Giới thiệu về Nhà thờ Giáo Xứ Phù Sa
Giáo Hạt Nha Trang Xuân Ngọc, Vĩnh Ngọc, Nha Trang, Khánh Hoà. Ngô Đến Thành phố Nha Trang Khánh Hòa 650000 VN Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh Gioakim và Anna (25/7) Số Giáo Dân: 1,320 Giáo Dân Năm thành lập: 1978 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Antôn Nguyễn Đình Phong Lịch Thánh lễ Thứ 7: 18:00 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:30, 16:30
Lược sử Giáo xứ Phù Sa
- Vị trí địa lư
Đông giáp Giáo xứ Thanh Hải (đường rầy xe lửa từ cầu sắt đến Đèo Rù Ŕ). Đông Nam giáp Giáo xứ Ngọc Thuỷ (Cầu xe lửa). Tây giáp Giáo xứ Đại Điền (đường đất từ Quốc lộ đến cầu Xuân Phong). Nam giáp Giáo xứ Chợ Mới (Sông Cái). Bắc giáp Giáo xứ Đại Điền (Quốc lộ I + Núi Ḥn Dung). Gồm hai thôn Xuân Ngọc (Xă Vĩnh Ngọc) và Ḥn Nghê (Vĩnh Phương).
- Hình thành và phát triển
Xuôi ḍòng sông cái, bên kia bến đ̣ Phú Kiển, ẩn khuất sau những ngọn dừa và bạch đàn là một ngôi nhà thờ nhỏ, đó là ngôi nhà thờ giáo xứ Phù Sa
Cũng như giáo xứ Ngọc Thuỷ, giáo xứ Phù Sa trước đây là họ lẻ của giáo xứ Chợ Mới. Không biết người Công giáo có mặt ở đây lúc nào nhưng chắc trên phần đất này đă có người ở từ lâu, v́ì có nhiều mộ của người Chăm và theo điều được ghi trên phần mộ cụ Bùi Đức Vinh, người đă có nhiều đóng góp xây dựng lực lượng Tây Sơn ở Khánh Hoà nữa cuối thế kỷ 18.
Riêng người Công giáo theo chứng từ của một số người thì vào giai đoạn cấm đạo của Vua Tự Đức một số người Công giáo ở đây đă hy sinh v́ì đạo Chúa, như gia đ́nh ông Phúc 7 người bị chôn sống trong một cái hầm, ông Lê Truyền bị nhốt vào nhà và bị đốt chết, người con trai của ông, tên là Mên, bị thích hình Thánh giá lên mặt, cháu chắc của những người này hiện c̣òn sống ở đây.
Cho tới ngày 17.12.1978 khi một số tu sĩ, linh mục ḍòng Phanxicô, phải rời tu viện ở Khóm Ḥn Chồng, Phường Vĩnh Phước về đây thành lập cộng đoàn. Phù Sa trở thành giáo xứ với đầy đủ mọi sinh họat Tôn giáo.
Vào năm 1972, để nhớ bậc cha ông đă hy sinh vì Chúa, một công trường được xây sau phần đất mà các Ngài đă hy sinh, với danh hiệu là Công trường Nữ Vương các Thánh Tử Đạo.
Giáo dân Phù Sa hiền hoà, đa số sống bằng nghè làm nông, nương rẫy. Trình độ học vấn trước đây rất thấp nhưng từ năm 1980 nhờ sự giúp đỡ của Cộng đoàn Phanxicô giới trẻ đă bắt đầu tới trường thường xuyên hơn. Kết quả cho thấy mỗi năm trong thôn dều có các em thi tốt nghiệp phổ thông. Một số có thể tiếp tục lên Đại học, một số đă tốt nghiệp sư phạm cũng như các ngành khác như tin học. quản trị kinh doanh. Hiện nay, số trẻ tiểu học khoảng 97% tới trường, học sinh cấp II và III khỏang 55%. Nhờ việc phát triển học vấn mà bộ mặt sinh hoạt trong thôn xóm đă thay đổi, sự hiểu biết của bà con đă nhanh nhạy hơn trước nhiều, cụ thể đă có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, trồng cây gây rừng, giữ vệ sinh chung, hơp tác với các địa phương chung quanh xây dựng thôn xóm, phát triển nông thôn.
Giáo xứ hiện nay có 4 khu giáo :
Khu giáo Têrêxa hài đồng Giêsu
Khu giáo Phêrô và Phaolô
Khu giáo Nữ vương các thánh tử đạo
Khu giáo Giuse
Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay :
Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Có 1978-1993
Linh mục Gioan TC Nguyễn Phước 1993 – 1994
Linh mục Gioakim Nguyễn Văn Khoan 1994 – 1999
Linh mục Giuse Ðặng Minh Tuấn 1999-2003
Linh mục Luy Nguyễn Phúc Hải 2003-
Hoa quả ơn gọi :
Thầy Gioan Nguyễn Tấn Chi – OFM
Thỉnh sinh Giuse Nguyễn Ngọc Hiển OFM
Têrêsa Nguyễn thị Hồng Diễm – Vinh Sơn
Maria Nguyễn thị Thuư – Vinh Sơn
Mattha Nguyễn thị Diễm Thuư – Khiết Tâm Đức Mẹ Nhatrang
Maria Nguyễn thi Hồng Lư – FMM và hai dự tu
Sinh hoạt giáo xứ
- Các lớp giáo lý
Học theo chương trình giáo lý phổ thông của Giáo phận từ lớp đồng cỏ non đến lớp Kinh thánh, có thêm lớp dự bị giáo lý viên
Giáo lư hôn nhân: mỗi năm một lần sau mùa Phục sinh,thời gian mỗi tuần một buổi trong ṿòng 6 tháng. Do anh em trong cộng đoàn ḍng Phanxicô và cha sở phụ trách.
- Các hoạt động :
Hằng năm vào dịp Tết Nguyên Đán giáo xứ có tổ chức trợ giúp tiền và gạo cho những gia đ́nh nghèo.
Hướng tương lai
Về mặt tôn giáo giúp giáo dân sống theo linh đạo giáo dân nhờ đó họ có thể sống đạo và sống đức tin Kitô giáo tốt hơn.
Về mặt xă hội : sống hoà đồng với hết mọi người theo khả năng của một người kitô hữu, tôn trọng các hình thức xă hội.
Hướng truyền giáo : Trong việc hội nhập văn hoá, cần tìm những nét hay nét đẹp trong môi trường mình đang sống cũng như những nét hay nét đẹp của các tôn giáo bạn và những giá trị Tin Mừng ẩn tàng trong đời sống tôn giáo bạn.
* Nguồn : Trang WEB Giáo Phận Nha Trang