Giới thiệu về Nhà thờ Phú An

Giáo Hạt Tương Nam Phú An, tt. Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định Unnamed Road Nam Định VN Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh Phê-rô và Phaolô Số Giáo Dân: 4,000 Giáo Dân Năm thành lập: 1938 Linh Mục Chánh Xứ: Đaminh Đinh Xuân Cảnh

Giáo Hạt Tương Nam
Phú An, tt. Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định
Unnamed Road Nam Định VN
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Thánh Phê-rô và Phaolô
Số Giáo Dân: 4,000 Giáo Dân
Năm thành lập: 1938
Linh Mục Chánh Xứ: Đaminh Đinh Xuân Cảnh
Giáo Hạt Tương Nam
Phú An, tt. Cát Thành, Trực Ninh, Nam Định
Số Giáo Dân:
4,000 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1938
Linh Mục Chánh Xứ:
Đaminh Đinh Xuân Cảnh

Lược sử Giáo xứ Phú An

1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Giáo xứ Phú An thuộc thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định; cách Tòa giám mục Bùi Chu khoảng 12 km. Phía đông giáp xã Trực Bình; phía tây giáp sông Ninh Cơ; phía nam giáp sông Ninh Cơ; phía bắc giáp thôn Hương Cát.

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Phú An cùng dải đất với Trung Lao và An Lãng. Cuối thế kỷ XVI, dân từ Hải Dương, Phố Hiến, Thanh Hóa, Ninh Bình và các vùng lân cận tới Phú An khai khẩn lập ấp. Khoảng năm 1730 giáo hữu đón nhận Tin Mừng từ các Cha dòng Đaminh, đến năm 1786 nhờ sự giúp đỡ của các ngài, giáo hữu cùng nhau góp công của làm nhà thờ, và giáo họ Phú An được thành lập, thuộc giáo xứ Trung Lao.

Năm 1916, Phú An là họ lẻ có số giáo hữu xếp thứ bốn trong số 27 họ thuộc giáo xứ Trung Lao. Đến năm 1938, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho số giáo hữu ngày một tăng, Đức Cha Đaminh Hồ Ngọc Cẩn lấy họ Quần Lạc để thành lập giáo xứ mới lấy tên gọi là giáo xứ Phú An.

Giáo xứ Phú An gồm hai giáo họ:

1. Giáo họ Quần Lạc, 1916
2. Giáo họ Phú Cường, 1957.

Số giáo dân ban đầu có 500 người, năm 1999 có 2. 970 người, hiện tại có 3. 952 nhân danh (2014). Giáo xứ nhận Thánh Phaolô trở lại làm quan thầy.

3. QUÝ CHA PHỤC VỤ GIÁO XỨ

Khi còn là giáo họ, Phú An được các nhà thừa sai dòng Đaminh coi sóc; khi thành giáo xứ có: cha Micae Nhã (1938), cha Giuse Súy (1943), cha Đaminh Thứ (1945), cha Phêrô Lại Văn Thư (1951), cha Phêrô Phạm Văn Cử (1960-1986), cha Giuse Lê Ngọc Hoàn (1986-1996), cha Đaminh Phạm Kim Tiền (1996-2006), cha Gioan.B Vũ Tiến Khang (2006-2010), cha Đaminh Đinh Xuân Cảnh, 2010 đến nay.

4. CƠ CẤU GIÁO XỨ & CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU

Ngay từ những ngày đầu thành lập, được sự giúp đỡ của các nhà Thừa sai dòng Đaminh, một ngôi nhà nguyện nhỏ đã được hình thành để có chỗ sinh hoạt và phụng tự. Năm 1930, giáo xứ xây dựng ngôi thánh đường rộng lớn vớ diện tích: chiều dài 60m, rộng 16m, cao18m.

Trải qua những năm tháng do chiến tranh tàn phá, ngôi nhà thờ bị xuống cấp, không bảo đảm cho cộng đoàn tham dự phụng vụ. Từ những hoàn cảnh khó khăn và thao thức của các đấng quản nhiệm, cũng như số giáo hữu trong giáo xứ ngày một thêm đông, ngôi thánh đường mới được khởi công xây dựng năm 2007, với diện tích: chiều dài 71,2m, rộng 23,8 m, cao 50,7m, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ngoài ra, giáo xứ còn có:Trung tâm mục vụ, Đài Đức Mẹ ở hồ cuối nhà thờ.

Để có đời sống đức tin của giáo xứ thăng tiến và vững mạnh như ngày hôm nay, ngoài công lao to lớn của quý cha phục vụ; sự cộng tác đắc lực của hội đồng mục vụ giáo xứ, quý nữ tu dòng Mân Côi Bùi Chu và các đoàn hội: Gia trưởng, Con Đức Mẹ, Hiền mẫu, Thánh Tâm, Kèn đồng, Hội trống, Hội trắc, Bát âm, Lễ sinh, Tông đồ, Ca đoàn, Thiếu nhi Thánh Thể, Giáo lý viên, Huynh đoàn giáo dân Đaminh, Đoàn tàu thánh Phêrô-Phaolô cùng nhiều đoàn hội và ban ngành khác.

Phú An là vùng đất ven sông Ninh Cơ, do phù sa của con sông này bồi đắp từ hàng ngàn năm qua, dân từ Phó Hiến, Thanh Hóa, Ninh Bình tới đây khai hoang lập ấp sinh sống vào khoảng thế kỷ XVI- XVII.Khi thấy nhu cầu của giáo dân ngày một tăng nhanh, bề trên đã cho thành lập giáo họ Phú An và xây dựng ngôi nhà thờ gỗ đầu tiên lợp bằng lá bổi, đây là ngôi nhà thờ đầu tiên của Phú An và giáo họ Phú An thuộc xứ Trung Lao

Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, mưa gió và cả chiến tranh, nhà thờ được xây dựng lại lần thứ 2 vào năm 1902, nhà thờ có chiều dài 47m, rộng 15m, cao 18m. Năm 1925 Đức cha Trung đã đi kinh lược vùng này, khi xứ mới Nam Lạng được thành lập thì họ Phú An thuộc về xứ mới này.

Năm 1935 Đức cha Hồ Ngọc Cẩn tách họ Phú An và Quần Lạc thuộc xứ Nam Lạng để thành lập xứ mới có tên gọi là Phú An và do các cha ở Trung Lao tới đây coi sóc.

Năm 1954 phần đong bà con Phú An di cư vào Nam, số còn lại không nhiều, giáo xứ vóng bóng cha xứ, thánh lễ thưa thớt dần, đời sống đạo xuống dốc nghiêm trọng, nhưng kể từ năm 1960, đức cha Phạm Năng Tĩnh đã cải tổ và canh tân lại giáo phận, tình hình giáo xứ Phú An cũng có vể khả quan hơn.

Năm 1992 Đức cha Vũ Duy Nhất cử cha Dom Phạm Kim Tiền về coi sóc giáo xứ Phú An và An Lãng.Sau gần 25 năm coi sóc giáo xứ cha Dom Phạm Kim Tiền được sai về phục vụ giáo xứ Lạc Đạo

Từ khi thành lập tới nay giáo xứ Phú An đã trải qua nhiều đời linh mục coi sóc và quản xứ, hiện nay giáo xứ do linh mục Gioan Baotixita Vũ Tiến Khang coi sóc từ năm 2006 tới nay.Tháng 8 năm 2007 vào dịp tuần chầu lượt của giáo xứ cha chính Nguyễn Đức Giang đã về chủ sự thánh lễ và công bố hạ giải ngôi nhà thờ cũ do không đáp ứng được nhu cầu mục vụ củ giáo dân, cũng như tình trạng bị hư hỏng nhiều, đây là ngôi nhà thờ thứ 3 của giáo xứ và công trình đang dần đi vào hoàn thiện.

Giáo xứ Phú An nhận thánh Phê-rô và Phaolo làm bổn mạng giáo dân khoảng 2000 nhân danh gồm một họ lẻ là Quần Lạc bổn mạng thánh Đaminh, có 200 nhân danh

Phú An là nguyên quán của cha Paul Trần Đức Nhuận, chánh xứ Lạc Đạo, quản hạt Lạc Đạo, Liễu Đề, Quỹ Nhất, và đã dược Chúa gọi về tháng 9 năm 2006, an táng tại giáo xứ Xuân Hà.

Nguồn : Website GP Bùi Chu

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên