Giới thiệu về Nhà thờ Giáo xứ Vĩnh Phước

Giáo Hạt Nha Trang Vĩnh Phước, Nha Trang – Khánh Hoà. 932 Hai Tháng Tư Thành phố Nha Trang Khánh Hòa 650000 VN Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh AnTôn Số Giáo Dân: 2,216 Giáo Dân Năm thành lập: 1957 Linh Mục Chánh Xứ: Phanxicô Xaviê Lê Khắc Lâm Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 16:00

Giáo Hạt Nha Trang
Vĩnh Phước, Nha Trang – Khánh Hoà.
932 Hai Tháng Tư Thành phố Nha Trang Khánh Hòa 650000 VN
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Thánh AnTôn
Số Giáo Dân: 2,216 Giáo Dân
Năm thành lập: 1957
Linh Mục Chánh Xứ: Phanxicô Xaviê Lê Khắc Lâm
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 16:00
Giáo Hạt Nha Trang
Vĩnh Phước, Nha Trang – Khánh Hoà.
Số Giáo Dân:
2,216 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1957
Linh Mục Chánh Xứ:
Phanxicô Xaviê Lê Khắc Lâm

Lược sử Giáo xứ Vĩnh Phước

  1. Vị trí địa lý

Giáo xứ Vĩnh Phước nằm dọc hai bên Ðường 2 tháng 4: Ðông giáp biển Nam Hải với 3 trung tâm Kitô Giáo nằm sát ven biển trên đồi cao là Trường Dòng Các Sư Huynh Lasan, Tu viện Phanxicô và Thần học viện Tin Lành, nay trở thành Trường Ðại Học Thuỷ Sản, Trường Hành Chính, Trung tâm bồi dưỡng và Trường kế toán trung cấp… Phía Tây giáp chân Núi Sạn với bệnh viện to lớn gọi là Trung Tâm Bài Cùi được các tu sĩ Phanxicô và giáo dân xứ đạo Vĩnh Phúc thiết lập, ngày nay gọi là Bệnh Viện Da Liễu… Phía Nam giáp Sông Cái, Phía Bắc giáp Phường Vĩnh Hải với Trung Tâm Dưỡng Lão Rù Rì to lớn, cũng do các tu sĩ Phanxicô và giáo dân Vĩnh Phước góp phần xây dựng.

2 Hình thành và phát triển

Giáo xứ Vĩnh Phước có tên có tuổi trong Giáo phận Nha Trang kể từ 1957. Trước 1964 gọi là Họ Ðạo Cù Lao, vì số giáo dân thu hẹp ở trên địa bàn làng Cù Lao, thuộc Xã Vĩnh Phước. Khi số giáo dân tăng lên đông đảo ở rải rác trên toàn Xã, thì Họ Ðạo Cù Lao lại được đổi tên là Giáo Xứ Vĩnh Phước. Ngày nay, Xã Vĩnh Phước được chia thành hai Phường: Vĩnh Phước và Vĩnh Thọ. Ðể tránh sự nhầm lẫn với Nhà thờ Vĩnh Phước của anh em Tin Lành, Nhà thờ Giáo xứ Vĩnh Phước được gọi là nhà thờ An-Tôn Vĩnh Phước.

Trong địa bàn của Giáo xứ, có thắng cảnh Tháp Bà, một cổ tháp do dân tộc Chàm xây dựng đã 1900 năm, trên một ngọn núi nhỏ, sát đường 2-4, kề bên chiếc cầu Bóng nổi tiếng bắc qua Sông Cái, dài 300m, vững chắc và tráng lệ.

Một buổi chiều hè, đông đảo dân chúng tới thưởng thức những làn gió mát của biển khơi và ngắm nhìn những đoàn tàu thuyền qua lại trên Bến Cá.

Lại còn có thắng cảnh Hòn Chồng thơ mộng với những tảng đá to lớn ngâm mình trong nước, chồng chất lên nhau tạo thành một vẻ đẹp hùng tráng đầy quyến rũ. Nơi đây có hang đá để nấp mưa, ẩn gió, nơi kia có chỗ dựa lưng ngồi ngắm cảnh trời mây nghe tiếng sóng vỗ, đưa mắt liếc sóng biển mênh mông vô tận. Các du khách cũng như dân địa phương cũng thích đến chỗ này để thưởng thức cảnh đạp thiên nhiên. Ðến một lần sẽ nhớ mãi không quên.

Từ năm 1930, Dòng Các Sư Huynh Lasan đến đặt cơ sở tu trì và giáo dục ở đồi Cù Lao, một số giáo dân từ Quảng Trị, Thừa Thiên vào đây sinh sống giúp các việc nội dịch cho Dòng, lập cư gần tu viện. Năm 1939, tiếp theo lại có các tu sĩ Dòng Phanxicô Khó Nghèo đến khai thác một quả đồi gần bên và xây dựng nên Tu Viện. Công trình xây dựng này đã chiêu tập một số lớn công nhân mà phần đông là người Công Giáo. Do đó, số dân lại được tăng thêm. Việc sinh hoạt tôn giáo của các giáo dân này đều nhờ vào Linh mục Nguyễn Khắc Xuyên, Tuyên uư cho Dòng Lasan lúc bấy giờ, giáo dân thường xuyên tham dự thánh lễ ở nhà thờ Dòng Lasan hoặc Dòng Phanxicô.

Năm 1947, chiến tranh tạm ngừng, các Linh mục Dòng Phanxicô bắt đầu tiếp xúc và hướng dẫn số dân này về phần thiêng liêng.

Năm 1949, Linh mục Bernard Dương Liên Mỹ, Dòng Phanxicô, được cử coi sóc bà con giáo dân ở Cù Lao, đồng thời dạy dỗ một số anh chị em “Tân tòng” từ Lương Sơn di cư vào Phú Xương. Vì nghĩ rằng trong tương lai sẽ có nhiều người tân tòng ở Phú Xương hơn ở Cù Lao, nên Ngài đã cất tạm một nhà thờ ở Phú Xương, đối với Trường Hạ Sĩ Quan Ðồng Ðế bấy giờ. Số giáo dân Cù Lao nhập lại với số giáo dân Phú Xương thành lập họ Phú Xương (Thư T.G.M Nha Trang, 20.12.1950).

Nhưng năm 1953, nhà thờ Phú Xương phải dời về địa điểm Thanh Hải. Và từ đó xứ Phú Xương lại đổi tên là xứ Thanh Hải. Xứ đạo này sau khi đã có cơ sở vững vàng, có trường Tiểu Học Nam Thông, Dòng Phanxicô đã giao lại cho giáo phận Nha Trang từ hè năm 1959.

Năm 1954, với phong trào di cư vào Nam, số giáo dân từ Hà Tĩnh, Quãng Trị tới định cư ở Cù Lao rất đông. đầu năm 1959, Cù Lao đã có 96 gia đình, gồm 370 người. Cùng thời điểm này, Cù Lao được tách rời khỏi Thanh Hải, để trở thành một số nhà chính thức, có Cha Alix Bourgeois Dòng Phanxicô làm Cha Sở (Thư T.G.M Nha Trang ngày 1.9.1955).Năm 1956, xứ Cù Lao đã có 200 gia đình với số giáo dân tăng lên 938 người.

Vì nhu cầu bắt buộc, năm 1957, một ngôi Thánh đường đã được cất lên gấn Quốc lộ I (nay là đường 2 tháng 4) rộng 6m, dài 20m (năm 1978, ngôi Nhà Thờ này đã nhường lại cho các Tu sĩ Phanxicô làm Tu viện hiện nay).

Nha Trang có địa lợi, nhân tài, có danh lam thắng cảnh hấp dẫn thập phương, đồng bào khắp nơi tìm về đây xây dựng cuộc sống. Riêng ở xứ Vĩnh Phước, năm 1962, số giáo dân đã tăng lên 1540 người.

Nhà thờ xây cất năm 1957, nay đã hoá ra chật hẹp lần nữa lại phải đặt ra vấn đề làm lại Nhà thờ cho rộng rãi hơn.

Ngày 7/4/1963, Ðức Cha Piquet, Giám mục Giáo phận Nha Trang đã đến đặt viên đá gốc cho Nhà thờ. Cùng năm ấy, xứ Cù Lao được đổi tên là xứ Vĩnh Phước. Nhờ sự khích lệ, giúp đỡ của Giáo phận về mặt tinh thần cũng như vật chất, các xứ Ðạo đàn anh, đàn chị đã gởi tiền ủng hộ. Mọi giáo dân trong xứ Vĩnh Phước, ai ai cũng nô nức sẵn sàng góp công, góp của để thực hiện việc xây cất. Riêng đối với bà con của hai Khu giáo làng chài Phêrô và Phaolô ngoài sự phân bổ nghĩa vụ đóng của Giáo xứ, bà con trong 2 Khu giáo đã dùng ngày Chúa nhật đem thuyền ra khơi đánh cá “đổ đồng” giúp Giáo xứ.

Với sự cố gắng phi thường của bà con giáo dân sở tại, kết hợp với sự hỗ trợ rộng rãi của các ân nhân xa gần, đặc biệt với tinh thần năng nỗ tích cực của Linh mục Alix Bourgeois, và Ban Hành Giáo xứ. Sau thời gian 8 tháng vất vả và lao nhọc, giáo xứ đã hoàn thành xây dựng ngôi nhà thờ với chiều rộng 15m và chiều dài 50m. Ðầu năm 1965, Linh mục Gerard Phạm Anh Thái đươc bổ nhiệm làm Cha Sở thay Linh mục Alix. Số giáo dân có 316 gia đình với 2053 cuối năm 1966, nhưng cuối năm 1967 số giáo dân lại tăng lên 371 gia đình.

Năm 1969, Linh mục Berard Trần Bá Phiên được bổ nhiệm làm Cha Sở thay Cha Thái. Với tinh thần hoạt bát năng nổ của ngài, kết hợp với tin thần đạo đức tận tình giúp đỡ của bà con giáo dân và ân nhân xa gần.Giáo xứ lại xây thêm một nhà ở cho Cha Xứ, nhà hội cho các lớp Giáo lý và lớp Thiếu Nhi Thánh Thể – Năm 1974, số Giáo dân đã tăng lên tới 2548 người.

Năm 1975, biến cố giải phóng miền Nam đã gây ra sự di tản của một số bà con giáo dân trong xứ đạo, một số đi về quê, một số đi vùng kinh tế mới hoặc đi ra nước ngoài,số giáo dân đã giảm xuống chỉ còn độ 1500 người. Tuy nhiên, cho đến năm 1997, giáo xứ lại được tăng lên 450 gia đình với số giáo dân khoảng 2200 người.

Trong lúc giao thời, Linh mục Phêrô B. Ðỗ Long Bộ đã giữ trách nhiệm Cha Sở xứ Ðạo thay Linh mục Berard Phiên từ 1975 đến 1978. Giáo xứ Vĩnh Phước có một đặc điểm đáng ghi nhớ là từ ngày khai sinh đến nay, các Linh mục quản xứ đều là các linh mục Dòng Phanxicô. Linh Mục Vincentê Hoàng Văn Lư, được bổ nhiệm làm Cha Sở từ tháng Giêng năm 1979, có các anh em Tu sĩ Phanxicô ở lại Tu Viện kế bên Nhà thờ giúp đỡ làm công việc phục vụ giáo dân trong giáo xứ.

Tháng 11 năm 1990, nhận thấy nhận thấy Nhà thờ được xây cất từ 1963 có nhiều mặt xuống cấp trầm trọng vì trải qua biết bao nắng mưa sương gió, giáo xứ đã phải trùng tu lại nhà thờ hợp với hoàn cảnh và nhu cầu cần thiết. Hiện nay, giáo xứ được diễm phúc có một ngôi Thánh Ðường mới, tôn nghiêm, bề thế, với tháp chuông cao 20m, sánh vai với các ngôi Thánh Ðường lớn có tầm cỡ trong giáo phận nhà.

Tóm lại giáo xứ Vĩnh Phước từ ngày khai sinh đã từng bước được hướng dẫn, dưỡng nuôi trong tình thương bao la và lòng đạo đức gương mẫu của quí Linh mục, quí thầy Dòng Phanxicô, nên đã lớn khôn, trưởng thành như ngày nay. Ðặc biệt là Linh mục Alix Bourgeois, người có công khai sinh ra Giáo xứ, vàø Cha Vincentê Hoàng Văn Lư, với 19 năm trong trách nhiệm làm Cha Sở, tiếp tục vun đắp công việc của các vị tiền nhiệm. Ngài có công rất nhiều trong việc tái thiết, kiện toàn dung mạo của Nhà thờ và của Giáo xứ từ nội dung đến hình thức như hiện có.

Vậy, Giáo xứ Vĩnh Phước tuy rằng gồm các giáo dân ở nhiều địa phương tụ họp lại, khác tập quán, khác cung giọng, nhưng qua thời gian đã chung lưng góp sức xây dựng, lắm lúc phải giũa gọt mới suông sẽ, thế nhưng ngày nay cũng nhờ sự dị biệt đó mà tất cả đã nên như nhiều cành hoa khác nhau, gom thành một đoá hoa lắm sắc muôn màu trong Giáo phận Nha Trang vậy.

Các Linh Mục quản xứ thuộc Dòng Phanxicô

Lm Alix Bourgeois 1955 – 1965
Lm Gérard Phạm Anh Thái 1965 – 1967
Lm Clêrueutê Trần Thế Minh 1967 – 1969
Lm Bérard Trần Bá Phiên 1969 – 1975
Lm Phêrô Baptista Ðỗ Long Bộ 1975 – 1979
Lm Vincentê Hoàng Văn Lư 1979 – 1998
Lm Giuse Nguyễn Xuân Quý 1998 –

Hoa quả ơn gọi của giáo xứ

Lm Micae Nguyễn thế Minh
Lm Phêrô Nguyễn văn Hưởng
Lm Phêrô Nguyễn văn Quý
Lm Noberto Nguyễn văn Khanh
Lm F.x Trần xuân Thứ
Lm Phêrô Nguyễn quang Vinh
Lm Jbm Nguyễn anh Thư
Lm Giêrađô Nguyễn quang Minh
Lm Micae Nguyễn minh Lập
Lm Gioakim Nguyễn kim Khánh

Tu sĩ: Tađêô Phạm văn Hiền

Nữ tu: Nguyễn thị Lợi
Nữ tu: Nguyễn thị Tiên
Nữ tu: Trần thị Thân
Nữ tu: Trần thị Hạ
Nữ tu: Nguyễn thị Cường

3 chị tu đời
dự tu Trần thị Loan

Sinh hoạt giáo xứ

  1. Các lớp giáo lý

Ðồng ấu: 3 lớp. Thêm sức: 3 lớp. Bao đồng: 3 lớp. Trung kiên 1 lớp.

Bồi dường Giáo Lý Viên. Hôn nhân và Tân tòng: Mỗi năm 2 khoá chính thức

  1. Các hoạt động:

Tham gia với địa phương trong Hội Chữ Thập Ðỏ. Thường xuyên hưởng ứng giúp đỡ các hội của Thành Phố Nha Trang: Người mù, tàn tật, nông dân, người cùi.

Tự nguyện giúp đỡ các trường hợp già nua, bệnh tật, nghèo khổ trong giáo xứ.

Hướng tương lai

Giáo dân có ý thức và thao thức về truyền giáo. Không có tổ chức bên ngoài nhưng âm thầm bằng hành động và gương đời sống.

Tổ chức tốt giáo xứ, đời sống đạo, các ngày lễ và các lễ tang, lễ cưới, lễ giỗ và sẵn sàng tiếp đón là cách truyền giáo trong môi trường phức tạp này. Ðặc biệt với môi trường hoạt động tích cực của anh em Tin Lành số người Phật giáo hoặc cảm thấy đủ cho mình rồi, hoặc lơ là việc tôn giáo phải có truyền giáo bằng chứng tá lâu dài để đáp ứng mới nhu cầu thực tế trên.

Ưu tiên của giáo xứ: nâng cao học vấn, việc làm, sinh hoạt giới trẻ. Ước mong làm sao tạo được hăng say và nhiệt thành sống đạo và hành đạo trong giáo dân mà không cần dùng đến các hình thức tổ chức rầm rộ hoặc phô trương bên ngoài

* Nguồn : Trang WEB Giáo Phận Nha Trang

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên