Giới thiệu về Nhà thờ Giáo Xứ Ninh Phát (Bình Chánh)

Giáo Hạt Tân Sơn Nhì 2 TL10, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Tỉnh lộ 10 Hồ Chí Minh VN 0838772158 0838772158 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Đức Mẹ Lên Trời​ Số Giáo Dân: 3,479 Giáo Dân Năm thành lập: 1956 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Michael Phạm Trường Trinh Lịch Thánh lễ Thứ 7: 18:00 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:00, 17:00

Giáo Hạt Tân Sơn Nhì
2 TL10, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
2 Tỉnh lộ 10 Hồ Chí Minh VN
08387721580838772158
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Đức Mẹ Lên Trời​
Số Giáo Dân: 3,479 Giáo Dân
Năm thành lập: 1956
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Michael Phạm Trường Trinh
Lịch Thánh lễ Thứ 7: 18:00
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:00, 17:00
Giáo Hạt Tân Sơn Nhì
2 TL10, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Số Giáo Dân:
3,479 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1956
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Michael Phạm Trường Trinh

Lược sử Giáo xứ Ninh Phát

Giáo Phận Sài Gòn

Giáo xứ Ninh Phát ở cuối huyện Bình Chánh, chỉ cách 6 km nữa là đến nhà thờ Lương Hòa (Long An); thuộc vùng kinh tế mới của thành phố Sài Gòn với bốn nông trường: An Hạ, Phạm Văn Hai, Lê Minh Xuân, Láng Le. Đây là vùng đất trũng, nhiễm mặn và phèn, hợp với cây lác để làm chiếu. Vì thế, trong khu vực vẫn còn những khoảnh đất trồng cây lác, những căn nhà đan chiếu bằng cách truyền thống, khung đan bằng gỗ thô sơ. Trồng cây lác cũng phải bón phân vất vả, chân phải dầm nước khi cắt nhưng bán lại rất rẻ: 1 USD mua được 3 kg, người đan chiếu mua lác về đan còng xương sống mới bán được 10 USD một cặp; nếu làm nông thì một năm cũng chỉ có một vụ. Thế nên người dân kỳ cựu ở đây cũng khó giàu lên được. Hiện nay, có một số người đi vào lòng thành phố làm mướn và những công việc lao động phổ thông khác.

Nhà Thờ Ninh Phát được thành lập từ năm 1956 với một nhà thờ nhỏ bằng gỗ. Ban đầu có 500 gia đình với khoảng 2.700 tín hữu. Qua 53 năm, giáo xứ đã phát triển từng ngày, tuy vào những năm 1965 đến 1975 khu vực này bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh nên số giáo dân tăng giảm bất thường.

Nếu cha cố Gioan B. Nguyễn Công Tứ thành lập giáo xứ, qui tụ giáo dân, mở rộng ngành dệt may, làm chiếu, giúp đỡ người khuyết tật… thì cha cố Gioan Đinh Tiến Hoàn và cha Anrê Trần Minh Thông làm cho giáo xứ được phát triển như xây dựng nhà xứ, rửa tội cho người ngoại đạo, qui hoạch đất nhà xứ và nghĩa trang, làm gác chuông, chỉnh trang khuôn viên…để trở thành điểm truyền giáo trong khu vực nhiều người ngoại giáo.

Từ năm 2003, cha chánh xứ Đa Minh Nguyễn Văn Minh thuyên chuyển về đã phát triển giáo xứ mọi mặt từ phương tiện mục vụ đến cơ sở, phong trào và ban ngành đoàn thể

Nguồn: Gxgh việt nam

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên