Giới thiệu về Nhà thờ Trà Cổ
Giáo Hạt Hòn Gai Tràng Vĩ, Trà Cổ, Tp. Móng Cái, Quảng Ninh, Việt Nam Tràng Vĩ Thành phố Móng Cái Quảng Ninh VN Nhà Thờ là: Giáo Xứ Số Giáo Dân: 1,130 Giáo Dân Năm thành lập: 1857 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Giuse Ngô Văn Vàng
Nhà Thờ Giáo xứ Trà Cổ
Kiến trúc Nhà Thờ Trà Cổ
Lịch sử nhà thờ bắt đầu khoảng năm 1857, nhiều gia đình tín hữu công giáo vì muốn lánh nạn binh đao khói lửa nên tìm đường ra bán đảo Trà Cổ, vì vậy số lượng giáo dân tại đây tăng lên đáng kể, và nhà thờ được xây để các con chiên có nơi tụ họp. Ban đầu nhà thờ làm bằng gỗ gồm 7 gian.
Năm 1880, nhà thờ bị hư hại, dột nát nhiều chỗ nên được xây cất mới bằng gạch đất, cột bằng gỗ, chạm trổ hoa lá để tạo sự trang nghiêm tôn kính.
Năm 1913, nhà thờ được xây mới lần nữa theo lối kiến trúc Gothic phương Tây.
Lịch sử hình thành
I. Hình Thành Xứ Họ Đạo
1. Các giáo hữu đầu tiên
Trong số những người đến sinh sống ở đảo Trà-Cổ, có một số trong họ là các tín hữu công giáo. Cùng với gia đình, vợ con và bạn bè, họ đã hình thành những xóm đạo nhỏ sống trên các ghe thuyền.
Những năm đầu sinh sống, các tín hữu này chủ yếu là giữ đạo nội tâm việc tập trung là rất hiếm hoi. Thời gian này cứ khoảng 3 hay bốn năm mới có một cha đến thăm viếng và cho chịu các phép bí tích. Thời đó phương tiện đi lại rất khó khăn nên việc mở mang đạo Chúa cũng rất hạn chế.
Đến năm 1861, ở miền duyên hải bắc phần có Tạ Văn Phụng mạo xưng là Lê Duy Minh, dòng dõi nhà Lê tự xưng là minh chủ nổi lên ở Quảng Ninh đánh chiếm lấy phủ Hải Ninh. Đến tháng 3 năm 1862 lại có Nguyễn Văn Thịnh (còn gọi là Cai Tổng Vàng ) nhập đảng với Tạ Văn Phụng chống lại Triều Đình vây đánh thành Bắc Ninh). Nhiều gia đình tín hữu công giáo vì muốn lánh nạn chạy giặc nên đã tìm đường ra đảo Trà-Cổ vì vậy, số tín hữu ngày càng đông, nhu cầu về tôn giáo ngày càng mở rộng chính điều này đòi hỏi nơi các Thày Cả phải đứng ra thành lập những họ đạo mới để công việc phụng thờ Chúa được trang nghiêm và quy củ hơn. Trong bối cảnh lịch sử như vậy giáo xứ Trà-Cổ đã dần dần được hình thành.
2. Những họ đạo đầu tiên.
Dần dần, các họ đạo được hình thành vì thời thế loạn lạc, lại thêm những vụ bắt bớ đạo gíao cho nên các họ đạo đầu tiên phải di chuyển sang đến làng La Phù Huyện Đông Hưng sau lại chuyển sang Trúc Sơn (Làng Bia).
3. Lập giáo Xứ:
Năm 1857 Cha già Cấp làm một việc có ý nghĩa rất quan trọng cho con dân Trà-Cổ. Ngài quyết định đem xứ từ Trúc Sơn về làng Tra-Cổ và thành lập giáo xứ tại đó. Sau đó Ngài cho di dân đến khu đòng nhãn (Đông Thịnh) và dựng nhà thờ tại đó đẻ cho con dân tín hữu Trà-Cổ tụ họp lo việc phụng sự kính mến Chúa.
Sau bao nhiêu năm vất vả, lang thang, cuối cùng con dântín hữu Trà-Cổ đã thành lập được xứ đạo chính thức. Các tiền nhân ta đã an cư lạc nghiệp trên mảnh đất nhỏ bé này mở mang đạo Chúa kể từ đó (1857).
Lúc dân đã về làng Trà-Cổ rồi, căn cứ vào từng đạc đìểm của từng họ đạo: tiếng nói, phong tục, tập quán&ldots;Cha già Cấp đã chia xứ Trà-Cổ thành năm họ đạo: Trà-Cổ, Lương ?, Trúc Sơn, La Phu,ụ Xuân Ninh. Sau này, giáo xứ Trà-Cổ được mở rộng ra và hai họ đạo Tiên Yên và Hà Lai cũng xin nhập vào tổng cộng giáo xứ Trà-Cổ có tới bảy họ đạo.
Mặc dù có sự phân chia như vậy song hằng năm vào các ngày lễ lớn (Phục Sinh, Đức Mẹ Lên Trời..) cả bảy họ đạo đều qui tụ về xứ Trà-Cổ để mừng lễ ngợi khen Thiên Chúa. Tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các anh em ngày càng thắt chặt, thân thiện trong tình huynh đệ của Chúa Giêsu.
II. Các Nhà Thờ Của Xứ Đạo
1. Nhà thờ tiên khởi
Khi giáo xứ mới được thành lập, Cha già Cấp đã vận động các tín hữu cùng nhau hợp tác xây dựng nhà thờ để phụng sự Chúa. Ngài đã dựng một nhà thờ bằng gỗ tại khu đồng nhãn (Đông Thịnh) nhưng sau đó vua Tự Đức lại ban chiếu chỉ cấm đạo ngặt hơn khiến các giáo hữu phải tháo dỡ nhà thờ xuống màchôn dưới nước. Khi tình hình tạm yên ổn, Cha mới cho di chuyển lên xóm Tràng Lộ (còn gọi là Gót) và cho dựng ở đó một nhà thờ bằng gỗ bảy gian. Đến năm 1880, nhà thờ đã bị hư hại dột nát nhiều. Mặt khác, số giáo dân lại không ngừng tăng lên việc mở mang đạo Chúa, xây dựng nhà thờ lớn hơn là một nhu cầu cấp thiết đới với giáo xứ. Chính vì vậy, Cha già lại tổ chức kêu gọi con dân đóng góp công góp của để xây cất một nhà thờ mới. Nguyên vật liệu được mua ở La Phù về, bên ngoài xây bằng gạch đất, cột nhà thờ bằng gỗ rừng làng, có chạm trổ hoa lá ở bên trong tạo cho nơi thờ phượng thêm phần trang nghiêm tôn kính. Sau khi xây dựng xong ngôi nhà thờ chính, nhà thờ này được giao cho họ đạo Xuân Ninh coi giữ cho đến năm di cư (1954).
2. Nhà thờ chính.
Cha Tràng Nghiêm (Tên tây là Paro CP)thuộc dòng Đa-Minh đến coi xứ, lúc đến nơi, Ngài đã có ý định sẽ xây cất một nhà thờ mới khang trang theo lối kiến trúc của Tây phương. Để thực hiện ý định đó, Ngài phải chuẩn bị sửa soạn mọi thứ trong ba năm trời. Một mặt, Ngài lo liệu ngoại giao với chính quyền sở tại để mua gỗ lim trên rừng Miếu (núi Cuống Tiên Yên)và cho đóng bè đưa về. Công việc này không đơn giản nhưng nhờ quyết tâm của con dân tín hữu nên việc di chuyển đạt kết qủa tốt đẹp. Mặt khác, Cha kêu gọi con dân toàn xứ đóng góp sức người, sức của để chuẩn bị cho một công trình to lớn quan trọng này. Công việc chuẩn bị tạm hoàn tất.
Năm 1913, Cha Baro Tràng Nghiêm CP. Cho khởi công xây cất nhà thờ gỗ lim (gọi là nhà thờ chính). Tháng tám năm đó,nhà thờ mơí được dựng lên trước sự chứng kiến và reo mừng của toàn con dân Trà-Cổ.
Đến năm 1914, nhà thờ mới với chín gian mới tạm hoàn thành. Sau đó Ngài lại cho xây thêm một gian nữa tổng cộng là mười gian, chiều dài nhà thờ 130 mét (Việt-Nam) chiều rộng 30 mét, từ mặt nền lên tới xà nóc cao 30 mét, mái che được lợp bằng ngói Tầu, tường được xây bằng đá vôi. Theo như lời kểlại của các vị cao niên, con dân Trà-Cổ phải đi nhặt vỏ sò vỏ hến&ldots; mang về đập nhuyễn ra trộn với đá vôi để xây đắp tường nhà thờ. Sau đó Cha Tràng Ngiêm cho làm một tòa chầu có bốn cột sơn son thiếp vàng do cụ trùm Bá Sinh (Nguyễn Khắc Kiêu) công đức cho nhà Chúa.
Việc xây dựng nhà thờ coi như đã hoàn chỉnh. Đến năm 1916 Cha Tràng Nghiêm đổi xứ ra đi. Trong sáu năm trời coi xứ,Ngài đã bỏ ra rất nhiều công sức để hoàn thành sứ mạng của một chủ chiên được Chúa giao phó. Cũng năm đó, Cha Gracia Tràng Thiện được điều đến coi xứ Trà-Cổ, tiếp tục xây cất và chăn dắt con dân giáo hữu.
Năm 1918 Ngài khởi công xây cất tháp chuông theo kiến trúc Tây phương (Đức Quốc) tháp cao 90 mét (Việt-Nam) tính từ nền móng cho đến đầu Thánh Giá,công việc trọng đại này phải mất hai năm mới hoàn thành.
Năm 1926, tòa bàn thờ chính sơn son thiếp vàng được chạm trỗ điêu khắc tráng lệ được kiến tạo và lập nên. Công trình này là do ba cha: Gracia Thiện CP. Fernandez Xuyên và Đaminh. Lê Đình Kiểm đứng ra khởi xướng và đi mua từ xứ Kim Bích (Hải Dương) mang về. Đến năm sau (1927) cha già Đạt về nhận xứ và Ngài đã vận động mua cho xứ một quả chuông. (Ngày làm phép chuông có quan ba phó xứ và ông Đặng bá Kỳ ở Mống Cái ra tham dự). Coi xứ được hai năm cha Đạt đổi đi xứ khác.
Năm 1928 cha Gioan Tuyển về nhận xứ Trà-Cổ, Ngài cho lập nhiều hội đoàn: Hội kèn, hội khấn dòng &ldots;sau đó Ngài cho tu sủa lại nhà thờ ở khu thượng.
Đến năm 1930, cha Franco Du OP. Đến nhận xứ. Lúc này nhà thờ đã bắt đầu xuống cấp. Ngài quyết định trùng tu lại ngôi thánh đường chính. Trước hết, Ngài cho tô lại vôi áo hai bên hiên nhà thờ, cho lát lại gạch bông toàn bộ lòng nền nhà thờ. Trên cung Thánh, Ngài cho thay đổi kính gương ngũ sắc ở các cửa sổ, mở rộng thêm gian cung Thánh. Sau đó, Ngài cho sửa lại bàn thờ, lát đá đường kiệu quanh nhà thờ và đo ăđa ùsỏi trắng lên sân cát, những đá sỏi này do thuyền lái buôn của con dân chơ ũvề. Trong lần trùng tu này có nhiều vị hảo tâm, ân nhân đã giúp đở công của để việc trùng tu đạt kết qủa tốt đẹp.
Từ năm 1931 trở đi, các cha xứ sau này về nhận xứ, tuy không thực hiện được những công việc xây cất lớn nhưng các Ngài cũng bỏ công sức và lòng nhiệt thành để cho ngôi thánh đường chính thêm phần khang trang, mỹ lệ hơn.
3. Nhà thờ khu thượng thánh Antôn.
Nhà thờ khu thượng được dựng lên vào năm nào? Do ai đứng ra khởi công? Hiện nay không ai nhớ rõ và không một bút ký nào ghi lại. Điều chắc chắn rằng, khi con dân Trà-Cổ đến lập cơ nghiệp ở đó, họ có dựng một nguyện đường nhỏ để sớm tối đọc kinh thờ phượng Chúa.
Đến năm 1928 Cha Gioan Tuyển về nhận xứ Trà-Cổ: một mặt Ngài lo tu sửa các công việc nhà xứ,mặt khác Ngài cho sửa lại nhà nguyện ở khu thượng, mướn người lấy gạch từ bên núi tổ chim về để xây cất.
Năm 1933, ở khu thượng lại chia thêm một họ đạo mới đó là họ đạo thánh Antôn. Vào năm 1946 cha Hoàng Phúc Thiện về coi xứ Trà-Cổ. Trước đó Ngài coi phó xứ tại khu thượng, trong thời gian này Ngài lo tu sửa lại nhà thờ thánh Antôn, vận động giáo dân toàn giáo họ sửa lại tường vách, lo thay mái. Sau khi đã tu sửa nhà thờ xong, cha được đởi lên xứ họ Hà Lai.
Cho đến năm 1950, cha Cafigal Vũ Đình Tế O.P được điều về nhận xứ Trà-Cổ. Ngài lo sắm sửa các đồ lễ phục vụ cho việc thờ phụng. Sau đó, Ngài tập trung vào việc xây dựng lại nhà thờ thánh Antôn tại khu thượng. Khoảng năm 1953 Ngài cho khởi công xây nhà thờ ở khu thượng (Thánh Antôn) công việc tiến hành trôi chảy , thuận lợi. Cùng thời gian này, cuộc chiến tranh Việt Pháp đang diễn ra khốc liệt, tuy chiến tranh không lan ra đảo Trà-Cổ nhưng tình hình thắng thế đã có chiều hướng nghiêng về phía Viet Nam.
Khi tường nhà thờ đã thu (???) nóc xong, các cột kèo sắt đã được kéo lên, chuẩn bị cho việc lợp mái ngói.. Thì một biến cố lịch sử lớn xảy ra. Ngày 20 tháng bảy năm1954 hiệp định Geneve chia đôi đất nước Việt-Nam, mọi công việc tạm thời gác bỏ, một số gia đình lên đường di cư vào nam bàn giao công việc xây cất lại cho anh em ở lại.
Một lần nữa, con dân Trà-Cổ lại phải dời quê quán xứ sở ra đi để bước vào một cuộc hành trình mới gởi lại quê hương những kỹ niệm vui buồn da diết sâu đậm của những ngày đã qua.
Các Linh Mục Phụ Trách Xứ Trà-Cổ
Năm 1965 là cái mốc di dân từ Đồng Hiệp xuống Suối Đĩa và Hố Nai rồi sau đó hình thành hai giáo xứ Trà-Cổ I và Trà-Cổ II. 108 năm kể từ ngày thành lập giáo xứ là năm 1857, giáo xứ Trà-Cổ đã có 20 đời cha xứ. Viết về các Ngài thì thật nhiều và khó khăn vì tài liệu không có nên chúng tôi chỉ ghi lại danh tánh (không đầy đủ) và một vài công việc mà các Ngài đã làm cho giáo xứ Trà-Cổ. Tuy nhiên, chỉ những điều đó thôi, chúng tôi cũng khó có thể sưu tra được một cách tường tận và chính xác. Rất mong được sự tha thứ qủa quý vị nếu có sai sót và chúng tôi cũng mong được sự chỉ giáo của quý vị cao niên để chúng tôi có được các tư liệu về các Ngài. Ước mong rằng những dòng chữ ngắn ngũi này sẽ nên như một nén hương lòng mà chúng ta là những con dân Trà-Cổ thắp lên để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các Ngài. Sau đây là danh tánh và một vài công việc của các Ngài. Trong số 20 cha, có cha đã coi xứ đến hai hoặc ba lần.
Danh sách quý cha:
1 Cha già Cấp.
2 Cha già Nghĩa.
3 Cha già Lượng.
4 Cha già Tuần.
5 Cha già Cuông.
6 Cha Baro Nghiêm (OP).
7 Cha Gracia Thiện (OP)
(Sau này làm giám mục Hải Phòng).
8 Cha Fernandez Xuyên (OP).
9 Cha già Liêm.
10 Cha Đaminh Lê Đình Kiểm.
11 Cha già Đạt.
12 Cha Gioan Tuyển.
13 Cha Franco Du (OP).
14 Cha già Thiều.
15 Cha Fernandez Vọng (OP).
16 Cha Onhate Minh (OP)
17 Cha Rodrigo Vinh (OP).
18 Cha Cafigal Tế (OP).
19 Cha Giuse Thiện.
20 Cha Giuse Vũ sĩ Hiệp.
Một vài việc làm của quý cha cho dân xứ.
Năm 1857 cha già Cấp đưa dân từ Trúc Sơn (nay thuộc Trung Quốc) về và lập nên giáo xứ Trà-Cổ. Ngài là Linh Mục tiên khởi của giáo xứ Trả-Cổ. Cùng với dân xứ Ngài đã cho dựng một nhà thờ bằng gỗ lấy ở rừng làng (sau này bị phá hủy và khu đất còn lại gọi là đồng nhãn nhà thờ) Ngài lo sắm mua cho dân xứ hai qủa chuông nam và hai cái trống đại lược còn dùng cho đến lúc di cư (1954).
Khoảng năm 1862 cha già Cấp lại cho dựng một ngôi nhà thờ khác ở Tràng Lộ (Gót) để thay thế nhà thờ cũ đã bị tháo gỡ khoảng năm 1860.
Năm 1880 do giáo dân mỗi ngày một đông nên cha già Cấp đã cho dựng lạimột ngôi nhà thờ mới to hơn, cột, xà bằng gỗ rừng làng có soi chạm hoa lá rất công phu. Bên ngoài xây bằng gạch đất mua ở La Phù.
Năm1904, cha già Nghĩa lập lệ khoán cho nhi đồng học trò. Sau đó Ngài cho dân xứ đào một ao dài ở phía trước nhà thờ. Ngài còn mua cho dân xứ một cỗ kiệu bát cống sơn son thiếp vàng rất đẹp (còn lại cho tới ngày di cư (1954).
Năm 1910, cha Baro Nghiêm lập họ Rosa và nhận Đức Bà Rosa làm quan thầy xứ kể từ đó. Trong dịp lễ quan thầy mỗi năm, dân xứ có lập hương lễ chia xôi thịt cho dân đinh và tổ chức ăn uống rất linh đình, sau đó Ngài cho xây lại nhà xứ (lầu hai từng) và mua cho dân xứ một qủa chuông Tây bé.
Năm 1913, cha Nghiêm cho khởi công xây cất nhà thờ mới (còn lại đến ngày nay)nhà thờ có 9 gian dài 130 thước (52 mét), rộng 30 thước (12 mét), cao 30 thươc (12 mét), lợp ngói Tầu. Nhà thờ mới này rất khang trang và công phu.
Năm 1918 cha Tràng Thiện khởi công xây dựng tháp chuông cao 90 thước (36 mét).
Năm 1924, Cha Kiểm đã cho sửa chửa nhà thờ và xây thêm hai bên hiên nhà thờ.
Năm 1926, Cha Kiểm đã làm cho xứ họ toà chầu, bàn thờ chính sơn son thiếp vàng cùng với một cỗ kiệu con.
Năm 1926, cga già Đạt mua cho xứ qủa chuông lớn (còn đến nay) cùng nắmđo Ngài đã cho xây lại nhà khách và bao lan xung quanh nhà xứ. Ở cổngnhà xứ còn đổ mấy chữ như sau ” Mission Catholique De Tràng Lộ”. Cũng năm ấy Ngài bị giặc Tầu bắt cóc (sau này dân xứ thường gọi năm này là năm “giặc bắt cụ Đạt”).
Năm 1928, cha Tuyển cho sáng lập hôi kèn đồng (còn giữ được và đưa vào Nam).
Năm 1930, cha Giuse Franco Du cho tu sửa nhà thờ. Ngài đã làm rất nhiều việc như: lát gạch hoa trong lòng nhà thờ, tô vôi áo vào hai bên hiên nhà thờ, thay đổi kính ngũ sắc vào các cửa sổ
Năm 1935 cha Fernandez Vọng sắm cho giáo xứ bộ đầu tượng Chúa vác thập giá rất thảm nảo và sống động để dùng trong các dịp lễ phục sinh.
Năm 1935, cha Fernandez Vọng cho xây lại nhà xứ mới.
Năm1939, cha Xuyên vâng lệnh Đức Cha đã cho xây nhà tràng nghỉ mát cho các thầy lý đoán ở Nam Định; mỗi năm vào dịp hè, các thày ra nghỉ mát và tắm biển rất đông.
Năm 1941, cha Thiện sáng lập hội Thanh Niên Công Giáo, Ngài lại kiến tạo cho giáo xứ bộ 14 đàng Thánh giá mới lớn hơn.
Năm 1942, cha Minh lo tu sửa và quét vôi lại nhà thờ và tháp chuông.
Năm 1947, cha Thiện cho xây cất các bậc thềm ở cuối nhà thờ, xây đường kiệu ở xung quanh.
Năm 1951, cha Cafigal Tế lo liệu để xây cất nhà thờ Thánh Antôn ở khu thượng.
Năm 1954, cha Tế đưa dân xứ ta vào lập nghiệp ở miền nam.
Năm 1956, hầu hết dân xứ đã định cư tại Đồng Hiệp, cha Thiện lại được Đức cha cho về coi xứ một lần nữa. Ngài đã cùng với dân xứ dựng nhà thờ, nhà xứ để bắt đầu một cuộc sống mới.Khu nhà thờ, nhà xứ này còn giữ được cho đến năm 1966 khi bà con giáo dân dời xuống Suối Đỉa và Hố Nai.
Trên đây là một vài công việc của các cha xứ đã làm cho giáo xứ Trà Cổ chúng ta. Chúng tôi chỉ lược ghi được đôi nét như vậy để chúng ta có thể hình dung được sự hiện diện của qúy cha trong đời sống thiêng liêng của người Trà Cổ. Chúng tôi không thể kể hết những công việc các Ngài đã làm cho dân xứ vì giớ hạn của giấy bút. Chúng tôi chỉ ước mong những điều chúng tôi lược ghi ở đây có thể giúp quý vị hồi tưởng lại sự thăng trầm của giáo xứ và cũng rất mong được tri ân các Ngài các Linh Mục coi xứ những con người đã kiến tạo và giúp đở giáo xứ Trà Cổ chúng con.
Cập Nhật: Nhà Thờ Trà Cổ đã được tháo dỡ để xây mới do Nhà Thờ xuống cấp trầm trọng vào ngày 9/3/2017 nhưng chưa biết khi nào mới xây dựng