Giới thiệu về Nhà thờ Phước Thiện

Giáo Hạt Ninh Phước Unnamed Road, Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận, Việt Nam Unnamed Road Ninh Thuận VN 02593862 195 02593862 195 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh Giuse (19/3) Số Giáo Dân: 7,250 Giáo Dân Năm thành lập: 1942 Linh Mục Chánh Xứ: Ignatiô Trần Ngà - Hạt trưởng Giáo hạt Ninh Phước Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá: Phêrô Nguyễn Hữu Phú Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 04:00, 08:00, 17:00

Giáo Hạt Ninh Phước
Unnamed Road, Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận, Việt Nam
Unnamed Road Ninh Thuận VN
02593862 19502593862 195
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Thánh Giuse (19/3)
Số Giáo Dân: 7,250 Giáo Dân
Năm thành lập: 1942
Linh Mục Chánh Xứ: Ignatiô Trần Ngà - Hạt trưởng Giáo hạt Ninh Phước
Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá: Phêrô Nguyễn Hữu Phú
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 04:00, 08:00, 17:00
Giáo Hạt Ninh Phước
Unnamed Road, Phước Sơn, Ninh Phước, Ninh Thuận, Việt Nam
Số Giáo Dân:
7,250 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1942
Linh Mục Chánh Xứ:
Ignatiô Trần Ngà - Hạt trưởng Giáo hạt Ninh Phước
Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá:
Phêrô Nguyễn Hữu Phú

Hình thành và phát triển

Triều vua Tự Ðức năm 1854. Viên phó quản cơ Phạm Ðịch Kiết xin được phép chính phủ Nam Triều trưng khẩn vùng đất Phước thiện hiện tại. Ðơn xin về bộ năm 1854. Và tháng hai năm Tự Ðức 30 (1860), án khám chấp thuận cho khai khẩn (điền thổ gia cư) hai trăm trượng, bảy thước. Ðông giáp Tà Lốt hạ, Tây giáp Hà Miêu, Nam giáp Mương Chàm, Bắc giáp Sông lớn. Sắc dụ gọi tên là làng Ninh My Hộ. Trên phương diện pháp lý, cơ sở và địa bộ làng Phước thiện bắt đầu từ đó. Người ta còn được biết quản cơ Phạm Ðịch Kiết vốn là người ngoại giáo và có thế lực đối với quan Triều nên được chấp thuận dễ dàng. Viên quản cơ này đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử tôn giáo họ Phước thiện như sẽ thấy sau.

Tuy nhiên, vị trí của họ đạo không nằm ở chỗ hiện tại, có lẽ vào khoảng năm1830, một số gia đình (khoảng 28) từ miền Trung Việt di dân vào, sinh cơ lập tại một địa danh gọi là nhà thờ cũ, (nền nhà thờ ấy hiện nay vẫn còn) gần mương cái Chàm hướng Tây Nam Phước thiện cách 3 km giữa chốn rừng xanh, nước độc, đầy thú dữ. Họ đạo sơ khai gọi là Rừng Lai, vì có nhiều cây dầu lai.

Sau giặc Văn Thân 1885, linh mục Thừa Sai Villaume (tục gọi là cố Ðề) đưa giáo dân về vùng đất hiện tại, phát rừng đuổi thú và xây dựng nhà thờ.

Mặc dù có Hoà ước 1874, nhà vua bãi bỏ những Dụ cấm đạo và ban phép cho “tất cả mọi người dân trong nước tự do theo đạo và hành đạo”, nhưng ở các địa phương nhóm Văn Thân vẫn còn võ trang chém giết người công giáo, và họ Rừng Lai cũng nằm chung số phận giáo dân toàn quốc.

Thời gian ở tại nhà thờ cũ, không biết bao lâu, nhưng vào năm 1885, trong một ngày Chúa nhật, giờ lần hạt, lính Văn Thân từ dưới tỉnh chuẩn bị kéo lên để tàn sát, nhưng nhờ có bà vợ viên phó quản cơ Phạm Ðịch Kiết vốn có cảm tình với người công giáo vội vàng chạy lên thông báo cho bổn đạo tránh đi. Ngày nay, người Phước thiện vẫn còn nhắc tên bà và gọi nôm na là bà Sáu Hài.

Linh mục Thừa Sai Villaume (cố Ðề) từ Dinh thuỷ cùng với thầy phó tế Kim liền chạy lên xếp đặt cho giáo dân lánh nạn lên núi trốn ở Hòn Thông cách Phước thiện 18km. Ðịa danh này bây giờ vẫn còn, thời kháng chiến bộ đội Việt minh chiếm cứ lập thành chiến khu 7. Giáo dân chạy lên chỗ ấy thì ngay đêm đó từ trên núi cao trông xuống đã phải ngẹn ngào nhìn thấy một biển lửa rực trời: Văn Thân kéo đến phóng lửa đốt sạch nhà thờ và gia cư của họ.

An trú tại Hòn Thông trên hai tháng trời, giáo dân được phép trở về xây lại thánh đường, kiến thiết gia cư. Nhưng vẫn bị một sự kiện đau lòng: Văn Thân phỉnh gạt ra thông cáo mộ dân đi mở ruộng đất vùng thượng du, có 34 người hưởng ứng chương trình di dân ấy. Văn Thân đưa họ về tập trung tại đình làng Ðắc Nhơn để chờ ngày lên đường.

Như ta đã thấy ở trên, cố Ðề và thầy phó tế Kim, sau khi đã thu xếp cho giáo dân lánh nạn, ngài đi bộ về Sàigòn để cầu cứu. Ba tháng sau, ngài đi cùng với tàu binh Pháp đổ bộ tại bờ biển Ninh chữ và tính đem quân giải cứu Phước thiện. Nghe tin ấy, Văn Thân đem 34 người ra sau đình Ðắc Nhơn để chém. Có một chi tiết cảm động, trước khi hành quyết, họ đã nhân đạo thông báo cho thân nhân 34 người ấy được biết. Những người chứng kiến đã thuật lại, họ bị còng tay và dẫn ra pháp trường mà miệng cứ lớn tiếng đọc 14 chặng đàng thương khó. Con cháu những người đã anh dũng chết vì Ðức tin ngày nay vẫn còn ở Phước thiện.

Tình hình đã lắng dịu, linh mục thừa sai Villaume đem giáo dân về chỗ hiện tại và trưng đất phát rừng cho dân sinh sống.

Quân đội Pháp bấy giờ đã hoàn toàn chiếm cứ lãnh thổ với Hoà ước 1884, họ tìm bắt những người của chính phủ Nam Triều, trong đó có phó quản cơ Phạm Ðịch Kiết. Bà Sáu Hài hốt hoảng cầu cứu cùng với các bô lão làng Phước thiện. Nhớ ơn xưa, các ông đến xin linh mục thừa sai Villaume can thiệp và ngài đã xin quan Tây phóng thích ông ta. Cảm kích vì lòng tốt của người có đạo ấy, Phạm Ðịch Kiết bèn xin trở lại đạo, ngôi mộ của ông bà ngày nay vẫn còn và con cháu đông đảo.

Thời gian qua, dân chúng mỗi ngày một đông đảo nhờ làn sống di cư từ Nam Ngãi Bình Phú kéo vào dưới thời Ðức giám mục Grangeor (Ðức Giám Mục Mẫn), Tadieu (Ðức Giám Mục Phú) và giám mục Piquet (Ðức Giám Mục Lợi). Năm 1922, giáo dân kiến trúc ngôi nhà thờ hiện tại với giàn cây gỗ to lớn và nói được là kiên cố vào bậc nhất trong địa phận.

Năm 1945, Việt minh cướp chính quyền, quân đội Pháp kéo đến tái chiếm Ðông dương vào đầu năm 1946. Vì thuộc vùng cận sơn, Phước thiện đương nhiên trở thành một tiền đồn biên giới. Ðể bảo đảm an toàn tính mạng, người dân đã rào làng, xây phòng tuyến, và nghiễm nhiên thành một ấp chiến lược đầu tiên trên toàn quốc.

Xứ đạo phước thiện sẽ còn đi xa hơn, nhưng đứng trước làn sống duy vật hiện sinh hiện tại mà ảnh hưởng đang đè nặng từ thành thị tới thôn quê, người dân Phước thiện có còn giữ được nề nếp gia phong cổ truyền quý báu của tiền nhân để lại

1942, có ba họ lẻ: Ðá Hàn (Ninh Quý), Liên Sơn và Tầm Chưởng (Phước An)

1964, Phước An được nâng lên hàng giáo xứ, hai họ lẻ còn lại vẫn trực thuộc Phước Thiện.

1975, Liên Sơn thuộc Phước An, chỉ còn Ðá Hàn thuộc Phước Thiện

Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay:

  • Linh mục Phan 1907-1912
  • Cố Lộc 1912-1913
  • Cố Sáng 1913-1914
  • Linh mục Liên 1914-1915
  • Linh mục Thọ 1915-1920
  • Linh mục Linh 1920-1921
  • Linh mục Triều 1921-1927
  • Linh mục Tuần 1927-1935
  • Linh mục Chiếu 1935-1938
  • Cố Vị – lần một 1938-1939
  • Linh mục Ly 1939-1942
  • Linh mục Lễ 1942-1943
  • Linh mục Hộ 1943-1956
  • Cố Vị- lần hai 1956-1959
  • Linh mục Tâm 1959-1970
  • Linh mục Phiên 1970-1972
  • Linh mục Lạc 1972-1975
  • Linh mục Fr. Ass Nguyễn Tôn Sùng 1975-2003
  • Linh mục G.B. Hoàng Kim Đạt
  • GB. Phạm Hồng Thái
  • Ignatiô Trần Ngà

Các linh mục phó xứ:

  • Linh mục Chữ 1974-1975
  • Linh mục Giuse Nguyễn Chí Linh 1993-1995
  • Linh mục Ðôminicô Nguyễn Thanh Vân 1995-2005
  • Linh Mục Phêrô Cao Xuân Hoá
  • Phêrô Nguyễn Hữu Phú

Hoa quả ơn gọi của giáo xư

  • Linh mục JB Nguyễn Hữu Ban
  • Linh mục Inhaxiô Bùi Sĩ Ðức

Tu sĩ

  • Dòng Thánh Giuse 1
  • Dòng Ðức Bà Truyền Giáo 1
  • Dòng Kín Bình triệu 1
  • Dòng Bác Ái Vinh Sơn 2
  • Dòng MTG Quy nhơn 2
  • Dòng KTÐM Bình Cang 8
  • Chủng sinh: 1
  • Dự tu tại giáo xứ 30
Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên