- Cáp treo Tây Thiên dài bao nhiêu mét? Thông tin mới nhất 2021 Điểm đến
- Thông tin bản Cát Cát cách thị trấn Sapa bao xa Điểm đến
- Cẩm nang khi đi du lịch Sapa cuối tuần Điểm đến
- 5 khách sạn, nhà nghỉ tốt nhất ở Tam Đảo Vĩnh Phúc Điểm đến
- Kinh nghiệm đi du lịch Nha Trang tiết kiệm vào cuối tuần Điểm đến
- Tháng 5 nên đi du lịch ở đâu đẹp? Điểm đến
13 điều bạn phải ‘thuộc nằm lòng’ khi du lịch Nhật Bản
Văn hóa không tiền tip, cởi giày dép trước khi vào nhà người khác, không ăn uống hay xả rác trên đường phố là những quy tắc bạn phải ‘thuộc nằm lòng’ để không bị bở ngỡ khi đến Nhật Bản.
Tiền tip
Khác với các nước phương Tây, văn hóa tiền tip gần như không tồn tại ở Nhật Bản. Những nhân viên dịch vụ như phục vụ bàn, nhân viên khách sạn hay lái xe taxi không bao giờ đòi hay nhận tiền tip từ khách hàng. Theo quan niệm của người Nhật, việc đưa tiền tip là một hành động thực sự khiếm nhã và không tôn trọng họ nên thậm chí, nhiều nhân viên đã đuổi theo du khách để trả lại tiền tip nếu khách để lại.
Cởi giày dép trước khi vào nhà người khác
Trước khi bước vào bất cứ ngôi nhà nào ở Nhật Bản, bạn phải cởi bỏ giày dép để ở ngoài cửa. Hầu hết các nhà ở Nhật Bản đều có một khoảng trống trước cửa gọi là genkan. Genkan là nơi ra vào và cũng là nơi để giày dép cho khách. Do đó trước khi vào nhà người Nhật hãy dành ra mấy giây ở genkan để cởi giày và xếp nó ngay ngắn (mũi giày hướng ra phía cửa).
Không ăn uống trên đường phố
Trong văn hóa phương Tây, vừa đi vừa ăn được xem là một hành động bình thường nhưng người Nhật lại cho rằng đây là một hành động rất bất lịch sự. Các hoạt động ăn uống ngoài trời chỉ áp dụng cho các lễ hội văn hóa và âm nhạc, vì thế khi đến Nhật bạn không nên vừa đi vừa ăn trên đường phố, trên tàu hoặc ở những nơi công cộng nhé.
Xả rác
Ở các nước khác, người dân có thể làm ngơ trước những chiếc túi rác vương vãi đầy trên đường phố tuy nhiên ở Nhật, họ không hề chấp nhận điều này. Đặc biệt đến Nhật bạn sẽ thấy trên đường phố, trong công viên, đến các di tích văn hóa, lịch sử hầu như không có nhiều thùng rác, vì thế nếu muốn vứt rác mà không tìm được thùng rác thì bạn hãy kiên nhẫn giữ rác trên tay cho đến khi tìm được thùng rác.
Ôm người khác
Bạn đang là du khách và muốn cố gắng trở nên thân thiện trong mắt người dân bản địa điều đó là tất nhiên nhưng hãy lưu ý rằng người Nhật rất khó chịu khi bị người khác ôm cho dù là người quen hay người lạ. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên cúi chào hay bắt tay khi gặp Người Nhật thay vì trao cho họ một cái ôm thân thiết.
Nói chuyện trên điện thoại trên tàu
Khi sử dụng các phương tiện công cộng như tàu hỏa hay tàu điện ngầm thì tốt nhất bạn nên chuyển điện thoại sang chế độ im lặng và tốt nhất là không nhận điện thoại của người khác. Vì hầu hết người Nhật có xu hướng không nói chuyện điện thoại khi đang đi trên các phương tiện giao thông công cộng, để tránh làm phiền hành khách đi cùng.
Văn hóa trả tiền ăn uống
Văn hóa mời ở Nhật cũng giống như ở Sài Gòn, mời đi ăn là đi ăn chung nhưng mỗi người sẽ tự trả tiền riêng phần của mình. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chăm chăm chia tiền là tốt, nếu người mời bạn muốn trả toàn bộ chi phí cho bữa ăn thì bạn cũng không nên từ chối, điều bạn cần làm là cảm ơn họ bằng câu “Go -chiso sama deshita” (Cám ơn vì đã chiêu đãi).
Văn hóa nhà tắm
Đến Nhật Bản, du khách dễ dàng tìm thấy các nhà tắm công cộng hay onsen (suối nước nóng), tuy nhiên bạn nên lưu ý rằng hãy làm sạch sẽ cơ thể trước khi bước vào các phòng tắm công cộng ở Nhật.
Nói to
Tại các điểm công cộng như bến tàu, nhà ga hoặc trên tàu điện ngầm, bạn không nên nói chuyện quá to. Điều này sẽ gây khó chịu cho những người xung quanh. Thông thường người Nhật sẽ để điện thoại ở chế độ im lặng khi sử dụng các phương tiện công cộng.
Đeo khẩu trang y tế
Đến Nhật Bản bạn dễ dàng bắt gặp người dân dù là nam hay nữ, từ già đến trẻ đều đeo khẩu trang. Không chỉ bảo vệ sức khỏe, người dân Nhật đeo khẩu trang còn để ngăn chặn nhiễm bệnh cho người khác hoặc đôi khi các bạn trẻ xem việc đeo khẩu trang như một phụ kiện thời trang.
Văn hóa bàn ăn
Trước khi dùng bữa, đặt 2 tay trước ngực, đầu hơi cúi và nói “itadakimasu” nghĩa là “mời mọi người” và sau khi dùng bữa sau hãy nói câu “gochisosamadeshita”. Đây là những từ ngữ để thể hiện lòng biết ơn với người đã tạo ra bữa ăn ngon cho bạn.
Có thể mua mọi thứ với thẻ tín dụng
Dù các phương thức thanh toán khác đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi hơn tại Nhật Bản nhưng tốt nhất bạn vẫn nên mang theo tiền mặt. Tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán được ưa thích khi bạn trả phí vào cửa tại các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng nhỏ hay các cửa hàng nhỏ.
Không nên nghịch ngợm với đũa
Đối với người Nhật, đôi đũa là một phần văn hóa ẩm thực của họ và hầu như tất cả các món ăn của người Nhật đều phải dùng đũa. Vì thế đến Nhật, bạn không nên sử dụng đũa vào mục đích khác ngoài việc ăn cơm hay nghịch ngợm chúng bởi đây là một hành động khiếm nhã và bất lịch sự.
Tadiha.com GỢI Ý MỘT SỐ KHÁCH SẠN TOKYO GIÁ TỐT
1. Capsule Hotel and Sauna Ikebukuro Plaza
2. Sakura Hostel Asakusa
3. Capsule Hotel and Sauna Cosmo Plaza Akabane
Hoàng Rob mang violin thổi hồn vào ‘Vùng đất quên lãng’ ở Quảng Bình
Cùng với sự trợ giúp của nhà sản xuất âm nhạc SlimV, và hai nhạc công xinh đẹp trong nhóm GEN9, Hoàng Rob và các cộng sự của mình đã thực hiện những cảnh quay vô cùng đẹp mắt trong MV Vùng đất quên lãng.
Du lịch một mình – trải nghiệm ai cũng nên thử một lần trong đời
Đừng sợ đi một mình. Đừng sợ nếu bạn thích điều đó.” John Mayer.
7 điều nên học từ người Pháp
Coi mọi bữa ăn đều là đại tiệc, dành thời gian thư giãn, làm việc ít đi, đầu tư thông minh vào thời trang, có gì nói nấy… là những thói quen tốt của người Pháp.
Bí ẩn về huyền thoại lông đuôi voi Tây Nguyên
Một số chủ cửa hàng lưu niệm giới thiệu với du khách nhẫn lông đuôi voi của người M’Nông có tác dụng mang lại may mắn, xua đuổi tà ma nhưng chính người dân tộc này lại phủ nhận.
4 chú mèo phượt thủ nổi tiếng ‘đi khắp thế gian’
Ngay cả dân phượt chuyên nghiệp cũng sẽ ngưỡng mộ 4 chú mèo này bởi những chuyến đi trong mơ.