Giới thiệu về Văn Miếu Huế
Văn Thánh Miếu được lập ra nhằm thể hiện đạo lý tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài của đất nước, của những truyền thống hiếu học của nhân dân ta.
Với nhiều tên gọi khác nhau: Tiên Sư Miếu, Khổng Tử Miếu, Chí Thánh Miếu, hoặc có nơi gọi là Chí Thánh Tiên Sư Miếu, gọi tắt là Văn Thánh - đây là ngôi miếu được xây dựng để thờ đức Khổng Tử.
Nhưng phải đến năm 1808 dưới triều đại vua Gia Long, Văn Thánh Huế đã được xây dựng lại trên địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế. Còn ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ, tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử.
Trước đây, Văn Thánh có khoảng 20 công trình lớn như: Văn Miếu (điện thờ), Đông vu, Tây vu, Thần trù, Thần khố, Hữu Văn Đường, Duỵ Lễ Đường, nhà Thổ Công, Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn, quan Đức Môn, Linh Tinh Môn, la thành, bến vua ngự... Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại khu di tích này chỉ còn giữ được Đại Thành Môn, Nhà Bia và cổng Linh Tinh Môn.
Cùng với Văn Miếu Quốc Tử Giám, Văn Thánh Huế là một trong những di tích đánh dấu thời kỳ thịnh trị nhất của Nho giáo – đây cũng chính thời kỳ vương triều Nguyễn dùng Nho học làm phương tiện trợ giúp đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước. Đặc biệt, việc lập Văn Thánh cũng như dựng bia Tiến sĩ nhằm thể hiện đạo lý tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài của đất nước, của những truyền thống hiếu học của nhân dân ta.
Cách đi:
+ Nếu di chuyển bằng xe máy thì du khách có thể đi theo chỉ dẫn sau: từ Hồ Hoàn Kiếm, du khách đi theo đường Lê Thái Tổ rồi rẽ phải vào đường Tràng Thi. Gặp đường Điện Biên Phủ rồi rẽ trái vào đường Trần Phú, rẽ trái vào đường Chu Văn An rồi rẽ phải qua đường Nguyễn Thái Học sẽ tới Văn Miếu Quốc Tử Giám
+ Nếu di chuyển bằng xe buýt thì du khách có thể đi xe số 02, 23, 25, 38, 41 hoặc 49.