Giới thiệu về Nhà thờ Giáo Xứ Vĩnh Thái

Giáo Hạt Cam Lâm Lập Định - Suối Môn, Cam Hiệp Nam, Cam Lâm, Khánh Hòa, Việt Nam Lập Định - Suối Môn Thành phố Vinh Khánh Hòa VN (058) 864029 (058) 864029 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh Giuse thợ (1/5) Số Giáo Dân: 2,430 Giáo Dân Năm thành lập: 1975 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Giuse Phan Cường Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:15, 15:45

Giáo Hạt Cam Lâm
Lập Định - Suối Môn, Cam Hiệp Nam, Cam Lâm, Khánh Hòa, Việt Nam
Lập Định - Suối Môn Thành phố Vinh Khánh Hòa VN
(058) 864029(058) 864029
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Thánh Giuse thợ (1/5)
Số Giáo Dân: 2,430 Giáo Dân
Năm thành lập: 1975
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Giuse Phan Cường
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:15, 15:45
Giáo Hạt Cam Lâm
Lập Định - Suối Môn, Cam Hiệp Nam, Cam Lâm, Khánh Hòa, Việt Nam
Số Giáo Dân:
2,430 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1975
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Giuse Phan Cường

Thông Tin Nhà thờ Giáo Xứ Vĩnh Thái

Giáo Phận Nha Trang

1. Vị trí địa lý:

Nhà Thờ Giáo xứ Vĩnh Thái thuộc miền trung du Cam ranh, nằm song song với huyện lộ Nguyễn Công Trứ từ Nam chí Bắc dài 8,5km, bề rộng 4km: diện tích 34km2. Cách xa núi Hòn Rồng về phía Nam 3km. Cách xa dãy núi Tà lua chạy dài song song đường Nguyễn Công Trứ về phía Tây khoảng 4km. Cách xa biển về hướng thị trấn Ba Ngòi khoảng 10km. Ðịa thế đất gò, đồi, trũng (độ 5m). Khí hậu oi từ giữa mùa Thu và mùa Hạ, trung bình 10 tháng nắng, hai tháng cuối năm dương lịch hay có mưa lũ.

Ðông giáp xã Cam Thành Bắc (giáo xứ Hoà Nghĩa), Tây giáp xã Cam An Bắc (giáo xứ Vĩnh An và Vĩnh Bình), Nam giáp xã Cam An Nam (giáo xứ Vinh Trang), Bắc giáp xã Cam Tân (giáo xứ Suối Hoà).

2. Quá trình hình thánh và phát triển

Từ năm 1970, linh mục Gioan Nguyễn Văn Dũng đã quy tụ được 295 giáo dân và lương dân nghèo từ các xứ kế cận (Tân Bình, Phú Nhơn) tự nguyện đến khai phá rừng hoang với diện tích được giao 375 ha. đến năm 1971 và 1972, Lm Nguyễn Văn Dũng đã cắt bớt cho giáo xứ Vinh Trang, Vĩnh Bình và Vĩnh An 116 ha vì số dân quá ít không thể quản lý và khai hoang hết diện tích. Diện tích còn lại 259 ha (tổng diện tích tự nhiên). Diện tích thực sự canh tác 165 ha

Sau năm 1975, giáo dân từ các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam Ðà Nẵng, Quảng Ngãi, Qui Nhơn di dân đến sang nhượng đất để làm ăn sinh sống. Từ đó, dân số đã có 977 người. Sau đó đến năm1979, huyện Cam Ranh thành lập khu kinh tế mới thuộc miền cận sơn xã Cam Hiệp, nay thuộc xã Cam Hiệp Bắc, trong đó có 159 giáo dân từ các nơi khác trong huyện về sinh sống và được sáp nhập Giáo xứ Vĩnh Thái. Ðồng thời kể từ đó cũng có 85 giáo dân cư ngụ thôn Tân Sinh, xã Cam Thành Bắc được nhập vào Giáo xứ Vĩnh Thái.

Giáo xứ Vĩnh Thái lúc này đã có được 1221 giáo dân, lập thành 3 giáo họ:

Giáo họ Vĩnh Thái: 977 giáo dân (thôn Vĩnh Thái).
Giáo họ Kim Thông: 85 giáo dân (thôn Tân Sinh).
Giáo họ Giuse: 159 giáo dân (thôn Trung Hiệp).

Năm 1993 đã xây dựng kiên cố một ngôi nhà thờ mới (17,5m x 42,5m) thay thế nhà thờ cũ mái tole vách đất từ năm 1971 (8m x 24m). Hiện nay số giáo dân đã có được 2430 người (tính đến ngày 15.8.1998).

Các Linh Mục phụ trách họ đạo:

Linh mục Gioan Nguyễn Văn Dũng (1970 -1974) quản xứ đầu tiên.
Linh mục Ðaminh Nguyễn Nghĩa (1975 -1985).
Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thoại (1985 – 1989).
Linh mục Gioan Bt. Nguyễn Hữu Bút (1989 – 1996).
Linh mục F.X. Trần Quang Láng (1996 – đương nhiệm).

Hoa quả Giáo xứ:

Linh mục F.X. Nguyễn Hữu Hoà (DCCT).
Linh mục Phaolô Nguyễn Luận (giáo phận Huế).
Linh mục Giuse Nguyễn Thanh Hải (giáo phận Nha Trang).

Các nữ tu: Hiện có 10 nữ tu đang ở nhiều dòng tu khác nhau.
Chủng sinh: Hiện nay có 3 chủng sinh ngoại trú.
Dự tu: Hiện có 40 dự tu nam nữ (từ lớp 6 đến 12).

Sinh hoạt Giáo xứ

1. Các lớp giáo lý:

Nhà Thờ Giáo xứ Vĩnh Thái Theo Chương trình Giáo lý Phổ Thông của giáo phận, gồm 20 lớp. Giáo lý Hôn Nhân mỗi năm 4 khoá, mỗi khoá 3 tháng.

2. Các hoạt động từ thiện:

Hằng năm vào các dịp lễ lớn, nhất là lễ Giáng sinh, Tết Nguyên đán và Tết Trung thu dành cho nhi đồng… Giáo xứ kêu gọi giáo dân tự nguyện bỏ tiền hòm cúng để phân chia cho các đối tượng nghèo ngặt, bệnh hoạn. Giáo xứ quyên góp trong giáo dân để cộng tác với chính quyền trong các dịp cứu trợ thiên tai, dịch hoạ.

Hoạt động xã hội: Giáo xứ đã xây dựng một ngôi nhà ngói, vách đất 8m x 24m từ đầu năm 1989 để xử dụng cho cơ sở thêu. Ngôi nhà này đã được triệt phá vì mối mọt để xây dựng lại kiên cố chi phí 80 triệu đồng, dùng làm nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ cho chị em Tổ thêu ở xa. Ðồng thời từ năm 1996, giáo xứ đã mượn văn phòng và nhà kho cũ của HTX Nông nghiệp Cam Hiệp 4 đã bỏ trống từ năm 1991 (giải thể HTX), thiết kế hệ thống đèn, quạt trần, tu sửa nền vách nứt nẽ, đóng trần ván ép, thay thế toàn bộ cửa… để xử dụng cho 150 nữ công nhân làm hàng thêu Kimônô tại chỗ. Ngoài ra có 150 nữ công nhân bán chuyên nghiệp đến nhận hàng thêu trắng về nhà làm. Số 300 công nhân nói trên không phân biệt tôn giáo. Công tác đang tiến triển tốt đẹp từ đầu năm 1989 thì đến đầu năm 1998 do biến động tiền tệ khu vực Châu Á trong đó có Nhật và Hàn Quốc không đặt hàng Kimônô nhiều như trước đây, nên 150 công nhân thêu màu đều nghỉ việc từ tháng 4.1998 đến nay. Hàng thêu trắng cũng bị giảm bớt chỉ bằng 1/3 các năm trước. Tổ hợp Thêu của giáo xứ đã góp phần trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của xã hội.

Các giáo họ: 5 giáo xóm và 3 giáo họ: Mân côi, Kim Thông và Giuse.

Hướng tương lai:

Ưu tiên cho giáo xứ hiện nay: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, vì hằng năm chỉ thu nhập bằng việc trồng mía với diện tích quá ít, do đó không bảo đảm cho kinh tế gia đình.

Ước mong trong tương lai gần đây sẽ xây dựng được một ngôi nhà nguyện tại xã Cam Hiệp Bắc. Hiện nay số giáo dân tại đây đã có 332 người ở xa nhà thờ Vĩnh Thái 4km qua một lộ trình lầy lội về mùa mưa gió, rất trở ngại cho giáo dân tham dự lễ ngày Chúa nhật và các em về học giáo lý tại nhà thờ vào chiều Chúa nhật mỗi tuần.

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên