- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
15 cây cầu gắn liền với niềm tự hào của người Việt Nam
Nội dung
- 1. Cầu Nhật Tân – Cầu dây văng lớn nhất Việt Nam
- 2. Cầu Rồng – Cầu đạt nhiều giải thưởng nhất Việt Nam
- 3. Cầu Phú Mỹ – Cầu dây văng lớn nhất Sài Gòn
- 4. Cầu Bãi Cháy – Cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên
- 5. Cầu Cần Thơ – Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á
- 6. Cầu Pá Uôn – Cầu có trụ cao nhất Việt Nam
- 7. Cầu Thị Nại – Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
- 8. Cầu Long Biên – Cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng
- 9. Cầu Mỹ Thuận – Cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam
- 10. Cầu Thuận Phước – Cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam
- 11. Cầu Vĩnh Tuy – Cầu rộng nhất Việt Nam
- 12. Cầu Rạch Miễu – Cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công
- 13. Cầu Sông Hàn – Cầu quay đầu tiên của Việt Nam
- 14. Cầu Trần Thị Lý – Cầu có gối trụ cầu lớn nhất thế giới
- 15. Cầu Trường Tiền – Cầu đầu tiên bắc qua sông Hương
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, Việt Nam từ lâu đã sở hữu rất nhiều cây cầu độc đáo và thú vị đi cùng với nhiều giá trị lịch sử. Hãy cùng điểm qua 15 cây cầu gắn liền với niềm tự hào của người Việt Nam dưới nhé.
Với hệ thống sông ngòi chằng chịt, Việt Nam từ lâu đã sở hữu rất nhiều cây cầu độc đáo và thú vị đi cùng với nhiều giá trị lịch sử. Hãy cùng điểm qua dưới nhé.
1. Cầu Nhật Tân – Cầu dây văng lớn nhất Việt Nam
Dự án cầu Nhật Tân, Hà Nội có tổng chiều dài 8,3 km. Phần cầu Nhật Tân dài 3,7 km trong đó có cầu chính vượt sông Hồng dài 1,5 km là cầu dây văng liên tục nhiều nhịp với 5 trụ tháp. Mỗi nhịp cầu có 11 đôi dây văng chịu tải. Với yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật, cầu Nhật Tân được thiết kế và xây dựng để trở thành một biểu tượng mới của Thủ đô với 5 nhịp tháp tượng trưng cho 5 cửa ô của Hà Nội. Được khởi công xây dựng vào năm 2009 và thông xe vào ngày 4/1/2015, với tổng giá trị đầu tư lên đến 14.000 tỷ đồng, phải mất 6 năm cầu Nhật Tân mới chính thức được đưa vào khai thác.
2. Cầu Rồng – Cầu đạt nhiều giải thưởng nhất Việt Nam
Đây là cây cầu thứ 6 bắc qua sông Hàn, được đưa vào sử dụng ngày 29/3/2013. Cầu có chiều dài 666 m, gồm 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng và được đánh giá là điểm nhấn của du lịch Đà Nẵng. Cây cầu cũng được thành phố Đà Nẵng đăng ký kỷ lục Guinness “Con rồng thép dài nhất”. Cầu Rồng được giải thưởng quốc tế FX Design Awards 2013 và Lighting Design Awards 2014 bầu chọn vào danh sách các công trình thiết kế chiếu sáng xuất sắc thế giới. Tại lễ trao Giải thưởng kỹ thuật xuất sắc Engineering Exellence Award (EEA) diễn ra tại Mỹ, cầu Rồng của Việt Nam được xướng tên nhận giải thưởng lớn (Grand Award) cùng 7 công trình và dự án của nước Mỹ và các quốc gia khác. Khác với bất kỳ một cây cầu nào khác trên thế giới, cầu Rồng với thiết kế độc đáo mô phỏng hình dáng 1 con rồng đang uốn lượn trên mặt sông Hàn và hướng ra biển Đông. Cầu Rồng nổi bật trên nền sông Hàn với màu vàng rực rỡ, đầu rồng ngẩng cao hướng thẳng ra biển, như khẳng định hình ảnh một thành phố năng động tràn đầy sức sống muốn đưa hình ảnh của thành phố du lịch này ra khắp thế giới…
3. Cầu Phú Mỹ – Cầu dây văng lớn nhất Sài Gòn
Là cây cầu dây văng lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh bắc qua sông Sài Gòn nối Quận 2 và Quận 7, thuộc đường vành đai ngoài của Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư 2076 tỷ đồng. Cầu được khởi công ngày 9 tháng 9 năm 2005 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2009, tuy nhiên theo tiến độ mới nhất thì công trình đã vượt tiến độ đến 4 tháng và đã khánh thành vào ngày 2/9/2009. Cầu Phú Mỹ không chỉ là một công trình trọng điểm của Việt Nam, mà còn là công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới. Hiện đại nhất ở đây là phần kỹ thuật dây văng, trên thế giới chỉ có vài cây cầu như thế.
4. Cầu Bãi Cháy – Cầu dây văng một mặt phẳng đầu tiên
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18, có chiều dài là 903m, chiều rộng 25,3m, nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh. Đây là cây cầu có kết cấu dây văng một mặt phẳng đầu tiên của nước ta. Đồng thời, cầu Bãi Cháy cũng lập kỷ lục thế giới về chiều dài nhịp chính (435m). Cầu được thiết kế và điều hành xây dựng bởi các nhà thầu Nhật Bản. Tối 24/12/2014, cầu Bãi Cháy – “cây đàn” Hạ Long chính thức khoác lên mình bộ áo mới được tạo ra từ hệ thống đèn chiếu sáng hiện đại của một doanh nghiệp dành tặng cho TP Hạ Long. Được thiết kế bởi 8.888 bóng đèn với 16 triệu mầu sắc, hệ thống chiếu sáng được lập trình với các kịch bản khác nhau, không có sự trùng lặp.
5. Cầu Cần Thơ – Cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á
Cầu Cần Thơ là cây cầu bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Tại thời điểm hoàn thành (2010), đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất tại khu vực Đông Nam Á, dài 550m. Tổng chiều dài toàn tuyến là 15,85km (bao gồm: phần đường dẫn vào cầu phía Vĩnh Long dài 5,41km; phần cầu chính và nhịp dẫn dài 2,75km; phần đường dẫn vào cầu phía Cần Thơ dài 7,69km). Quy mô mặt cắt ngang cầu có chiều rộng 23,1m (bao gồm: bốn làn xe, mỗi làn rộng 3,5m và hai lề bộ hành, mỗi lề rộng 2,75m). Độ tĩnh không thông thuyền cao là 39m (với chiều rộng tĩnh không thông thuyền ngang tương ứng là 200m) đảm bảo cho tàu có trọng tải 10.000 DWT lưu thông qua lại.
6. Cầu Pá Uôn – Cầu có trụ cao nhất Việt Nam
Cầu Pá Uôn có quy mô vĩnh cửu bằng bê-tông cốt thép và bê-tông cốt thép dự ứng lực, khổ cầu rộng 9 m với 2 làn xe, cầu chính có chiều dài hơn 918 m, gồm một liên dầm liên tục bê-tông cốt thép dự ứng lực ở giữa, hai bên là các nhịp dẫn giản đơn dài 39m, đường dẫn hai đầu cầu dài 500m. Toàn cầu có 11 trụ, trong đó trụ chính của cầu cao tới 98,6m. Chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến cao độ mặt cầu là 103,8m. Thân trụ được tính toán chịu được động đất cấp 9. Đây là cây cầu do đội ngũ cán bộ, kỹ thuật, công nhân của ngành càu đường Việt Nam tự thiết kế và thi công.
7. Cầu Thị Nại – Cầu vượt biển dài nhất Việt Nam
Cầu Thị Nại là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam nằm trong hệ thống cầu đường Nhơn Hội dài gần 7 km nối thành phố Quy Nhơn với bán đảo Phương Mai (khu kinh tế Nhơn Hội). Công trình xây dựng cầu Thị Nại được khởi công vào tháng 11 năm 2002 và hoàn thành vào ngày 12 tháng 12 năm 2006. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng công trình là 582 tỷ đồng. Phần chính của cầu dài 2.477,3 m, rộng 14,5 m. Cầu gồm 54 nhịp có khẩu độ mỗi nhịp là 120 m. Tính cả phần hệ thống đường gom, cầu dài 6960 m với 5 cầu ngắn. Cầu chịu xe trọng tải 30 tấn và xe bánh xích trọng tải 80 tấn.
8. Cầu Long Biên – Cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp. Cầu Long Biên đến nay đã hơn 100 năm tuổi, trải qua nhiều biến cố thăng trầm nên mang nhiều giá trị lịch sử không chỉ riêng Hà Nội mà còn đối với người dân Việt Nam.
9. Cầu Mỹ Thuận – Cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam
Cầu Mỹ Thuận là một cây cầu được xây dựng bắc qua sông Tiền, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Cầu nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về hướng Tây Nam, trên Quốc lộ 1A, là trục giao thông chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. Cầu được khởi dựng ngày 06/7/1997, khánh thành ngày 21/5/2000. Tổng chiều dài của cầu là 1.535 m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Chiều dài phần cầu chính là 650 m, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 150 m, nhịp giữa dài 350 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m. Mặt cầu rộng 23,6 m chia thành 4 làn xe cơ giới ở giữa và hai làn cho người đi bộ và xe thô sơ hai bên.
10. Cầu Thuận Phước – Cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam
Cầu Thuận Phước là cây cầu treo dây võng hiện đại và dài nhất Việt Nam. Tổng chiều dài cây cầu nối 2 bờ vịnh Đà Nẵng là 1.850m (dài hơn cầu Mỹ Thuận 300 m), rộng 18m, với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng do thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư từ nguồn ngân sách. Dự định sẽ khành thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2005 để mừng kỷ niệm giải phóng miền nam thống nhất đất nước nhưng tiến độ bị giảm vì những khó khăn từ lớp đất bên dưới lòng cửa sông nên cầu khánh thành vào ngày 19 tháng 7 năm 2009.
11. Cầu Vĩnh Tuy – Cầu rộng nhất Việt Nam
Công trình cầu Vĩnh Tuy có chiều dài tuyến chính gồm cầu vượt sông và đường hai đầu cầu khoảng 5,8km. Trong đó, chiều dài cầu vượt sông Hồng dài hơn 3,7km, chiều dài cầu vượt quốc lộ 5 là 364m, chiều dài tuyến chính hai cầu gần 1,7km còn chiều rộng cầu là 38m. Với chiều rộng này, hiện nay cầu Vĩnh Tuy được xem là cây cầu rộng nhất Việt Nam. Cầu Vĩnh Tuy cũng nắm giữ kỷ lục về kết cấu chuỗi nhịp chính vượt sông lớn nhất là 8 nhịp liên tục đúc hẫng dài 990m, trong đó có nhịp đúc hẫng lớn nhất dài 135m. Công trình được thiết kế kết cầu bê tông cốt thép dự ứng lực, chịu được động đất cấp 8.
12. Cầu Rạch Miễu – Cầu dây văng đầu tiên do Việt Nam thiết kế và thi công
Cầu Rạch Miễu nằm trên quốc lộ 60 bắc qua sông Tiền, cách bến phà hiện hữu khoảng 1 km về phía thượng lưu. Đây là chiếc cầu dây văng lớn thứ ba được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long (cầu Mỹ Thuận do Úc thiết kế và thi công, cầu Cần Thơ do Nhật thiết kế và thi công) và Rạch Miễu là cây cầu đầu tiên do chính các kỹ sư VN thiết kế và thi công theo công nghệ mới. Cầu dài 8331 m kể cả đường nối hai đầu cầu. Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài 5.463m và 2 cầu chính có tổng chiều dài 2.868m bắc qua 2 nhánh sông Tiền Giang và cồn Thới Sơn.
13. Cầu Sông Hàn – Cầu quay đầu tiên của Việt Nam
Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Cầu được khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1998, khánh thành ngày 29 tháng 3 năm 2000. Đây là cây cầu quay đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Cầu là vạch nối liền hai trục đường chính của thành phố là đường Lê Duẩn ở bờ Tây và đường Phạm Văn Đồng ở bờ Đông. Cầu có chiều dài 487,7 mét, rộng 12,9 mét, gồm 11 nhịp, mỗi nhịp dài 33 mét, kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực và 02 nhịp dây văng có tổng chiều dài 122,7 mét, kết cấu dầm và tháp cầu chính bằng thép, bản mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Hằng ngày, vào khoảng 1 giờ khuya, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục và nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông Hàn để mở đường cho tàu lớn đi qua. Khoảng 4 giờ cầu sẽ quay trở lại như cũ.
14. Cầu Trần Thị Lý – Cầu có gối trụ cầu lớn nhất thế giới
Cầu mới Trần Thị Lý thiết kế khá độc đáo với tạo hình và định vị cho trụ tháp chính cao 145 mét nghiêng 12 độ về phía Tây gồm 3 mặt dây phẳng. Trong đó, mặt phẳng dây phía Đông được neo từ thân trụ xuống dầm cầu giữa, mặt phẳng dây phía Tây được bố trí xoắn và rẽ ra hai nhánh tạo hình thành một cánh buồm căng gió hướng ra biển Đông. Chính thiết kế táo bạo này đã đặt ra cho nhà thầu CIENCO 1 một thách thức rất lớn nữa là công nghệ thi công tháp trụ và dầm đúc đẩy. Để thi công tháp trụ chính có chiều cao 145 mét và nghiêng 12 độ về hướng Tây, đơn vị thi công phải thuê từ Phần Lan sang hai chiếc máy đo đạc chuyên dụng cùng một chuyên gia giám sát để theo dõi suốt quá trình xây và căng mặt phẳng dây.
15. Cầu Trường Tiền – Cầu đầu tiên bắc qua sông Hương
Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương ở Huế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu thép với chiều dài 402,60 m, gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 m. Khổ cầu 6 m, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội… Hình ảnh những nhịp cầu cong cong soi bóng xuống dòng sông, in trên bầu trời; hình ảnh những tà áo dài nữ sinh bên cầu, những con thuyền trên dòng sông dưới chân cầu, những tán phượng đỏ hoa đầu cầu; hình ảnh cây cầu sáng rực rỡ lung linh trong đêm… mãi là những ký ức đẹp, những âm điệu và ngôn từ đẹp lãng mạn đến muôn đời của bài thơ xứ Huế.
Theo Traveltimes.vn
Xem thêm các bài viết:
Tượng Phật Việt Nam lập kỷ lục
Ngôi chùa có chính điện lớn kỷ lục Việt Nam
Bạc Liêu có 2 công trình đạt kỷ lục Việt Nam
Dấu hiệu nhận diện thương hiệu của du lịch Việt Nam
Biểu tượng mới của du lịch Việt Nam là hình hoa sen 5 cánh mang theo thông điệp “Việt Nam – Vẻ đẹp bất tận”.
Thực hư chuyện vợ chồng Beyonce đến Việt Nam?
Sáng nay 12/1/2015, cư dân mạng sôi sục vì những bức ảnh mà cô Bee đăng tải trên Instagram rất giống với Vịnh Hạ Long, tuy nhiên số khác lại cho rằng bức ảnh được chụp tại Phuket, Thái Lan. Vậy Queen Bee chính xác đang ở đâu?
35 sự thật thú vị về địa lý thế giới
Sa mạc Sahara đón nhận một trận tuyết rơi lần đầu tiên trong lịch sử vào ngày 18/02/1979; thị trấn Calama thuộc vùng sa mạc Atacama, Chi lê là vùng đất duy nhất trên thế giới từ trước đến nay chưa từng có mưa,… là những sự thật thú vị có thể bạn chư
6 ‘báu vật’ của dân du lịch đang dần bị thất sủng
Bưu thiếp chụp cảnh đẹp ở các địa danh nổi tiếng, bản đồ giấy… đang là những món đồ bị du khách lãng quên.
‘Sưởi ấm nụ cười Pả Vi’ – Hành trình của sự sẻ chia nơi núi rừng Hà Giang
Pả Vi thuộc huyện Mèo Vạc, một trong những xã khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, diện tích 28,44 km2, có một phần thuộc đèo Mã Pí Lèng ở độ cao trên 1500m.