- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
5 loại rượu khoái khẩu của dân Hàn
Nội dung
Hàn Quốc là quốc gia của những người đam mê rượu bia. Người dân xứ kim chi lại cực kì yêu thích những thức uống chứa cồn này.
Không chỉ đa dạng và phong phú về chủng loại, đa số người Hàn còn có thói quen “mix” (trộn lẫn) nhiều loại rượu Hàn Quốc với nhau để tạo thành một thức uống mới có hương vị độc đáo vô cùng.
Somaek
Đối với ai từng một lần ghé thăm Hàn Quốc thì ắt hẳn không còn quá xa lạ với Soju – một loại rượu được chưng cất từ gạo. Người dân địa phương yêu Soju và có thể uống vào bất kì dịp nào mà họ muốn. Đôi lúc, họ còn trộn lẫn nó với bia (maekju) để tạo thành một hỗn hợp mới gọi là Somaek. Thức uống đặc biệt này có mùi vị cực ngon nhưng lại khiến người uống dễ say hơn.
Makgeolli
Được đựng trong một chiếc bình màu trắng cao và ốm, loại rượu gạo mang tên Makgeolli này có mùi vị không giống những gì bạn tưởng tượng. Nó ngọt, thơm và thường được phục vụ trong một nồi lớn. Đến khi dùng, khách sẽ rót ra từng chén nhỏ. Những người uống thận trọng thường pha loãng Makgeolli với chanh. Bên cạnh Makgeolli còn có “người họ hàng” Dongdongju. Tuy nhiên, thức uống này ít ngọt và chứa ít tinh chất gạo hơn.
Baekseju
Baekseju là loại rượu Hàn Quốc có vị khá đắng, được làm từ nhân sâm, gừng, quế và một số loài thảo dược. Từ Baekseju trong tiếng Hàn có nghĩa là “Rượu gạo 100 năm”, ý nói đây là thức uống có khả năng kéo dài tuổi thọ. So với những loại rượu gạo Hàn Quốc khác thì giá của Baekseju khá đắt. Chính vì vậy, người ta thường trộn lẫn nó với Soju để uống chung. Hỗn hợp này gọi là Ohshipseju.
Bokbunja
Bokbunja tuy là rượu Hàn Quốc nhưng có mùi vị khá giống với rượu Tây. Thay vì nho thì nó được sản xuất từ các quả mọng nước. Với vị ngọt và mùi trái cây, Bokbunja là thức uống có cồn được nhiều phụ nữ trẻ yêu thích.
Cheonnyeon Yaksok
Cheonnyeon Yaksok được chọn làm thức uống chính thức của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương năm 2005 tại Busan. Ý nghĩa của Cheonnyeon Yaksok là “Lời hứa ngàn năm”. Đây là một loại rượu đặc biệt của Hàn Quốc, sản xuất bằng cách lên men nấm. Nó khá dính, ngọt và khi uống sẽ để lại dư vị dễ chịu.
Cung cách uống rượu của người Hàn Quốc
Giống như nhiều dân tộc khác trên thế giới, người Hàn cũng có những nghi thức và qui định riêng về việc uống rượu, đặc biệt quan hệ thứ bậc trên bàn rượu luôn được coi trọng. Là một người nước ngoài, trước khi đến thăm Hàn Quốc, du khách nên chuẩn bị sẵn những kiến thức cơ bản để tránh rơi vào tình trạng khó xử.
Một điều cần lưu ý là người Hàn hiếm khi tự rót rượu cho mình bởi vì đây được xem là hành động thiếu lịch sự. Thông thường, người rót rượu là người trẻ tuổi nhất hoặc có thứ bậc thấp nhất. Họ sẽ rót với tư thế thẳng lưng, một tay đặt lên ngực hoặc đỡ khuỷu tay kia để tỏ lòng kính trọng. Về phía người nhận rượu, nên uống cạn phần rượu trong ly trước khi nhận rượu mới.
“Đo bụng” với lẩu mực Đại Lãnh
Biển Đại Lãnh thuộc xã Đại Lãnh (H.Vạn Ninh, Khánh Hòa), nằm giữa đèo Cả và đèo Cổ Mã. Nơi đây ngoài cảnh đẹp với bãi biển hoang sơ còn có nhiều món hải sản ngon, mà nổi tiếng nhất là mực.
6 đặc sản chính hiệu Tây Ninh
Dù bánh canh Trảng Bàng hay bánh tráng cuốn thịt đã xuất hiện ở nhiều nơi nhưng hãy về tận Tây Ninh để thưởng thức hương vị miền Đông Nam Bộ đúng điệu.
Mát lành món gỏi sứa giải nhiệt hè Hà Nội
Hãy thử món ăn lạ miệng mới của Hà Nội, một sự kết hợp cực sáng tạo và thú vị gói gọn trong món gỏi sứa đỏ dân dã mà độc đáo.