Giới thiệu về Văn Thánh miếu

Được xem như là Quốc Tử Giám của miền Nam, Văn Thánh miếu đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa tri thức của người dân Nam Bộ cũng như những giá trị lịch sử của khu vực.

được xây dựng trong vòng hai năm bởi hai cụ Phan Thanh Giản và Đốc học Nguyễn Thông và là một trong ba ở Nam bộ từ thế kỉ 19.
Muốn đi vào trong khuôn viên của miếu, du khách phải đi qua cổng tam quan có hai nếp mái được sơn vàng. Bên trên là ba chữ Hán, bên dưới là chữ quốc ngữ đề tên Văn Thánh miễu. Hai bên cột là hai câu đối của Khổng Tử cũng như ca ngợi . Sau cổng là đường thần đạo với ba bia đá:
- Tấm bia số 1 với trước tác của Phan Thanh Giản trước khi tuẫn tiết (1866), dựng năm 1911.  
- Tấm bia số 2 dựng để kỷ niệm Tống Hữu Định và giới trí thức trong cuộc trùng tu ngôi miếu lần 2 (1903).    
- Tấm bia số 3 dựng năm 1931, với di chúc của Trương Thị Loan (con gái của bá hộ Trương Ngọc Lang)
Ngoài nơi thờ chính còn có công trình phụ là Văn Xương các hay còn gọi là Tụy Văn lâu. Tầng trên của Tụy Văn lâu đặt bàn thờ của Văn Xương Đế Quân và chứa các loại sách vở, tầng dưới đặt bàn thờ cụ Phan Thanh Giản và Sùng Đức tiên sinh Võ Trường Toản và nơi hội họp cho các sĩ phu đến đàm đạo trao đổi. Bên ngoài Tụy Văn lâu còn đặt hai khẩu thần công được tương truyền dùng để bảo vệ thành Vĩnh Long xưa.
Rời Văn Xương các men theo đường bộ là điện thờ chính, nơi đặt bàn thờ của đức Khổng tử cùng bốn vị cao đồ. Hai miếu nhỏ ở hai bên điện chính gọi là Tả vu, Hữu vu dùng để thờ 72 học trò của Không Tử.

Cách đi: từ trung tâm thành phố Vĩnh Long men theo đường Trần Phú dọc sông Long Hồ khoảng 2 km. 


Giới thiệu

Được xem như là Quốc Tử Giám của miền Nam, Văn Thánh miếu đóng vai trò quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa tri thức của người dân Nam Bộ cũng như những giá trị lịch sử của khu vực. Xem thêm
Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên