Đỉnh Merapi, Indonesia. Tên của đỉnh núi này dịch ra tiếng Indonesia sẽ là ‘Lửa trên núi’ và điều này thực sự đúng theo nghĩa đen. Mặc dù vẻ ngoài cực kỳ hào nhoáng trong những bức ảnh nhưng trong thế kỷ 20, ngọn núi này đã 60 lần phun trao đe dọa tính mạng và tài sản của hàng trăm dân cư.
Hồ nước sôi, Dominicana. Hồ nước sôi đã được Unesco đưa vào danh mục những di sản thiên nhiên của thế giới năm 1997. Nước ở hồ duy trì ở mức 82 đến 95 độ C. Nó nằm ở độ cao 762m so với mực nước biển, hồ rộng chừng 60 m và độ sâu xấp xỉ 95m.
Dallol, Ethiopia. Khu vực ngay gần núi lửa đã ngừng hoạt động trong thời gian qua và là nơi sở hữu nhiệt độ khủng khiếp với mức trung bình hơn 41 độ C trong suốt gần 100 năm qua. Màu sắc tươi sáng và rực rỡ xuất hiện xung quanh khu vực miệng núi lửa như màu trắng, vàng, đất son, xanh lá cây và đỏ là do có sự kết hợp của những con suối nước nóng, núi lưu huỳnh, hồ axit, hồ oxit sắt, lớp muối ẩn. Không ngạc nhiên khi gần như không có người ở tại đây.
Námaskarð, Iceland: Mặc cho vẻ bề ngoài vô cùng thơ mộng và hùng vĩ nhưng nhiệt độ tại nơi này lại được coi là vô cùng khó sống. Bên cạnh đó là những lỗ bùn khí nóng và lỗ phun khí đặc biệt nguy hiểm ẩn chứa sự chết chóc không ngờ.
Vườn quốc gia Tsingy de Bemaraha, Madagascar: Đây là một trong những địa điểm kỳ lạ nhất mà bạn có thể khám phá. Những phiến đá, khối đá vôi to lớn và sắc nhọn bao phủ gần như hoàn toàn diện tích nơi đây, thậm chí có những khối đá cao tới 120 m. Đây là nơi mà người ta ‘không thể đi chân không’ để khám phá được.
Thị trấn Minqin, Trung Quốc: Từng là một thị trấn rất phát triển về nông nghiệp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay do hồ chứa nước đã biến mất nên nguồn cấp bị cắt và khiến cho người dân không thể canh tác. Bão cát sa mạc dần dần phủ kín nơi đây và thị trấn này được dự báo là sẽ biến mất hoàn toàn trong tương lai không xa.
Công viên quốc gia Madidi, Bolivia có ba vùng khí hậu riêng biệt, khí hậu lạnh ở các đỉnh núi phủ tuyết trắng, ôn đới ở khu vực độ cao trung bình và khí hậu nhiệt đới ở vùng đất thấp. Tuy nhiên, ẩn sau vẻ đẹp đó là những loài cây kịch độc cùng các loại thú dữ sẵn sàng tấn công người qua lại bất cứ lúc nào.
Hồ Nyos, Cameroon: Từng là một miệng núi lửa ngừng hoạt động, hồ Nyos sở hữu ượng khí CO2 bão hòa rất lớn và là nguyên nhân gây ra hiện tượng phun trào CO2. Cách đây gần 20 năm, một vụ phun trào khí CO2 đã bất ngờ đổ ập xuống và cướp đi sinh mạng của rất nhiều người dân khu vực.
San Pedro de Atacama, Chile: Hình ảnh đẹp như tranh vẽ của San Pedro de Atacama không thể giấu đi được sự chết chóc của nơi đây với sự khô hạn khủng khiếp. Nhưng khách du lịch vẫn có thể hài lòng với những cánh đồng muối rộng lớn hay những mạch nước nóng nghi ngút bốc hơi.
Cổng địa ngục ở Derweze, Turkmenistan: Nguyên do xuất hiện cổng địa ngục là năm 1971, trong khi tiến hành khoan các nhà địa chất Liên Xô đã khoan vào một túi khí khiến mặt đất bên dưới dàn khoan bị đổ sụp tạo thành một hố lớn với đường kính 70 m. Để tránh rò rỉ khí, người ta đã đốt chúng và hy vọng rằng khí sẽ cháy hết trong vài ngày tuy nhiên đám cháy này đến nay vẫn chưa kết thúc. Và thế là cổng địa ngục bốc cháy tồn tại đến ngày nay
Theo Zing News
Xem thêm các bài viết:
10 nơi bỏ hoang nổi tiếng âm u đến rợn da gà
Vẻ đẹp ‘triệu người mê’ của hang đom đóm nổi tiếng nhất thế giới
Khám phá đất nước xinh đẹp của những chú chuột túi kangaroo