Giới thiệu về Nhà Thờ Núi Nha Trang (Chánh Tòa Nha Trang)

Giáo Hạt Nha Trang 31a Thái Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam 61B Trần Bình Trọng Thành phố Nha Trang Khánh Hòa 650000 VN 058823335 058823335 http://giaophannhatrang.org Nhà Thờ là: Nhà Thờ Chính Tòa Bổn Mạng: Chúa Kitô Vua Số Giáo Dân: 2,810 Giáo Dân Năm thành lập: 1930 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Giuse M. Trần Thanh Phong Lịch Thánh lễ Thứ 7: 17:00 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:00, 09:30, 16:30, 18:30

Giáo Hạt Nha Trang
31a Thái Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
61B Trần Bình Trọng Thành phố Nha Trang Khánh Hòa 650000 VN
058823335058823335
http://giaophannhatrang.org
Nhà Thờ là: Nhà Thờ Chính Tòa
Bổn Mạng: Chúa Kitô Vua
Số Giáo Dân: 2,810 Giáo Dân
Năm thành lập: 1930
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Giuse M. Trần Thanh Phong
Lịch Thánh lễ Thứ 7: 17:00
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:00, 09:30, 16:30, 18:30
Giáo Hạt Nha Trang
31a Thái Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam
Số Giáo Dân:
2,810 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1930
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Giuse M. Trần Thanh Phong

Thông tin Nhà Thờ Chính Tòa Nha Trang

Nhà Thờ Chính Tòa Nha Trang hay Nhà Thờ Núi Nha Trang, Nhà Thờ Đá Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa Kitô Vua

Thuộc Giáo Phận Nha Trang

Linh Mục Đương nhiệm: Chánh xứ : Linh mục Giuse M. Trần Thanh Phong
Phó xứ     : Linh mục Phêrô Trần Trung Nam
Phó xứ: Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Chiến (1/2016)

Nhà Thờ Núi Nha TrangNhà Thờ Núi Nha Trang

Tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ cạnh Ngã Sáu, trung tâm TP. Nha Trang, Nhà thờ Chánh Tòa là địa điểm thu hút rất nhiều du khách. Tên chính thức của nhà thờ là Nhà thờ Chánh tòa Kito Vua, nhưng thường được người dân trong vùng nhắc đến với các tên gọi giản dị và quen thuộc như: Nhà thờ đá, nhà thờ Núi. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào ngày 3-9-1928. Xưa kia, đây là vùng đất hoang sơ, khi người Pháp đến Nha Trang đã cho xẻ đôi núi Hòn Một. Nửa phía Tây của ngọn núi này được san phẳng bởi 500 quả mìn để có diện tích 4.500m2 xây nhà thờ. Tháng 12-1941, công trình được hoàn tất và cái tên nhà thờ Núi cũng do đó mà có.
Đứng từ xa nhìn, nhiều người vẫn lầm tưởng công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng bằng đá chẻ, nhưng thực tế đá chẻ chỉ được dùng lát đường và sân. Còn toàn bộ các bức tường của nhà thờ được xây bằng táp lô xi măng. Chính linh mục Louis Vallet cùng các cộng sự đã trực tiếp đúc nên các khối táp lô này. Đặc biệt, chỉ phần mái bằng của hành lang chạy dọc hai bên được đổ bê tông cốt thép, còn toàn bộ mái vòm của nhà nguyện đều được dùng cốt tre cật và lưới thép mắt cáo.
Nhà thờ Núi mang đậm kiểu kiến trúc nhà thờ Gotic  với 3 phần rõ rệt, phần dưới cùng là cửa, phần giữa là ô  cửa sổ tròn to bằng kính màu được tô điểm những bông hoa hồng; phần trên cùng là hành lang và hai tháp chuông. Nét độc đáo của nhà thờ chính là bộ chuông đồng được treo trên tháp chuông. Đây là những quả chuông do hãng chuông nổi tiếng Bourdon Carillond của Pháp chế tạo và cung cấp. Trong một chuyến kinh lý vào tháng 2-1933, vua Bảo Đại đã đến thăm khi công trình đang được hoàn thiện. Lúc ấy, bộ chuông đồng đúc ở Pháp chở sang được treo tạm trên tháp gỗ. Quả chuông đầu tiên có âm mi giáng được nhà thờ hành pháp làm phép vào ngày 29-7-1934, hai quả còn lại có âm đô và âm la được hành lễ làm phép năm 1939. Trên tháp chuông còn có gắn 1 chiếc đồng hồ lớn, có 4 mặt quay ra 4 hướng.
Nổi bật nhất của nhà thờ Núi chính là khu Thánh  đường. Bước qua cửa Tiền Đàn, ta sẽ bắt gặp một không gian mênh mông, khoáng đạt và tràn ngập ánh sáng. Đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc Gotic tại nơi đây chính là các vòm cuốn hình múi uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Hoa văn trang trí sử dụng những đoạn thẳng, được bố trí hài hòa, tạo nên vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần trang nghiêm. 14 tràng đàn (cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su) được mô phỏng bằng các bức họa treo trên tường. Bên cạnh đó, để khai thác hiệu quả ánh nắng mặt trời của hai hướng Đông và Tây, các nhà thiết kế đã cho lắp nhiều loại kính màu xanh, đỏ vào các cửa vòm, cửa hoa hồng. Tất cả đã tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp và nhẹ nhàng, làm dịu đi bầu không khí trang nghiêm vốn có thường thấy ở những nơi thờ phụng. Khu cung thánh là một không gian mở, những bức tranh Thánh bằng kính màu ở đây tạo nên vẻ đẹp rực rỡ và sang trọng. “Tôi cảm thấy vô cùng khâm phục bàn tay tài hoa của những người thợ đã xây dựng nên công trình này”, anh Nguyễn Thế Trọng – du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh bày tỏ.
Nhà thờ Núi đã có mặt ở Nha Trang hơn 80 năm. Từ xa nhìn lại, nơi đây giống như một lâu đài cổ đại La Mã. Đứng chắc trên một đầu non, với bộ áo xám tro, công trình xây dựng này vẫn vững chãi, hiên ngang trước mưa nắng, gió sương. Đối với bà con giáo dân ở TP. Nha Trang, Nhà thờ Núi có một vị trí vô cùng quan trọng, họ đến đây để cầu nguyện chúa ban hồng ân. Bên cạnh đó, nhiều cặp uyên ương cũng chọn nơi đây để tổ chức đám cưới, chứng nhận cho sự thăng hoa, kết trái của tình yêu. Đây còn là địa chỉ yêu thích của khách du lịch khi đến Nha Trang – Khánh Hòa. Ngoài tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc độc đáo, du khách sẽ có những phút giây thật thoải mái, yên bình khi ngắm nhìn sự thơ mộng của phố biển…

I. LỊCH SỬ:

Vào khoảng năm 1885, Nha Trang chỉ gồm vài xóm chài rải rác ở cửa sông Cái và ven bờ biển. Giáo dân lúc ấy khoảng dăm ba trăm người sống tập trung ở Giáo Xứ Chợ Mới (Ngọc Hội). Năm 1886, khi người Pháp đặt cơ quan chính quyền đô hộ tại Nha Trang, tạo điều kiện cho hai công trình nghiên cứu khoa học quan trọng được xây dựng đó là Viện Pasteur (1895) và Viện Hải Dương học (1923). Dân chài tập trung về sống gần viện Pasteur để được chăm sóc sức khoẻ. Năm 1924, sau nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, Vua Khải Định ra chỉ dụ thiết lập thị trấn Nha Trang. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo cho giáo dân và một số viên chức người Pháp hiện sinh sống trên địa bàn, một nhà nguyện nhỏ được dựng lên tạm thời trên bờ biển Nha Trang (nay là Toà Giám Mục Nha Trang, 22 Trần Phú), trực thuộc Giáo xứ Chợ Mới. Với tấm lòng nhân ái của người mục tử, vị Linh Mục người Pháp lúc đó là Louis Vallet (1869-1945) đang coi sóc giáo dân Chợ Mới đã nghĩ ngay đến việc thành lập một Giáo xứ tại Nha Trang, và điều đầu tiên phải làm đó là xây dựng một ngôi Nhà thờ khang trang.

1.Xây dựng:

Ngày 03.9.1928, dự án xây dựng nhà thờ được khởi công trên một mỏm núi nhỏ, có tên là núi Bông.
Ngày lễ Phục Sinh 1929, khai trương con đường xe chạy lên núi. Đến tháng 6.1929, một lối đi tắt lên núi, dành cho người đi bộ, gồm 53 bậc cấp, nằm về hướng Bắc (đường Thái Nguyên) được hoàn thành.
Ngày 08.9.1929, các công trình phụ: nhà bếp, nhà ở cho người giúp việc, nhà kho, các bậc thang, phía đường chính đi lên… được đưa vào sử dụng.Nhà Thờ Đá Nha Trang 1929Nhà Thờ Đá Nha Trang 1929
Đến tháng 3.1930, khu vực nhà xứ hoàn thành. Phần công trình chính của nhà thờ được tiếp tục xây dựng.
Ngày 12.02.1933, Vua Bảo Đại viếng thăm công trình kiến thiết nhà thờ. Ngày 14.05.1933, lễ Thánh Jeanne d’Arc, nhà thờ được long trọng khánh thành. Cha Louis Vallet đã chọn Chúa Kitô Vua làm Bổn Mạng Nhà Thờ.
Ngày 15.08.1933, lắp đặt xong các kính màu trên cung thánh.
Ngày 17.03.1934, lắp đặt xong toàn bộ kính màu trong nhà thờ.
Ngày 29.07.1934, Đức Khâm Mạng Toà Thánh Dreyer làm phép quả chuông đặt tên hiệu là Têrêxa Hài Đồng Giêsu, do bà Đỗ Hữu Trí, Sài Gòn, dâng tặng.
Ngày 01.04.1935 khởi công và 01.08.1935 hoàn thành tháp chuông.
Ngày 03.12.1935, lắp đặt xong và khánh thành đồng hồ trên tháp chuông.
Ngày 22.10.1939, Cha Louis Vallet được Giáo quyền uỷ quyền làm phép hai quả chuông do chính mình dâng cúng. Một dâng kính Thánh Tử Đạo Cuénot Thể và một dâng kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Từ tháng 05 đến tháng 12.1941, lát đá con đường chính lên nhà thờ.
Tổng kinh phí xây dựng Nhà Thờ, chưa kể công của Cha Louis Vallet và người cai thầu làm việc với Cha, là: 30.000 đồng VN.
Diện tích hòn núi xây dựng nhà thờ 4.500m2, diện tích Nhà Thờ 720m2, diện tích nhà xứ 312,84 m2, độ cao của mặt sân Nhà Thờ so với mặt bằng thành phố là 8m, chiều cao của Nhà Thờ từ móng cho đến đỉnh tháp là 28m.
Toàn bộ công trình xây dựng đều do chính Linh Mục Louis Vallet thực hiện, dưới sự cố vấn kỹ thuật của kiến trúc sư Nesty, người Pháp và với sự cộng tác của ông Biện Tề (thân phụ cha Louis Lê văn Sinh) làm cai thầu, người thuộc Giáo Xứ Chợ Mới.
Ngày 24.10.1945, Linh Mục Louis Vallet qua đời. Thi hài Ngài được an táng dưới chân núi, bên phải con đường dẫn lên Nhà Thờ.

2.Tu bổ và chỉnh trang:

Khoảng năm 1969 đồng hồ trên tháp bị hư. Mãi tới năm 1978, Linh Mục Giuse Nguyễn Công Nghị đã cho sửa chữa và hoạt động lại cho đến nay.
Ngày 10.6.1987, Linh Mục Phêrô Nguyễn Quang Sách cho xây dựng trên vách đá dọc theo con đường chính lên nhà thờ thành nơi đặt tro cốt những người quá cố.
Ngày 14.3.1991, sửa và mở rộng con đường chính thêm 1,5 mét,đặt hàng rào song sắt bao quanh nhà thờ thay cho dây kẽm gai.
Ngày 26.7.1991, đặt 14 chặng đàng Thánh Giá dọc theo đường lên nhà thờ.
Ngày 28.10.1991, đặt 12 tượng Thánh Tông Đồ cao 1 mét, và tượng Chúa Kitô Vua cao 1,2 mét dọc theo đường lên nhà thờ.
Năm 1992, bàn thờ được tu sửa, thay kiểu chân, nâng cao thêm và đưa về vị trí gần Nhà Tạm, đồng thời lát đá cẩm thạch màu xám đen toàn bộ cung thánh.
Tháng 10.98: bắt đầu phá dỡ khu vực nhà bếp để sửa sang thành ngôi nhà 1 tầng. Tầng trên là phần nối dài của khu nhà xứ, dành làm nhà sinh hoạt, hội họp, giáo lý. Tầng dưới là nhà bếp và nơi ở của những người phục vụ.
Ngày 17.10.99: được vinh dự đón tiếp Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đến dâng Thánh Lễ (25 vị Gm, trong đó có Đức Hồng Y Phaolô-Giuse Phạm Đình Tụng, Đức TGM TPHCM Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn).
Ngày 21/11/1999, ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hòa long trọng cung hiến nhà thờ Chánh Tòa (trước đây chỉ mới được làm phép). Sau thời điểm nầy,các nhà thờ khác trong giáo phận mới được cung hiến….

Năm 2004, Cha Phêrô Phạm Ngọc Phi cho trổ thêm 2 cửa bên phía trước…Nhà thờ có 5 cửa ra vào, thông thoáng hơn…Trước đây, nhà thờ chỉ có 3 cửa ra vào, một cửa chính và 2 cửa bên gần cung thánh mà thôi !.
Vì tuổi thọ đã cao,mỗi lần mùa mưa đến, mái nhà thờ bị thấm nước và chảy thành dòng, nên ngày 27.3.2006, Cha Tổng Đại Diện, kiêm quản xứ Giáo xứ Chánh Toà Giuse Maria Trần Thanh Phong xin phép Đức Cha Phaolô và Đức Cha Giuse sửa lại mái nhà thờ. Mái nhà thờ được chống thấm và lợp thêm bằng tôn. Hoàn tất ngày 30.4. 2006.
Ngày 22.04.2006, Nhà nước chính thức gửi công văn giao cho TGM làm chủ đầu tư công trình tại khu vực công trường Ave Maria,cạnh nhà thờ núi,được gọii bằng “tên mới” là vườn hoa ngã sáu. TGM giao cho Lm Qx/CT Giuse Lê văn Sỹ triển khai công trình.
 Ngày 14/5/2008 : Mừng kỷ niệm 75 năm nhà thờ Chánh Tòa, nhờ đơn xin của Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Tòa Thánh đã ban ơn Toàn Xá cho giáo xứ từ 14/5/2008 đến 14/5/2009. Dịp nầy giáo xứ cũng phát hành “kỷ yếu Giáo xứ Chánh Tòa 1933-2008”.
Ngày 21/5/2009 : Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng công trường Ave Maria gồm : Lễ đài Đức Mẹ, nhà sinh hoạt giáo xứ và vườn hoa cùng bãi đậu xe.  Công trình đã được khánh thành ngày 14/9/2011, nhân dịp vị đại diện Tòa Thánh TGM Leopoldo Girelli viếng thăm GP/NT (lần đầu tiên sau 1975).

Ngày 27/2/2012, bắt đầu triển khai công việc nâng cấp và tân trang cung thánh nhà thờ. Ngày 19/3/2012 Đức cha Giuse Võ Đức Minh GM/GP đã thánh hiến bàn thờ mới và làm phép ảnh tượng, khánh thành phần cung thánh như hiện nay. Chủ yếu bằng đá cẩm thạch, được đặt làm từ Đà Nẵng.
Sau đó, tiếp tục tân trang sân bãi, đường đi, đường kiệu chung quanh nhà thờ…bằng chất liệu đá granit khò lửa như hiện nay….hoàn tất vào tháng 6/2012.

II. ĐỊA LÝ TỔNG QUÁT Nhà Thờ Đá Nha Trang:

1.Tên gọi:

Trước năm 1960, nhà thờ có tên gọi là Nhà Thờ Nha Trang. Người bình dân còn gọi là Nhà Thờ Đá, hoặc Nhà Thờ Núi. Ngày 05.07.1957 Giáo Phận Nha Trang chính thức được thành lập. Ngày 24.11.1960, Giáo Phận Nha Trang được nâng lên hàng Giáo Phận Chánh Toà, Nhà Thờ Nha Trang chính thức trở thành Nhà Thờ Chánh Toà Giáo Phận Nha Trang.

2.Ranh giới:

Sau Hiệp định Genève 1954, giáo dân miền Bắc vào định cư tại Nha Trang ngày càng nhiều, vì thế năm 1956, một phần họ Nha Trang được tách làm giáo xứ Bắc Thành. Đến năm 1960, giáo xứ Phước Hải được thành lập từ Giáo Xứ Bắc Thành. Rồi giáo xứ Phước Hoà ra đời năm 1972, gồm một phần của Chánh Toà và một phần của Phước Hải. Cuối cùng, vào năm 1974, Giáo xứ Fatima (sau đổi thành Hoà Thuận), được hình thành và được tách ra khỏi Giáo Xứ Chánh Toà. Hiện nay, Giáo xứ Chánh Toà trải rộng khoảng 10 km2, Đông giáp Biển Nha Trang (từ đường Lê Lợi đến đường Lý Tự Trọng) và Giáo xứ Bắc Thành (đường Nguyễn Trãi, Lý Tự Trọng). Đông Nam giáp Giáo Xứ Phước Hải (đường Nguyễn Trãi). Đông Bắc giáp Giáo xứ Hoà Thuận (Đường Lê Lợi, Phan Bội Châu, Thống Nhất, đường Hai tháng Tư). Tây và Tây Nam giáp Giáo xứ Phước Hoà (đường rầy xe lửa, đường Lê Hồng Phong, Cao Bá Quát).Bắc giáp sông Cái, Tây Bắc giáp Giáo xứ Chợ Mới.
Số giáo dân giáo xứ Chánh Toà trên 3.000 người được chia thành 9 giáo họ.

III. SINH HOẠT:

Vì Nhà Thờ Chánh Toà Nha Trang là nhà thờ mẹ nên là nơi cử hành mọi biến cố quan trọng trong giáo phận. Đức Giám Mục đến dâng Thánh lễ vào vào các dịp lễ Trọng như Giáng Sinh, Phục Sinh, Bổn Mạng Giáo Phận, Bổn Mạng Giáo xứ, Lễ Tết, Lễ làm Phép Dầu, Truyền chức thánh, ngày Giỗ các GM tiền nhiệm…vv…
Công trường Ave Maria được chọn là nơi cử hành các đại lễ : Kim khánh Giáo Phận, Kim Khánh Linh Mục ĐC Phaolô, Đón vị Đại Diện Tòa Thánh…Và từ 24/12/2011 về sau, trở thành nơi lý tưởng để tổ chức hằng năm : canh thức và lễ đêm mừng Chúa Giáng Sinh cho giáo xứ Chánh Tòa.

IV. Các Linh Mục Quản Xứ và Phó Xứ từ 1928 đến nay:

1. Louis Vallet (Quản xứ 1928-1937)( và Qx: 1939-1945)
2. Tourte (Qx: 1937-1939).
3. Escalère (Qx:1945-1949)
4. Jacques Lourdez (Qx: 1949-1951)
5. E. Garrigues (Qx: 1951-1954)
6. Claude Charmot (Px: 1951-1955)
7. Pierre Alexandre…
8. Vincentê Lê Công Khương (Px: 1948-1951)
9. Bernarđô Phan Văn Hoàng (Px:1952-1953)
10. Giuse Nguyễn Sồ (Qx: 1954-1957)
11. Cha Gioakim Nguyễn Du (Px:1955)
12. Giuse Phan Văn Hoa (Px: 1955-1957)
13. Gioan Nguyễn Quang Xuyên (Qx: 1957-1958)
14. Hilariô Trần Khắc Hỷ (Px: 1957-1958)
15. Giuse Nguyễn Công Nghị (Qx: 1958-1964) (Qx:  1966-1979)
16. Vincentê Nguyễn Đạo Quán (Px:1958-1960)
17. Giuse Nguyễn Hoàng Kim (Px: 1961-1962)
18. Gioan Nguyễn Văn Minh (Px:1962-1964)
19. Antôn Hồ Ngọc Hạnh (Qx: 1964-1966)
20. Phaolô Đậu Vương Quyền (Px: 1965-1967)
21. Giuse Trần Văn Láng (Px: 1967-1968)
22. Phaolô Trần Thanh Lộc (Px: 1968-1969)
23. Phêrô Trương Trãi (Px: 1969-1970)
24. Phaolô Nguyễn Quốc Bửu (Px: 1970-1971)
25. Giuse Maria Trần Thanh Phong (Px: 1972) (Qx : 23/6/2005-4/2/2007)
26. Simon Võ Kinh (Px. 1973-1975)
27. Phêrô Nguyễn Quang Sách (Qx: 1979-2001)
28. Đaminh Nguyễn Công Đắc (Px:1993-2002)
29. Phêrô Phạm Ngọc Phi (Qx: 25.11.2001 – 22.06.2005)
30. Tôma Nguyễn Thành Nguyên (Px: 15.08.2002 – 14.06.2004)
31. Nicolas Nguyễn Hoà (Px: 20.12.2003 – 18.09.2005)
32. Phêrô Trần Trung Nam (Px: 19.09.2005 – 2007)
33. Phêrô Maria Nguyễn Xuân Dũng (Px: 04.02.2007-2008)
34. Giuse Lê Văn Sỹ (Quản xứ: 20.10.2007 – nay)
35. Phêrô Nguyễn Đại (Px: 2007-2008)
36. G.B Nguyễn Văn Thanh Toàn (Px: 2008 – 2009)
37. Antôn Nguyễn Bảo Chi Quốc (Px: 2009 – 2011)
38. Phêrô Nguyễn viết Duy (Px : 2010 – 2012 đặc trách Phước Đồng)
39. Phêrô Nguyễn Chí Công (Px: 2010 – 9/3/2014)
40. Gioankim Huỳnh Quốc Vũ (Px: 2012 – 11/3/2014)
41. Giuse Nguyễn Đức Nhu (Px.  10/3/2014 – nay)
Trích kỷ yếu Giáo Phận Nha Trang
Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên