Giới thiệu về Phu Văn Lâu
Phu Văn Lâu, hình ảnh biểu tượng của Cố Đô Huế. Hình ảnh này đã được in trên mặt sau của tờ tiền 50.000VNĐ phát hành năm 2003.
Nằm trên trục chính của kinh thành Huế, ở phía trước Kỳ Đài và phía sau Nghênh Lương Đình. Tô điểm thêm cho mộ mặt kiến trúc của kinh thành Huế, là một công trình kiến trúc đặc sắc trong quần thể kiến trúc Cố Đô.
Được xây dựng vào năm 1819 (dưới thời vua Gia Long), nơi đây từng là nơi trưng bày văn thư của triều đình, và được dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức.
Dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình cho dựng ở hai bên hai tấm bia đá khắc 4 chữ “khuynh cái hạ mã”, nghĩa là ai đi qua đều phải cởi mũ và xuống ngựa.
Trong gần 200 năm qua, được trùng tu ít nhất khoảng 8 lần. Sự tồn tại của công trình cho đến ngày hôm nay không chỉ chịu tác động của yếu tố ngoại cảnh mà còn phụ thuộc rất nhiều vào từng thời điểm lịch sử khác nhau