Giới thiệu về Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen

Giáo phận Kon Tum QL24, thôn Măng Đen, xã Đắk Lông, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum (khu du lịch Măng Đen) Việt Nam Đường 24 Kon Tum VN http://xn--cmmngen-b4a6jg1264fnqa.vn/ Nhà Thờ là: Trung Tâm Hành Hương Năm thành lập: 2007

Giáo phận Kon Tum
QL24, thôn Măng Đen, xã Đắk Lông, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum (khu du lịch Măng Đen) Việt Nam
Đường 24 Kon Tum VN
http://xn--cmmngen-b4a6jg1264fnqa.vn/
Nhà Thờ là: Trung Tâm Hành Hương
Năm thành lập: 2007
Giáo phận Kon Tum
QL24, thôn Măng Đen, xã Đắk Lông, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum (khu du lịch Măng Đen) Việt Nam
Năm thành lập Nhà Thờ:
2007

Giới thiệu Đức Mẹ Măng Đen

Tượng Đức Mẹ Fatima tại Măng Đen (còn được là Tượng Đức Mẹ Măng Đen hay Đức Mẹ cụt tay) là một di tích, điểm hành hương Công giáo của Giáo phận Kon Tum, tọa lạc ở thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, cạnh Quốc lộ 24, cách thành phố Kon Tum 53 km về phía Đông Bắc.

Đức Mẹ Măng ĐenĐức Mẹ Măng Đen

Nguồn gốc

Theo tài liệu của Tòa Giám mục Kon Tum, và tường trình của linh mục Giuse Nguyễn Minh Kông (còn được viết là “Công”) thì đây là bức tượng được tạc theo tượng Đức Mẹ Fatima do linh mục Tôma Lê Thành Ánh tặng. Bức tượng này được linh mục Kông mang lên tiền đồn Măng Đen bằng trực thăng (ngày nay vẫn còn dấu tích một sân bay dã chiến rất rõ, cách vị trí tượng khoảng 2 km). Tượng được dựng trên một trụ đài đơn sơ như hiện nay vào giữa năm 1971. Năm 1974, do hỏa lực chiến tranh Việt Nam, tiền đồn Măng Đen bị triệt bỏ, bức tượng cũng bị hư hỏng ít nhiều và bị bỏ phế sâu trong rừng rậm.

Đức Mẹ bị quên lãng

Sau chiến tranh, bức tượng bị bỏ phế trong một thời gian dài vì không có tuyến giao thông và không có cư dân sinh sống gần đó. Đầu thập niên 1980, do ảnh hưởng từ chính sách Xây dựng các vùng kinh tế mới của chính phủ Việt Nam, một số người dân sinh sống tại lâm trường Măng Cành đã phát hiện ra bức tượng này, nhưng không có sự quan tâm đặc biệt nào.
Theo ghi nhận của linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, ghi chép cuộc trao đổi với bà Đào Thị Hương, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu, mất tay, nhưng không rõ nguyên nhân.
Năm 2002, huyện Kon Plông mới được hình thành từ việc chia tách huyện Kon Plông cũ thành huyện Kon Plông mới và huyện Kon Rẫy. Huyện lỵ Kon Plông mới được đặt tại Măng Đen. Tuyến Quốc lộ 24cũng được dự định mở rộng kéo dài để dùng làm tuyến giao thông chính băng qua địa bàn huyện và nối đến tận huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 2004, khi bắt đầu thi công tuyến đường này, những người làm đường khi thấy bản thiết kế vô tình đi qua vị trí tượng này đã điều chỉnh tuyến đường để tránh xâm hại đến bức tượng. Trong số những người làm đường có một tín đồ Công giáo tên Hoàng đã bỏ công phục chế phần đầu và đôi tay. Phần đầu được phục chế với gương mặt không còn giống các phiên bản tượng Đức Mẹ Fatima thông thường nữa, nhưng mang dáng dấp phụ nữ Tây Nguyên Việt Nam. Tuy nhiên, không rõ vì sao đôi tay không thể phục chế được, sau khi phục chế đã bị rơi xuống dưới chân tượng, vì vậy tượng vẫn mang hình dáng cụt tay cho đến ngày nay. Theo linh mục Phi Khanh Vương Hoàng Khởi, dẫn tư liệu do Tòa Giám mục Kon Tum cung cấp, thì Linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn đã “tìm được một phần bàn tay và một phần đốt tay trỏ của tượng Mẹ” ngày 28 tháng 12 năm 2006, hiện đang được cất giữ tại Tòa Giám mục Kon Tum. Có lẽ đây chính là phần còn lại của đôi tay được phục chế.

Mẹ Măng ĐenMẹ Măng Đen

Nơi hành hương Công giáo

Mãi đến cuối tháng 8 năm 2006, một tín đồ Công giáo tên Lâm khi đi qua đây, vô tình được nghe kể lại nên đã tìm đến xác nhận bức tượng và thông báo sự hiện hữu của bức tượng cho Tòa Giám mục Kon Tum. Ngày 28 tháng 12 năm 2006, một phái đoàn tôn giáo do Giám mục Kon Tum Micae Hoàng Đức Oanh dẫn đầu đã lên viếng bức tượng. Một năm sau, ngày 9 tháng 12 năm 2007, Giám mục Hoàng Đức Oanh cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân đã tổ chức dâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Từ đó, nơi đây trở thành một nơi hành hương của các giáo dân vùng Tây Nguyên và ngày9 tháng 12 hàng năm trở thành ngày Ngày Hành hương Đức Mẹ Măng Đen của Giáo phận Kon Tum.

Một số thông tin khác

Tượng Đức Mẹ Măng Đen được làm bằng bê tông cốt thép, cao khoảng 1 mét. Tượng được đặt trên một bệ tượng làm bằng xi măng kết với các đá cuội tự nhiên. Phần thân tượng mang điểm hình dáng dấp của tượng Đức Mẹ Fatima, nhưng phần đầu được phục chế lại mang khá nhiều hình dáng phụ nữ vùng Tây Nguyên Việt Nam. Phần tay tuy được phục chế nhiều lần, nhưng về sau được giữ nguyên hình dáng tay cụt. Nhiều giáo dân cho rằng với hình dáng cụt tay như trên, làm liên tưởng đến hình tượng Đức Mẹ phù hộ cho con người bất hạnh mắc các bệnh như; phong cùi, HIV/AIDS…Giữa khung cảnh rừng núi mênh mông, thâm u, xung quanh là rất nhiều hoa và những dãy ghế đá, với những tấm biển “Tạ ơn Đức Mẹ” được những người giáo dân mang đến, bức tượng hiện lên với đầy vẻ linh thiêng, huyền bí…
Từ năm 2007, nhiều giáo dân đã lên cầu nguyện tại đây, hình thành một điểm hành hương tôn giáo tại Măng Đen. Hàng trăm chiếc ghế đá và dưới bệ tượng xếp hàng trăm chiếc bảng đá nhỏ khắc chữ tạ ơn của các tín đồ cầu mong sự linh ứng. Ngày nghỉ có cả những đoàn người hành hương từ nơi xa đến chiêm ngưỡng, lễ bái, có người là tín đồ Thiên chúa giáo nhưng cũng nhiều người đến chỉ cốt cầu xin tài lộc, con cái v.v…
Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển của tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Kon Plông nói riêng. Quy hoạch tổng thể của thị trấn Măng Đen được điều chỉnh lại khi nắn lại tuyến đường quốc lộ và quy hoạch xây dựng thị trấn. Một khu du lịch sinh thái được mệnh danh Đà Lạt thứ hai được xây dựng cách tượng Măng Đen 2 km, cạnh sân bay Măng Đen cũ. Đồng thời, một trung tâm hành hương và du lịch tôn giáo cũng được quy hoạch xây dựng tại khu vực đặt tượng, với diện tích rộng trên 20 ha.
Ngày 10 tháng 9 năm 2011, Sứ thần Tòa Thánh, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam là Tổng giám mục Leopoldo Girelli đã đến viếng và chủ trì thánh lễ kính Đức Mẹ. Cuối tháng 11, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum cũng gửi văn bản cho Tòa Giám mục Kon Tum về việc chính thức chấp nhận việc tổ chức hành hương tôn giáo tạiMăng Đen. Tòa Giám mục Kon Tum cũng ra thông báo thành lập Giáo xứ Kon Xơm Luh, phụ trách việc quản lý linh địa Măng Đen. Ngày 12 tháng 12 năm 2011, một buổi lễ trọng thể được tổ chức tại đây, do chính Giám mục giáo phận chủ trì để mừng sự kiện này.

Nguồn: đứcmẹmăngđen.vn

Giới thiệu: Đức Mẹ Măng Đen có tên gọi khác: Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Salette.

Địa chỉ: QL24, thôn Măng Đen, xã Đắk Lông, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum (khu du lịch Măng Đen) Việt Nam, cách trung tâm Tp Kon Tum 60Km, với độ cao khoảng 1.200m, khí hậu ở đây luôn mát mẻ se lạnh, nhiệt độ không bao giờ quá 20 độ C và lúc nào cũng có sương mù. Đây là bức tượng nổi tiếng huyền bí, linh thiêng, là một di tích hành hương với nhiều người Công giáo trong và ngoài nước khi đến Tây Nguyên.

Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Salette Việt NamĐức Mẹ Sầu Bi, Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Salette Việt Nam

Ngày lễ, hành hương Đức Mẹ Măng Đen: Tòa Giám Mục Kon Tum đã chính thức chọn địa điểm đặt tượng Đức Mẹ này làm địa điểm hành hương kính viếng Đức Mẹ của Giáo Phận Kon Tum, và định ngày 9-12 hàng năm, ngay sau ngày Lễ Mừng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 8-12, làm ngày hành hương chính thức cho toàn giáo phận Kon Tum.

Chân Dung Đức Mẹ Măng Đen Kon Tum, photo image statue mother virginChân Dung Đức Mẹ Măng Đen Kon Tum, photo image statue mother virgin

Tiểu Sử Đức Mẹ Măng Đen: Tượng Đức Mẹ được một công nhân máy ủi tìm thấy dưới tầng đất sâu trong rừng rậm, khi anh thi công cố gắng ủi đất rừng phá núi để làm đường giao thông. Tượng đã bị mất đầu, gãy tay. Anh và gia đình vốn là lương dân, lúc đầu mang tượng đến nhà chùa, nhưng nhận thấy ko phải tượng ảnh của nhà chùa, vì có trái tim trước ngực, nên đem tượng về lại nhà và cố gắng đắp lại cái đầu mới theo khả năng hiểu biết của riêng anh. Anh dùng vật liệu tạo lại đôi tay cho tượng Đức Mẹ, nhưng ko thành công. Anh và bạn bè đã đem đặt tượng Đức Mẹ trên bệ cao sát lề đường gần bên vị trí Tượng được phát hiện. Do vậy, Tượng Đức Mẹ Măng Đen có khuôn mặt rất khác lạ so với tất cả các khuôn mặt tượng Đức Mẹ khác ta thường nhìn thấy với đôi bàn tay cụt.

Tượng đài Đức Mẹ Măng Đen Kon TumTượng đài Đức Mẹ Măng Đen Kon Tum

Tượng được dựng lên trên một trụ đài vào năm 1971. Trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đặc biệt là năm 1974 khi tiền đồn Măng Đen bị thu phục, tượng Đức Mẹ Măng Đen bị hư hỏng và bị lãng quên trong rừng sâu một thời gian khá dài. Mãi đến những năm đầu 1980 người dân ở đây mới tìm thấy bức tượng và bảo tồn

Du khách hành hương Đức Mẹ Măng Đen Kon TumDu khách hành hương Đức Mẹ Măng Đen Kon Tum

Hàng ngày có nhiều đoàn hành hương từ trong Tỉnh, trong nước và nước ngoài đến kính viếng Mẹ Măng Đen, mặc dầu nơi đây là vùng núi cao, nhiều đèo dốc cao ngoằn nghoèo hiểm trở, với những cánh rừng thông sương mù mát lạnh, gần giống Đà Lạt, nhưng còn thiếu nhiều tiện nghi dành cho khách du lịch…

Bức tượng Đức Mẹ Maria Măng Đen Kon Tum đườn làm bằng chất liệu Xi măngBức tượng Đức Mẹ Maria Măng Đen Kon Tum đườn làm bằng chất liệu Xi măng

Tượng Đức Mẹ Măng Đen được làm bằng bê tông cốt thép, cao khoảng 1 mét. Tượng được đặt trên một bệ tượng làm bằng xi măng kết với các đá cuội tự nhiên. Phần thân tượng mang điểm hình dáng dấp của tượng Đức Mẹ Fatima, nhưng phần đầu được phục chế lại mang khá nhiều hình dáng phụ nữ vùng Tây Nguyên Việt Nam. Phần tay tuy được phục chế nhiều lần, nhưng về sau được giữ nguyên hình dáng tay cụt. Nhiều giáo dân cho rằng với hình dáng cụt tay như trên, làm liên tưởng đến hình tượng Đức Mẹ phù hộ cho con người bất hạnh mắc các bệnh như; phong cùi, HIV/AIDS…

Đoàn người các dân tộc Vietnam hành hương Măng Đen Kon TumĐoàn người các dân tộc Vietnam hành hương Măng Đen Kon Tum

Ngày nay, Tượng Đức Mẹ Măng Đen trở thành điểm hành hương của nhiều người Công giáo. Bên cạnh đó, nhiều người không theo đạo cũng tìm đến Đức Mẹ cầu lộc, con cái…Đặc biệt là ngày 9 tháng 12 hằng năm trở thành ngày Ngày Hành hương Đức Mẹ Măng Đen của Giáo Phận Kon Tum. Điều này đã khiến cho Măng Đen thêm phần lôi cuốn du khách đi du lịch về thăm. Khách thăm Măng Đen vì nơi đây có cảnh quan trong lành, thăm Mang Đen để nghe những câu chuyện mang tính tâm linh đầy xúc động, gắn với Tượng Đức Mẹ Măng Đen nổi tiếng linh thiêng.

Đọc Kinh nguyện cầu phép lạ Đức Mẹ Măng ĐenĐọc Kinh nguyện cầu phép lạ Đức Mẹ Măng Đen

 Từ năm 2007, nhiều giáo dân đã lên cầu nguyện tại đây, hình thành một điểm hành hương tôn giáo tại Măng Đen.

Đức Mẹ Măng Đen, Giáo Phận Kon TumĐức Mẹ Măng Đen, Giáo Phận Kon Tum

Hàng ghế đá tạ ơn Đức Mẹ Măng ĐenHàng ghế đá tạ ơn Đức Mẹ Măng Đen

Giữa khung cảnh rừng núi mênh mông, thâm u, xung quanh là rất nhiều hoa và những dãy ghế đá, với những tấm biển “Tạ ơn Đức Mẹ” được những người giáo dân mang đến, bức tượng hiện lên với đầy vẻ linh thiêng, huyền bí…

Phong cảnh dưới chân đồi Đức Mẹ Măng Đen Kon TumPhong cảnh dưới chân đồi Đức Mẹ Măng Đen Kon Tum

Măng Đen được điều chỉnh lại khi nắn lại tuyến đường quốc lộ và quy hoạch xây dựng thị trấn. Một khu du lịch sinh thái được mệnh danh Đà Lạt thứ hai được xây dựng cách tượng Măng Đen 2 km, cạnh sân bay Măng Đen cũ. Đồng thời, một trung tâm hành hương và du lịch tôn giáo cũng được quy hoạch xây dựng tại khu vực đặt tượng, với diện tích rộng trên 20 ha.

Đồng bào các dân tộc hành hương Đức Mẹ Măng ĐenĐồng bào các dân tộc hành hương Đức Mẹ Măng Đen

Mỗi ngày đều có người đến cầu nguyện cùng Mẹ. Đời sống tâm linh, niềm tin tôn giáo của con người trong mọi nơi và mọi lúc.

Đoàn người về viếng Đức Mẹ Kon Tum Tây Nguyên, Việt NamĐoàn người về viếng Đức Mẹ Kon Tum Tây Nguyên, Việt Nam

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi 15/9, thường là mưa gió vì tháng 9 đang trong mùa mưa ở Tây Nguyên, nhưng vẫn có trên 20 ngàn con người không ngại mưa gió: Người Kinh, người Thượng, người trong Giáo Phận, ngoài Giáo Phận, xe lớn, xe nhỏ… hân hoan tập trung về mừng kính Mẹ ở Măng Đen. Năm sau lại nhiều hơn năm trước.

Điểm du lịch tượng đức mẹ Măng Đen Kon TumĐiểm du lịch tượng đức mẹ Măng Đen Kon Tum

Nội dung văn bản đọc kinh cầu nguyện phép lạ Đức Mẹ Sầu Bi măng Đen giáo phận Kon TumNội dung văn bản đọc kinh cầu nguyện phép lạ Đức Mẹ Sầu Bi măng Đen giáo phận Kon Tum

Kinh cầu Đức Mẹ Măng Đen

Điểm du lịch tượng đức mẹ Măng Đen Tourist attraction statue of mother maria Kon Tum Tây Nguyên, Việt NamĐiểm du lịch tượng đức mẹ Măng Đen Tourist attraction statue of mother maria Kon Tum Tây Nguyên, Việt Nam

Hình ảnh nhà thờ Đức Mẹ Măng Đen (Đang xây dựng). Địa chỉ: Khu đồi Đức Mẹ Măng Đen, Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

hình ảnh đẹp nhà thờ đức mẹ măng đen và cây thập thánh giáhình ảnh đẹp nhà thờ đức mẹ măng đen và cây thập thánh giá

kiến trúc nhà thờ đức mẹ măng đenkiến trúc nhà thờ đức mẹ măng đen

nhà thờ đức mẹ măng đen được thiết kế cột bê tông xi măng cửa kính mái ngói đỏ có tầng hầmnhà thờ đức mẹ măng đen được thiết kế cột bê tông xi măng cửa kính mái ngói đỏ có tầng hầm

hình ảnh nhà thờ đức mẹ măng đenhình ảnh nhà thờ đức mẹ măng đen

nhà thờ đức mẹ măng đen được thiết kế cột bê tông xi măng cửa kínhnhà thờ đức mẹ măng đen được thiết kế cột bê tông xi măng cửa kính

nhà thờ đức mẹ măng đen kon tumnhà thờ đức mẹ măng đen kon tum

tượng đức mẹ măng đen kon tumtượng đức mẹ măng đen kon tum

nhà thờ đức mẹ măng đen tại khu đất rung thông măng đen kon tumnhà thờ đức mẹ măng đen tại khu đất rung thông măng đen kon tum

nhà thờ đức mẹ marianhà thờ đức mẹ maria

đường vào nhà thờ đức mẹ sầu bi măng đen bạt ngàn rừng thôngđường vào nhà thờ đức mẹ sầu bi măng đen bạt ngàn rừng thông

nhà thờ ở huyện kon plông kon tumnhà thờ ở huyện kon plông kon tum

nhà thờ ở kon tumnhà thờ ở kon tum

nhà thờ ở khu du lịch măng đen kon tumnhà thờ ở khu du lịch măng đen kon tum

Phối cảnh tổng thể nhà thờ đức mẹ măng đenPhối cảnh tổng thể nhà thờ đức mẹ măng đen

Công trình: Nhà thờ kính Đức Mẹ măng Đen

Địa điểm xây dựng: Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Chủ đầu tư: Tòa Giám Mục Kon Tum

Đơn vị thiết kế: Công ty TNHH MTV Kiến trúc và xây dựng Thuần Việt Gia Lai

Các hạng mục công trình: Đài đức mẹ, chòi nghỉ chân, nhà thờ, nhà xứ, nhà khách giáo xứ, khu nhà vệ sinh

CHỈ DẪN HÀNH HƯƠNG

Lộ trình đường đi: Đức Mẹ Măng Đen nằm trên quốc lộ 24 – Đường Kon Tum đi Mộ Đức – Quảng Ngãi.

– Để đến với Đức Mẹ Măng Đen du khách đi theo theo QL24, nếu đi từ Quảng Ngãi khoảng cách là 150 Km

– Đi từ TP Kon Tum (Tuyến xe Bus): Bến xe bus đường Nguyễn Huệ Tp Kon Tum – Quốc lộ 24 – thị trấn Đắk Rve huyện Kon Rẫy – thị trấn Măng Đen huyện Kon Plông – Tượng đài Đức Mẹ Măng Đen (Cự ly 60Km, 60 phút chuyến, 5h – 17h hàng ngày)

Đường đi Đức Mẹ Măng Đen Kon TumĐường đi Đức Mẹ Măng Đen Kon Tum

Đường Mẹ Măng Đen Kon Tum ô tô xe máy đi vào được hếtĐường Mẹ Măng Đen Kon Tum ô tô xe máy đi vào được hết

Đoạn đường dưới chân đồi Đức Mẹ măng Đen. Ô tô, xe khách loại lớn có thể đi vào dễ dàng

Nguồn: https://hinhanhkontum.maytinhhtl.com

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên