Giới thiệu về Nhà thờ Tấn Tài

Giáo Hạt Phan Rang Trần Thi, Tấn Tài, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận, Việt Nam Trần Thi Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm Ninh Thuận VN 0259-3825293 0259-3825293 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Nữ Vương Mân Côi Số Giáo Dân: 3,855 Giáo Dân Năm thành lập: 1882 Linh Mục Chánh Xứ: Giu-se Lê Thiện Vang Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá: Batôlômêô Nguyễn Hoàng Nam Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 18:00

Giáo Hạt Phan Rang
Trần Thi, Tấn Tài, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận, Việt Nam
Trần Thi Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm Ninh Thuận VN
0259-38252930259-3825293
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Nữ Vương Mân Côi
Số Giáo Dân: 3,855 Giáo Dân
Năm thành lập: 1882
Linh Mục Chánh Xứ: Giu-se Lê Thiện Vang
Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá: Batôlômêô Nguyễn Hoàng Nam
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 18:00
Giáo Hạt Phan Rang
Trần Thi, Tấn Tài, Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận, Việt Nam
Số Giáo Dân:
3,855 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1882
Linh Mục Chánh Xứ:
Giu-se Lê Thiện Vang
Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá:
Batôlômêô Nguyễn Hoàng Nam

Hình thành và phát triển.

Theo tài liệu của Hội Thừa Sai Paris, khoảng năm 1664, một nhóm giáo dân từ Bình Định, Phú Yên vào lập nghiệp tại Bình Thuận Bắc ( nay là Ninh Thuận). Họ khai hoang trên bờ Sông Dinh và đặt tên nơi ấy là “ Dinh Thủy”, có nghĩa là nước sông Dinh. Họ tự lực cánh sinh phần xác cũng như phần hồn, họ dựng lên một nhà nguyện mái tranh vách đất, để sáng chiều họp nhau đọc kinh, cầu nguyện. Họ bầu lên một ban chức việc từ 3 đến năm người để điều hành việc đạo: dạy giáo lý, rửa tội cho trẻ em và tân tòng, làm chứng hôn phối, giúp kẻ liệt, phụ trách mai táng. Hàng chục năm mới có Linh Mục đến ở với họ vài ngày để dạy dỗ, ban bí tích. Mãi đến năm 1882 (218 năm sau), Linh Mục thừa sai Gonzagne Villaume ( Cố Đề) mới thành lập giáo xứ có tên gọi là Tấn Tài, dầu vậy cái tên “Dinh Thủy” còn được con cháu nhắc đi nhắc lại cho đến ngày hôm nay.
Cố Đề có công rất lớn: Ngài đã khai hoang được hơn 300 mẫu ruộng, đào mương, đắp đập thủy nhập điền để cầy cấy thuận lợi. Ngài đã xây nhà xứ và nhà thờ khánh thành năm 1900. Theo lời Linh Mục thừa sai Gauthier (Cố Báu), thì trên cõi Đông Dương chỉ có nhà thờ Tấn Tài và nhà thờ Pnompen thủ đô Campu chia, đã được xây dựng theo kiểu này mà thôi.
Từ ngày thành lập đến nay, Giáo Xứ Tấn Tài luôn có Linh Mục chăm sóc, có tu sĩ Dòng Thánh Giu- Se, dòng mến Thánh Giá Qui Nhơn và Nhà Phước giúp đỡ, dạy dỗ. Từ năm 1968 Nữ Tu Dòng Khiết Tâm Bình Cang thay thế Nhà Phước được giải thể, phụ trách cô nhi viện và nhà trẻ đồng thời cộng tác vời Linh Mục quản xứ trong công việc phụng vụ, dạy giáo lý. Giáo xứ đã phát triển thành lập trường dạy nghề do các Nữ Tu Dòng Salizien đảm trách.
Giáo Xứ Tấn Tài chia làm ba khu giáo, mỗi khu có một ủy viên hành giáo phụ trách liên lạc với Linh Mục quản xứ, Phó xứ và Ban Hành Giáo trong việc rửa tội, thêm sức, hôn phối, kẻ liệt, mai táng và công tác xã hội. Phần đông giáo dân sống bằng nghề nông: trước đây cấy lúa nay lại trồng nho, phần còn lại làm nghề tiểu thương, công nhân.
Đặc Biệt giáo xứ có khu di tích lịch sử của Hội Thánh thời sóng gió xa xưa đó là: 17 ngôi mộ các anh hùng tử đạo đã bỏ mình vì đức tin. Theo tiền nhân kể lại thì 15 trong 17 ngôi mộ này được cải táng từ các vùng lân cận như Mỹ Tường, Sơn Hải, Thuận Hòa. Có một viên gạch nung đỏ khắc câu như sau:

“ Paulus sanh Nghệ An
Pro fide defunctus
In Bình Thuận anno
1818 regis Tự Đức II”

Và trên ngôi mộ khác có ghi  “ Desceedee 1864 Maddalena Lộc

Theo kỷ yếu Giáo Phận Nha Trang 1671-1971 (trang 31), Mađalêna Lộc là bà Nhất Nhà Phước đã được phúc tử đạo tại Láng Mun (nay là Tân Hội). Ngoài ra, trong nhà thờ phía tây trái, trước bàn thờ Thánh Tâm có mộ cố Đề-vị sáng lập giáo xứ, Ngài bị chết đuối năm 1900 tại đập Nha Trinh khi đang đi điều khiển công tác đắp đập.
Tại nghĩa địa Tấn Tài có mộ cố Châu (Pierre Ladarré), chánh xứ Tấn Tài năm 1925-1945, Ngài qua đời ở Bình Cang (Nha Trang), là nơi quân đội Nhật bản đã lập trong các giáo sĩ Thừa sai sau ngày đảo chánh 09.03.1949. Theo di chúc, hài cốt của ngài được cải táng và đem về nghĩa trang Tấn Tài năm 1972.

Chủng viện Thái Bình

Năm 1955, Giáo phận Thái bình được bề trên Giáo phận Qui Nhơn chấp thuận mở chủng viện trong khuôn viên nhà xứ Tấn Tài, cho đến năm 1963. Trong thời gian này, quí cha của chủng viện đã cộng tác với linh mục chánh xứ Marc Lefèbvre (cố Kim), giúp đỡ giáo xứ rất nhiều, nhất là linh mục Giuse Đinh Tường Huấn, giám đốc chủng viện. Từ khi được thành lập, giáo xứ luôn có Linh Mục chánh xứ và phó xứ. Từ năm 1957, Giáo phận Nha Trang được thành lập, tách khỏi giáo phận Qui Nhơn, số linh mục chưa được dồi dào, cho nên chỉ có linh mục chánh xứ. Để bù lại, ngài được quí linh mục chủng viện Thái Bình và quí linh mục trường Trương Vĩnh Ký trợ lực.
Từ năm 1975, linh mục Chánh xứ Giuse Trần Văn Láng được linh mục FX Nguyễn Nhị phụ giúp ít năm, rồi một mình ngài lại tần tảo hết Tấn Tài đến Tân Xuân, Bình Quí, Nha Mơn, Nhị Hà, Đá Trắng. Mãi đến năm 1991 mới có linh mục phó xứ.

Giáo xứ Tấn Tài hôm nay

Từ năm 2000 đến 2006, giáo hạt Ninh Thuận phát triển mạnh. Các giáo họ trực thuộc Tấn Tài đã được nâng lên hàng giáo xứ.
Ngày 05.10.2010, cha Giuse Lê Thiện Vang thay cha GB Maria Trần Minh Cương làm chánh xứ đến nay, số giáo dân là 2620. Giáo xứ tự hào là giáo xứ mẹ của nhiều giáo xứ trong giáo hạt và không ngừng phát triển.

Các linh mục quản xứ từ ngày thành lập đến nay:

Gonzague Villaume (cố Đề) 1882-1900, Louis Nezeys (cố Nhạc) 1900-1903, Alexis Boivin (cố Nhã) 1903-190, Jules Labiausse (cố Sáng) 1907-1920, Guillaume David (cố Yên) 1920-1924, Marcel Piquet (cố Lợi) 1924-1928 (sau là Giám Mục giáo phận Quy Nhơn) , Pierre Ledarré (cố Châu) 1928-1945, Giuse Nguyễn Sồ 1945-1947, Emile Laborier (cố Hảo) 1947-1948, Paul Valour (cố Lực) 1948-1951, Giuse Nguyễn Công Nghị 17 tháng, Pierre Gauthier (cố Báu) 2 tháng, Marc Lefèbvre (cố Kim) 1951-1970, Giuse Đinh Tường huấn 04.1961-11.1961, Giuse Lê Khắc Tâm 1970-1975, Giuse Nguyễn Hoàng Kim 05.1975-08.1975, Giuse Trần Văn Láng 15.08.1975-05.10.2006, GB Maria Trần Minh Cương 05.10.2006-05.10.2010

* Giuse Lê Thiện Vang 05.10.2010 đến nay.

Các linh mục phó xứ

  • F.X Nguyễn Nhị (1975 – 1989), Phêrô Nguyễn Đình Phiên (08.1991-10.08.1995),Don Bosco Cao Tấn Phúc (21.01.1996 – 13.07.1997), Ignace de Lovola Bùi Sĩ Đức (11.08.1995-2000),Gioakim Nguyễn Phúc Hòa (18.08.1997- 2000), Giuse Nguyễn Văn Thi (3.07.1999-07.2002, Đa Minh Nguyễn Thanh Vân (2000- 2006), Giacôbê Trần Trường Sơn (14.07.2007- 25.09.2008)Giacôbê Nguyễn Thành Tiên (15.08.2009 – 05.10.2010), Phaolô Nguyễn Văn Dàng (07.12.2010- 04.10.1012), Giuse Nguyễn Thành Khải (16.02.2012- 04.10.2012)
  • Batôlômêô Nguyễn Hoàng Nam 20.11.2012 đến nay.

Hoa quả ơn gọi của giáo xứ hiện nay

Linh mục                                                                        Nữ Tu và Thầy
Linh mục Philipphê Lê Xuân Thượng                           Dòng Mến Thánh Giá Quy Nhơn: 7
Linh mục Carôlô Phan Châu Lý                                    Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Bình Cang: 2
Linh mục Đôminicô Nguyễn Văn Nhứt                         Dòng Phaolô: 1
Linh mục Antôn Trần Ngọc Thiên                                Dòng Phaolô Thiện Bản: 1
Dòng Kín: 1
Thầy ĐCV: 1
Thầy Dòng Carmel: 1

Các hội dòng phục vụ trên địa bàn giáo xứ

  • Dòng Khiết Tâm: phục vụ giáo xứ và Quản lý trường mẫu giáo Sao Mai và trường Khuyết tật
  • Dòng Mến Thánh Giá chuyên phục vụ lễ nghi giáo xứ và quản lý trường mẫu giáo Mẫu Tâm
  • Dòng Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu (Saleziên): dạy nghề cho giáo dân.
Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên