Dương học được thành lập năm 1922 thời Pháp thuộc. Từ những năm 30, Viện nổi tiếng bởi Bảo tàng Sinh vật Biển – hay còn gọi là “Hồ cá Hải học viện Nha Trang” (nay là Bảo tàng Hải dương học). Tới năm 1969, bộ sưu tập của Viện lên đến 60.000 mẫu. Sau đó, rất nhiều mẫu vật đã được gửi đến các phòng thí nghiệm khác nhau ở nước ngoài, nhiều bảo tàng trên thế giới.
Bên cạnh sưu tầm các sinh vật biển, nơi đây còn lưu trữ các dữ kiện về địa chấn học, chu kỳ thủy triều và hải lưu vùng biển Đông. Viện từng được bình chọn là 1 trong 10 điểm du lịch văn hóa – lịch sử hấp dẫn nhất, đạt danh hiệu “Điểm du lịch được hài lòng” năm 2005.
Quy mô
Bảo tàng gồm 5 khu chính: Hồ nuôi sinh vật biển và rừng ngập mặn, Mẫu vật lớn, Rạn nhân tạo, Tài nguyên biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa và Đa dạng sinh học biển.
Hiện nay, bảo tàng Hải Dương Học được tập trung đầu tư, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn gồm nhiều bể nuôi sinh vật biển phục vụ cho nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ các mẫu sinh vật biển lớn nhất Việt Nam.
Giá trị văn hóa
Địa điểm không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với việc gìn giữ và bảo vệ các mẫu vật quý hiếm cũng như hệ thống sinh thái dưới biển, mà còn tiến hành các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu nhằm phục vụ cho đời sống con người. Bảo tàng truyền bá những thành quả của ngành hải dương học đã được, từ đó giáo dục tầm quan trọng và nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, cách sử dụng tài nguyên biển hợp lý.
5 lý do trên đã đủ để bạn note Viện Hải Dương học Nha Trang vào danh sách những điểm cần đi hay chưa? Hãy chia sẻ với Tadiha.com nếu bạn đã có trải nghiệm thực tế bằng cách comment phía dưới nhé.