Giới thiệu về Thất Sơn
Thất Sơn với tên thường gọi Bảy Núi, là tên gọi đặc trưng cho dạng địa hình độc đáo được trái đất kiến tạo với bảy ngọn núi không liền kề. Đây là một trong số địa danh quan trọng nhất trong sự phát triển của miền Tây Nam Bộ.
Các dãy núi dược hình thành với hình dạng và độc cao hoàn toàn khác nhau, được xếp theo hình cánh cung kéo dài gần 100 km. là bản vẽ hoàn hảo của dạng núi dốc và núi thấp, thoải, mỗi dạng địa hình đều có những đặc trưng riêng làm nên nét độc đáo của mỗi núi. bao hàm bảy ngọn núi:
Núi Cấm (Thiên Cẩm Sơn) là ngọn núi cao nhất trong dãy , có khung cảnh thơ mộng, bắt mắt. Ở giữa đỉnh núi là chùa Vạn Linh, nổi bật với tượng Phật Di Lặc cao 36m và nặng 600 tấn.
Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn) địa hình hiểm trở, có tên gọi xuất phát từ năm điểm trũng có hình như giếng nước trên đỉnh núi. Du khách đến với núi Dài Năm Giếng có cơ hội tham quan và thưởng thức nhiều loại trái cây thơm ngon được trồng bởi người dân trong vùng.
Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) là khu vực mang vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần kỳ vĩ. Nơi đây đặc biệt thu hút du khách nhờ các hang động ẩn sâu trong các tảng đá, cùng thảm thực vật xanh tốt quanh năm.
Núi Dài (Ngọa Long Sơn) là ngọn núi dài nhất trong dãy . Đây là nơi gắn liền với lịch sử An Giang xưa trong các cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc. Du khách tham quan núi Dài có thể sống lại những ngày tháng lịch sử qua các chứng tích chiến tranh được lưu giữ tại đây.
Núi Tượng (Liên Hoa Sơn) là vùng đất thiêng liêng ý nghĩa, đã chứng kiến cuộc thảm sát tàn bạo của Pôn Pốt xưa kia đối với người dân nơi đây.
Núi Két (Anh Vũ Sơn) là dạng địa hình độc đáo với các khối đá trên đỉnh núi có hình thù như mỏ chim két kiên cố qua bao thời gian. Phía sau mỏm đá là điện thờ các vị đã có công khai khẩn ra vùng đất .
Núi Nước (Thủy Đài Sơn) là ngọn núi nhỏ nhất trong , nhưng nơi đây vẫn có những điểm hấp dẫn với các cây cổ thụ cao to sừng sừng và các hang động được ẩn nấp dưới tảng đá. Xưa kia ngọn núi này chống trọi với các trận lũ trong vùng, giữa một biển nước mênh mông, ngọn núi vẫn đứng vững chãi qua tháng ngày nên được người dân gọi là núi Nước.
Các dân tộc Khmer Nam Bộ sinh sống tại Bảy Núi còn tổ chức nhiều lễ hội và phong tục như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pisat bo chia, lễ Pha Chum Bênh, đặc biệt là lễ hội đua bò Bảy Núi được diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm...
không những là nguồn du lịch dồi dào và lưu giữ các giá trị văn hóa ý nghĩa, mà còn cung cấp đa dạng các khoáng sản quý giá, hệ thống rừng nguyên sinh, hệ sinh thái và các thảm thực vật đa dạng.
Nguồn: Tổng hợp