Giới thiệu về Vườn quốc gia Xuân Thủy
Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi rộng lớn nằm ở phía Nam cửa Sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 150 km về hướng Đông Nam, với tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Đây là một điểm du lịch sinh thái lý thú cho những ai thích tìm hiểu đời sống những loài chim di trú và sống với thiên nhiên hoang dã.
Từ tháng 01/1989 Xuân Thủy đã là vùng đất ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước quốc tế RAMSAR. Tháng 12/2004, UNESCO tiếp tục công nhận Vườn quốc gia Xuân Thủy trở thành vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới khu vực ven biển liên tỉnh đồng bằng châu thổ Sông Hồng.
Hàng năm từ tháng 10, 11 đến tháng 3, 4 của năm sau, hàng chục ngàn cá thể chim di cư tránh rét từ Phương Bắc đã chọn Vườn Quốc gia Xuân Thủy làm nơi dừng chân kiếm ăn, tích lũy năng lượng cho hành trình di trú dài cả ngàn cây số của mình. được ví như một "ga" chim quốc tế với gần 40 ngàn loài trong đó thường xuyên xuất hiện 9 loài có tên trong sách đỏ quốc tế như: rẽ mỏ thìa, cò thìa, choắt mỏ thìa, mòng biển mỏ ngắn, bồ nông, choắt chân màng lớn, cò lạo Ấn Độ, choắt mỏ vàng, cò trắng Trung Quốc.
Trải qua gần 300 năm với truyền thống quai đê, lấn biển, cần cù dũng cảm trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên, cộng đồng dân cư địa phương đã tạo lập nên những làng quê trù phú. Nơi đây rừng biển giao hòa tạo cho du khách ấn tượng mạnh mẽ và khoáng đạt. Chim trời,cá nước hòa quyện vào nhau tạo nên bức tranh lâm thủy hữu tình.
Vườn quốc gia Xuân Thủy có nhiều tuyến du lịch đa dạng, du khách có thể lựa chọn những tuyến du lịch phù hợp nhất, mang lại cho du khách những phút giây thư giãn, vui vẻ. Tuyến Du thuyền cửa sông: Dành cho du khách muốn tìm hiểu khái quát Vườn quốc gia Xuân Thủy trong quỹ thời gian có hạn; Tuyến xem chim: Tuyến này dành cho những du khách có nhu cầu khám phá thiên nhiên, quan sát chim muông và chiêm ngưỡng những cảnh quan độc đáo của hệ sinh thái đất ngập nước ở cửa sông ven biển; Tuyến du khảo đồng quê: Tuyến này dành cho du khách có nhu cầu khám phá đời sống của người dân địa phương.
Ảnh: Internet
Tư liệu: Tổng hợp