- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
5 chợ đồ cổ Hà Nội mà dân sành đồ cổ không thể bỏ qua
Nội dung
Dạo quanh những chợ đồ cổ Hà Nội luôn mang đến cho du khách những cảm nhận rất riêng và độc đáo. Đến với những phiên chợ này, người bán – người mua không chỉ mong lựa chọn được cho mình những món đồ ưng ý, mà còn để tìm được những người bạn có c
Dạo quanh những chợ đồ cổ Hà Nội luôn mang đến cho du khách những cảm nhận rất riêng và độc đáo. Đến với những phiên chợ này, người bán – người mua không chỉ mong lựa chọn được cho mình những món đồ ưng ý, mà còn để tìm được những người bạn có chung sở thích sưu tầm đồ cổ.
Vậy có bao nhiêu chợ đồ cổ tại Hà Nội? chợ đồ cổ Hà Nội ở đâu? những khu chợ này có gì đặc biệt? Hãy cùng Tadiha.com khám phá 5 chợ đồ cổ ở Hà Nội mà dân sành đồ cổ không thể bỏ qua nhé!
1. Chợ đồ cũ Hoàng Hoa Thám Hà Nội
Chợ đồ cũ khu vực Hoàng Hoa Thám hay còn được gọi là Chợ đồ xưa là một trong những phiên chợ đồ cổ ở Hà Nội mà dân mê đồ cổ không thể bỏ qua. Người sáng lập ra khu chợ – Anh Kiều Quốc Khánh – một người chơi thư pháp có hạng tại Việt Nam là người nảy ra ý định mời mọi người bày hàng giao lưu trên mảnh đất của nhà mình tại ngõ Hoàng Hoa Thám. Từ đó chợ đồ cổ này ra đời và trở thành địa điểm được yêu thích tại Hà Nội đối với những người yêu đồ cổ. Những người bày bán ở đây đều không mất một đồng phí nào. Chỉ cần bạn có đồ cổ, có kiến thức về đồ cổ để thu hút khách hàng là được.
Thông tin về chợ đồ cũ Hoàng Hoa Thám:
- Địa chỉ: Khu chợ này nằm tại ngõ 456 Hoàng Hoa Thám, với diện tích khoảng 400m2.
- Thời gian họp chợ: Khu chợ chỉ họp vào ngày thứ 7 hàng tuần.
- Nhận chị đường đến Chợ đồ xưa
Tại chợ đồ cũ Hoàng Hoa Thám, mỗi gian hàng tại đây rộng chưa đầy 1 mét vuông. Người bán sẽ bày ra những món đồ “có tuổi” như những chiếc bát có một vài góc sứt, những chiếc đồng hồ xa xưa, những bức tranh được chạm khắc trên gỗ vẫn còn vương bụi bặm, những đồng tiền cũ nhuốm màu thời gian,…
Giá bán đồ ở đây trải dài với nhiều mức giá, từ những đồng tiền cổ có giá bán 1 triệu đồng, tới những chiếc đèn cổ có giá vài triệu đồng, …
này chào đón bất kỳ những ai yêu thích những món đồ có tuổi tới tham quan, trao đổi, chọn đồ. Với tinh thần quan trọng nhất là bất kỳ ai tới chợ cũng đều cảm thấy thoải mái, hài lòng. Dù chỉ dạo quanh hay chọn mua được những món đồ ưng ý.
2. Chợ đồ cổ Vạn Phúc Hà Đông
Chợ bán đồ cổ ở Hà Nội thứ hai mà Tadiha.com muốn giới thiệu với bạn là chợ đồ cổ Vạn Phúc – với tên gọi đầy đủ là Trung tâm Giao lưu sinh vật cảnh đồ cổ đồ xưa, đây là một trong những phiên chợ thú vị nữa mà giới mê đồ cổ Hà Nội khó có thể bỏ qua.
Thông tin về chợ đồ cổ Vạn Phúc Hà Đông:
- Địa chỉ: Đường Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
- Thời gian họp chợ: Chợ họp vào các ngày mùng 1, 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng. Trong khoảng thời gian từ 7h sáng đến 18h tối.
- Nhận chỉ đường đến chợ đồ cổ Vạn Phúc
Khu chợ bán từ đồ cổ, đồ cũ, cây cổ, tới cả những món đồ mới. Chợ bày bán những món đồ như tiền xu, quạt nhôm Liên Xô cũ, những tờ tem phiếu của thời bao cấp, những chiếc bát, bình sứ,… thậm chí có những món hàng có tuổi đời rất lớn cũng được bày bán.
Đồ bán tại chợ này có giá trải rất rộng. Bạn có thể chỉ cần vài trăm ngàn là có thể tậu được món đồ ưng ý. Người bán ở đây nói khá thách, vậy nên bạn cần khéo léo mặc cả để có giá tốt. Ví dụ người bán có thể nói giá một chiếc gọng kính Pháp cổ là 4 triệu đồng nhưng khi bạn mặc cả xong thì 1 triệu họ cũng bán.
Tới đây bạn sẽ gặp cả những giáo viên, những nhà toán học, doanh nhân thành đạt,… họ có những địa vị xã hội với những ngành nghề khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với đồ cổ.
3. Chợ đồ cổ Bảo tàng Hà Nội
Khu chợ đồ cổ này do hội cổ vật Thăng Long cùng Bảo tàng Hà Nội phối hợp tổ chức, phiên này được mở từ đầu năm 2013 với khoảng 50 quầy hàng tập trung ở phía sảnh ngoài của bảo tàng.
Thông tin về chợ đồ cổ Bảo tàng Hà Nội:
- Địa chỉ: Bảo tàng Hà Nội, số 2 Phạm Hùng, Mễ Trì, Hà Nội.
- Thời gian họp chợ: Bạn có thể tới phiên chợ đồ cổ này vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần.
- Nhận chỉ đường đến Chợ đồ cổ Bảo tàng Hà Nội
Khác với chợ đồ cổ Hoàng Hoa Thám và Hà Đông là hai phiên chợ với những món đồ cổ mà ai thích cũng có thể mua được, thì chợ đồ cổ bảo tàng Hà Nội lại bày bán chủ yếu là những món đồ cổ chính hiệu. Tại đây, một chiếc ấm trà cổ được làm bằng sứ hay đất nung cũng có giá ít nhất từ 3 triệu trở lên. Vì là đổ cổ chính hiệu nên giá sẽ khá đắt, hầu hết lên đến tiền triệu nên bạn cần cân nhắc.
Khu chợ dành cho những tín đồ mê đồ cổ chính hiệu. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể gặp nhiều người trí thức như tiến sỹ, giáo viên, bác sỹ,… yêu và hiểu về đồ cổ tại đây.
4. Chợ đồ cũ Thưởng Thưởng
Chợ Đồ Cũ Thưởng Thưởng là một khu chợ của ông “vua đồ cũ” Nguyễn Văn Thưởng. Không tự nhiên mà người ta lại đặt biệt danh cho anh như vậy, ở “xứ sở đồ cũ” này đang kinh doanh cả ngàn vật dụng cũ: từ ấm chén, bát đĩa, bàn ghế… đến những mặt hàng cao cấp như đồ cổ, đồ nội thất, sofa… Với quy mô hơn 5000 m2, khu chợ này có đủ các mặt hàng từ đơn giản đến các món hàng “độc lạ”.
Thông tin về chợ đồ cũ Thưởng Thưởng:
Địa chỉ: Khu chợ này có hai cơ sở:
- Cơ sở 1: Chợ đầu mối Bắc Thăng Long – Đông Anh – Hà Nội
Điện thoại: 02466756633 – 0948623666
- Cơ sở 2: Ngã Tư Tam Trinh Yên Sở – Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại: 02439518242 – 02438800067
- Thời gian mở cửa: Chợ mở cửa cả ngày nên bạn hoàn toàn có thể tới dạo mua đồ vào bất kỳ lúc nào nhé.
- Nhận chỉ đường đến Chợ đồ cũ Thưởng Thưởng
- Website: https://thanhlydocu.vn
Chợ đồ cổ Thương Thương – nơi bán cả đồ cổ và đồ cũChợ đồ cổ Thưởng Thưởng bán đủ mọi loại thiết bị bếp công nghiệp cũ, thiết bị nội thất gia đình cũ,… cho những khách hàng có nhu cầu. Đồ cổ đồ cũ ở đây có giá trải dài từ vài trăm ngàn cho tới vài chục triệu đồng. Ví dụ có những chiếc ghế bàn cafe chỉ 150k nhưng cũng có những bộ bàn ghế có giá tới 17 – 20 triệu đồng,…
Những khách hàng tại khu chợ này hầu hết là những vị khách có mong muốn sử dụng những đồ dù cũ nhưng vẫn tốt với mức giá rẻ hơn nhiều so với đồ mới.
5. Chợ đồ cũ tự phát khu hồ Đền Lừ – Hoàng Mai, Hà Nội
Ngoài những chợ đồ cổ Hà Nội truyền thống, còn rất nhiều những chợ cóc chuyên đồ cổ xuất hiện nhan nhản trên các vỉa hè ở khắp Hà Nội. Đơn cử như ở hồ Đền Lừ – Hoàng Mai lúc nào cũng có khoảng gần 20 gian hàng bán đồ cổ, đồ cũ họp từ 17-19 giờ. Nói là gian hàng nhưng thực ra người bán đến đây chỉ trải tấm bạt một vài mét vuông để bày hàng. Mặc dù là “chợ” tự phát nhưng ở đây lúc nào cũng đông kín người xem, mua đồ cũ.
Thông tin về chợ đồ cũ tự phát khu hồ Đền Lừ – Hoàng Mai, Hà Nội
- Địa điểm: Khu hồ Đền Lừ, quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Thời gian họp chợ: trong khoảng từ 17h cho tới khoảng 19h hàng ngày.
- Nhận chỉ đường đến chợ
Bạn có thể tìm thấy những món đồ có tuổi như đồng hồ cổ, nhẫn cổ, máy tính, máy sấy, ấm cổ, thìa, kính, thắt lưng, điện thoại cổ, sạc điện thoại, tai nghe,… Với chỉ 10k- 15k đ là bạn cũng có thể tậu được món đồ gì đó rồi. Nhưng có những khi người bán sẽ thích thú và trưng ra những món đồ trị giá tới 30 – 40 triệu đồng mà chỉ những tín đồ thực thụ của đồ cổ mới biết được giá trị thật có xứng với mức giá của nó hay không.
Tại đây thường có khoảng 20 gian hàng đồ cổ do người bán ở khắp nơi tụ họp lại. Nhưng dù là tự phát như vậy, nhưng khu chợ này luôn đông kín người xem kẻ mua tấp nập. Họ đều là những người yêu thích những món đồ cổ, hay đồ cũ vẫn còn dùng được.
Trên đây là nổi bật nhất. Hi vọng qua những thông tin mà Tadiha.com gửi đến trong bài viết trên, bạn đã lưu thêm được cho mình những cái tên chợ đồ cổ ở Hà Nội để tìm cho mình những món đồ đậm tính lịch sử, để biết yêu thêm một quãng vàng son trong tâm hồn dân tộc.
Cao Hùng – ‘cực phẩm’ của du lịch Đài Loan
Ngoài Đài Bắc, du khách đến Đài Loan còn phát hiện ra nhiều điểm thú vị ở thành phố Cao Hùng hiện đại ở phía Nam hòn đảo này.
3 chợ hoa đêm ở Hà Nội có giá lấy buôn rẻ nhất
Vào những dịp đặc biệt, việc nhập và buôn hoa từ các chợ hoa đêm Hà Nội có thể giúp nhiều bạn kiếm thêm một khoản tiền kha khá. Cùng Tadiha.com tìm hiểu bí quyết mua hoa đẹp, rẻ tại những khu chợ này bạn nhé!
5 địa chỉ ẩm thực nổi tiếng trên đường khám phá Đà Lạt
Bạn có thể bỏ qua các món quen thuộc như bánh mì xíu mại, bánh căn để thử lẩu gà lá é hay nem nướng.
4 chợ đêm ở Hà Nội “dưới lòng đất”
Chắc hẳn bạn đã từng một lần nghe nói đến các chợ đêm ở Hà Nội, hay đã từng tham gia chợ đêm nổi tiếng nhất như . Vậy bạn đã bao giờ nghĩ tới Hà Nội cũng có những khu chợ đêm “dưới lòng đất” chưa? Hãy cùng Tadiha.com ghé thăm thú vị này nhé.
[Khám phá] 50+ hoạt động ở phố đi bộ Hà Nội
Nếu thành phố mang tên Bác nổi tiếng với phố đi bộ Nguyễn Huệ, thì thủ đô Hà Nội lại có một điểm sáng khác, đó chính là Phố đi bộ Hà Nội . Với bài viết này Tadiha.com sẽ chia sẻ với bạn tất cả các hoạt động, ẩm thực và sự kiện diễn ra tại hấp dẫn này