Giới thiệu về Nhà thờ Giáo xứ Hòa Yên
Giáo Hạt Cam Lâm TT.Cam Đức - Cam Lâm - Khánh Hòa Nguyễn Du Khánh Hòa VN Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh GiuSe Thợ Số Giáo Dân: 4,000 Giáo Dân Năm thành lập: 1966 Linh Mục Chánh Xứ: Phêrô Trần Văn Tâm Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 16:30
Lược sử Giáo xứ Hòa Yên
- Vị trí địa lý
Giáo xứ Hoà Yên dân cư tương đối tập trung trong phạm vi gần 1 km2, thuộc 3 thôn: Tân Hoà, Yên Hoà và Bãi Giếng Nam.
Ðông giáp vịnh Cam Ranh (Ðầm Thuỷ Triều). Tây giáp xã Cam Hiệp Bắc. Nam giáp giáo xứ Hoà Nghĩa. Bắc giáp xã Cam Hải Tây.
Giáo xứ thuộc xã Cam Ðức, Huyện Cam Ranh, Tỉnh Khánh Hoà, địa hình tương đối bằng phẳng. Phía Ðông canh tác đìa tôm, Phía Tây là đất sản xuất, khí hậu nóng ít mưa.
- Hình thành và phát triển
Cách đây trên 40 năm, linh mục Gioan B. Nguyễn Quang Minh coi sóc hai giáo xứ Tân Lập và Hoa Châu (Phú Yên), vì thời cuộc bất an nên Cha và giáo dân đã phải rời bỏ giáo xứ để chạy về thị trấn Tuy Hoà, một vùng đất cát khô khan. Khí hậu ở Tuy Hoà lại khá khắc nghiệt. Từ tháng 4 đến tháng 8 trời nắng hạn nóng bỏng chói chang, sang mùa Đông gió thổi cuồn cuộn suốt đêm ngày. Ở đó mọi người phải chật vật kiếm sống qua ngày bằng làm công thuê mướn. Cha JB đã thăm dò để tìm kiếm cho giáo dân một vùng đất dễ làm ăn sinh sống hơn, ngài tìm hiểu về Ban mê thuột, Kontum, Pleiku và sau cùng, ơn Chúa nhiệm mầu đã dẫn đưa ngài đến Cam Ranh, thuộc tỉnh Khánh Hoà.
12 giờ trưa ngày 16-5-1966, 150 hộ dân đã cùng Cha rời bỏ thị xã Tuy Hoà, xuống thuyền vượt biển lênh đênh tới B́nh Ba (Cam Ranh) vào lúc 8 giờ sáng ngày 17-5-1966. chính quyền lúc bấy giờ đã cho một đoàn xe của quân đội đến để giúp chở người dân và đồ đạc đúng 11 giờ trưa hôm đó về tới Băi Giếng, Hoà Yên bây giờ. Chính quyền cũng cấp phát cho 10 nhà dù, 1 nhà dùng làm nhà thờ tạm và là nơi trú ngụ của Cha xứ, 1 nhà để chứa vật tư, các đồ cứu tế, c̣n lại 8 nhà được chia ra cho dân, khoảng từ 10 đến 15 hộ trú trong một nhà dù. Khi vừa đến nơi, dân chúng bắt tay ngay vào việc dựng lều trại và đã làm xong trong buổi chiều hôm đó.
Thời tiết nóng bức, không có cây xanh, ban ngày mọi người phải vào rừng ẩn núp để tránh nắng, ban đêm trở về nhà dù v́ sợ cọp dữ.
Bất chấp mọi khó khăn ban đầu, giáo dân cùng với cha JB, dựng xây nhà cửa, phá rừng làm nương rẩy, cùng với sự trợ giúp của các cấp chính quyền, cuộc sống dần dần đi vào ổn định.
Tiếng lành đồn xa, nhiều con chiên ở hai giáo xứ cũ (Tân Lập – Hoa Châu) và một số người từ các nơi khác đã chạy về Ḥa Yên xin gia nhập giáo xứ. Trong khoảng từ năm 1967 đến năm 1970 giáo xứ đã tiếp nhận thêm 100 hộ dân chia làm hai đợt, mỗi đợt 50 hộ. Giáo dân ngày càng đông, theo sự đóng góp ư kiến của cha Hat trưởng, vào năm 1968, cha JB và Ban điều hành giáo xứ đã quyết định xây nhà thờ tại khu vực hiện nay. Trước khi làm nhà thờ, nhà xứ được xây cất cuối năm 68, đầu năm 69, cha xứ lên nơi cư trú mới để tiện việc mục vụ.
Bắt đầu năm 1969, cha già JB và bà con giáo dân khởi sự công việc đi t́m vật liệu phế thải, ai chỉ đâu t́m tới đó để làm vật liệu xây dựng nhà thờ. Khi đã có đủ vật liệu, công tŕnh xây dựng nhà thờ được khởi công vào đầu năm1970 và hoàn tất cuối năm. Sau đó, trường tư thục Thánh Tâm được xây dựng trong khu vực khuôn viên nhà thờ, để cho con em vừa học văn hoá, vừa học giáo lư và cũng là nơi để sinh hoạt. Điều đặc biệt, ngôi trường nầy, sau nhiều đổi thay, đã được sửa chữa lại. Hiện giáo xứ đang xử dụng để giảng dạy giáo lư và nhiều công việc mục vụ khác.
Năm 1973, bên cạnh cha Gioan B. Nguyễn Quang Minh có cha già Giuse Phạm trọng Điều từ An Khê – Đà Nẵng về Hoà Yên nghĩ dưỡng. Giáo xứ đã làm một nhà nguyện nhỏ để cha già dâng lễ cùng với giáo dân ở Băi Giếng Nam, tức giáo họ Phêrô bây giờ. Sau 5 năm, cha Điều được Chúa gọi về và an nghỉ tại nghĩa trang Hoà Yên. Sau đó, cha già Phêrô Phan đức Triều từ Thanh Bồ – Đà Nẵng thay ngài coi sóc giáo dân ở Băi Giếng Nam vào năm…. và ngài đã từ trần vào năm…. Ngài cũng an nghỉ tại Hoà Yên. Sau một thời gian, con cháu ngài đã xin di dời hài cốt để đem về quê hương.
Cha Gioan B. Nguyễn Quang Minh đã coi sóc giáo xứ Hoà Yên từ nằm 1966 đến năm 1975. Năm 1975 v́ thời cuộc đổi thay, Cha Gioan B. về mục vụ tại giáo xứ Thánh Tâm, thuộc giáo phận Xuân Lộc cũ, hiện nay là Giáo phận Bà Rịa. Năm 1992, Ngài qua đời và được an táng tại đây.
Trong thời gian trống vắng chủ chăn, có hai linh mục Phêrô Hoàng xuân Nghiêm và Linh mục Giuse Cao Văn Cường từ Đà Nẵng đã đến Hoà yên giúp mục vụ cho giáo dân Hoà Yên trong ṿng 4 tháng. Tiếp đó, Đức Giám Mục đã cử Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thoại về làm quản xứ chính thức của Hoà Yên, cùng đến với Cha Giuse là 11 Chủng Sinh.
Trong một thời gian dài cuộc sống mọi người trong nhà xứ hết sức gian khổ, thiếu thốn, cha xứ phải chăn ḅ, các thầy vào rừng chặt củi đốt than để kiếm sống. Giáo dân phụ giúp thêm lương thực là ḿ lát khô, c̣n gạo lúc đó là của hiếm. Sau đó, giáo dân đã giúp cho nhà xứ t́m được nương rẫy để tăng gia sản xuất, các thầy ngày ngày lao động rất cực nhọc.
Cha Giuse Thoại coi sóc giáo dân được 2 năm, tinh thần người giáo dân vừa ổn định phấn khởi, th́ đột nhiên, vào năm 1976, cha Giuse phải rời bỏ giáo xứ để đi học tập theo chính sách của nhà nước, các Thầy c̣n được lưu lại Hoà Yên trong một khoảng thời gian, đến năm 1986 mới giải tán.
Thời gian đầu khi Cha Giuse đi học tập, linh mục phó của giáo xứ Hoà Nghĩa là cha Phêrô Mai Tính được Giám Mục cắt cử tạm thời coi sóc giáo xứ Hoà Yên. Sau đó ngài đã âm thầm nhận chức chính xứ. Trong 24 năm coi sóc giáo xứ Hoà Yên, cha Phêrô đã có nhiều sự canh tân. Giáo xứ được chia thành 7 giáo họ là: Maria, Phanxicô, Micae, Phaolô, Tađêô, Giacôbê và Phêrô. Cha Phêrô đã cùng giáo dân sửa sang lại nhà thờ, nhà xứ, trường Thánh Tâm cũng được tu sửa v́ đã hư hại nhiều sau thời kỳ chiến tranh. Cung thánh bàn thờ, chặng đường thánh giá, cửa nhà thờ, các bàn quỳ cũng được sửa sang lại. Một tháp chuông lớn được xây dựng trong thời kỳ này.
Đặc biệt, nhà nguyện cũ của giáo họ Phêrô được làm lại và hoàn thành vào năm 1996. Một số giếng công cộng với sự tài trợ của nước ngoài đã được xây dựng kiên cố. Cùng với ngài, mỗi hộ giáo dân đã đóng góp 15kg ḿ để để sửa lại đường 25m và 2 đường liên thôn Tân Hoà – Yên Hoà. Cha Phêrô đã cũng cố ca đoàn, thành lập nhiều đoàn thể trong giáo xứ.
Vào năm1997, Cha Phêrô Mai Tính được cử đi du học tại pháp, trong thời gian này, giáo xứ đã có cha phó là cha Giuse Nguyễn Thanh Hải. Trong khi cha chính đi vắng, cha phó đã canh tân lại tường rào bao quanh khu vực nhà xứ, lắp thêm quạt máy để giúp giáo dân tham dự thánh lễ được thoải mái hơn. Cha Thanh Hải cũng đã vận động được nhiều học bổng giúp các học sinh nghèo và cho đến nay các em vẫn c̣n được hưởng dụng.
Sau 2 năm du học, cha Phêrô trở về tiếp tục coi sóc giáo xứ Hoà Yên. Vào năm 2001, cha được Đức Giám Mục gọi về hoạt động ở Toà Giám mục. Cha Phó Giuse được đổi về giáo xứ Suối Hoà, nhậm chức chánh xứ. Cha xứ Suối Hoà lúc đó là cha JB. Nguyễn Vinh, lănh bài sai về nhậm chức chánh xứ Hoà Yên, cho đến nay đã hơn 5 năm.
Với sức khoẻ dồi dào, cha JB Nguyễn Vinh đã hăng say làm nhiều công tŕnh cho giáo xứ. Cha đã vận động mua thêm đất để mở rộng khuôn viên nhà nguyện Phêrô, xây tường rào bao quanh. Một nhà để dạy giáo lư 250m² và một nhà xứ 145m² đã được xây dựng để cha già Phêrô Nguyễn đ́nh Phượng, hiện đang nghỉ dưỡng, có điều kiện làm mục vụ cho giáo họ Phêrô. Cha JB Nguyễn Vinh đã sửa sang lại hàng rào nhà xứ đã bị đổ nát, sửa sang các pḥng họp, nhà xứ, tôn tạo lại quạt điện, ánh sáng cho nhà thờ, trường học, pḥng hội, tân trang lại các bàn ghế trong nhà thờ đã cũ kỹ. Đặc biệt, cha đã cùng giáo dân xây dựng tượng đài Đức Mẹ Lavang để làm nơi cho mọi người kính viếng và cầu nguyện, dâng thánh lễ vào các ngày lễ trọng kính Đức Me và các ngày thứ bảy đầu thángï. Tại nghĩa trang, ngài cũng xây một tượng đài và bàn thờ để dâng thánh lễ vào ngày lễ các Đẳng và ngày mồng 2 tết. Năm 2005, giáo xứ đã khánh thành một ngôi nhà sinh hoạt đa năng, được xây dựng bên cạnh nhà xứ, trong đó có pḥng để hội họp, pḥng đọc sách, pḥng học vi tính, và pḥng nghĩ dành cho khách văng lai. Gần đây, giáo xứ đã hợp tác với chính quyền để sửa sang lại con đường đi lên nghĩa trang có chiều dài gần 1km.
Từ con số ban đầu là 150 hộ dân, hiện nay giáo xứ đã có gần 800 hộ dân với số giáo dân là 4.000 người. Trong 40 năm, giáo xứ Hoà yên ngày càng phát triển về nhiều mặt, đời sống kinh tế, tŕnh độ kiến thức được nâng cao. Giáo xứ đã cống hiến cho giáo hội nhiều linh mục và tu sĩ nam nữ, hiện đang phục vụ trong và ngoài giáo phận.
Xin tạ ơn Chúa v́ muôn ơn lành Chúa đã tuôn đổ xuống trên giải đất Hoà Yên.
Các linh mục phụ trách giáo xứ từ ngày thành lập đến nay:
- Linh mục J.B Nguyễn Quan Minh (Người sáng lập) 1966 – 1975
- Linh mục Giuse Nguyễn Thế Thoại 1975 – 1976.
- Linh mục Phêrô Mai Tính 1977 – 2001.
- Linh mục GB. Nguyễn Vinh 2001- đến nay
Các Linh mục Phó xứ:
- Linh mục Phó xứ Giuse Nguyễn Thanh Hải 1997- 2001
- Linh mục Phó xứ Phaolô Trương Đức Thắng – Phó xứ 2006 – đến nay
Hoa quả ơn gọi của giáo xứ:
- Lm Ðaniel Ðinh Viết Cư
- Lm Paul Ðậu Văn Pháp
- Lm F.X Trịnh Hữu Hưởng
- Lm Phêrô Nguyễn Kim Thăng.
- Lm Ðamianô Trương Thanh Hùng.
- Lm Phêrô Trần Văn Hải
- Lm Phaolô Cao Hoà Vinh
- Lm. Phêrô Trần Trung Nam
- Lm. GB. Nguyễn B́nh Định CssR
- Lm. Giuse Huỳnh Lê Pháp CssR
- Lm. Đinh Quốc Trụ (OFM)
- 2 Thầy Ðại Chủng Sinh Ðcv Sao Biển Nha Trang.
- Khoảng 12 Chủng sinh ngoại trú.
- Năm 2006 -2007: Dự tu có: nam 112. nữ : 41).
Sinh hoạt giáo xứ:
Các lớp giáo lý được tổ chức song song với lớp và lứa tuổi của các lớp học phổ thông, từ lớp mẫu giáo đến lớp 12. Tổng cộng hơn 20 lớp, học đều đặn trong năm vào mỗi chúa nhật. Năm học bắt đầu và kết thúc theo các trường phổ thông. Trung bình mỗi lớp có khoảng 40 -60 em.
Giảng viên giáo lý, đa phần là thầy cô giáo ở các trường phổ thông, các Nữ tu và một số cựu tu sĩ, giáo dân. Giảng viên giáo lý được cha xứ hướng dẫn hàng tuần vào chiều thứ bảy. Vừa qua có tổ chức một khoá huấn luyện cho giớiù trẻ để làm phụ giảng và trong tương lai sẽ chọn làm giảng viên.
Hướng tương lai:
Trong tâm thức của người giáo dân luôn thao thức đến việc truyền giáo, vì thế số gia đình ước muốn cho con cái dâng mình cho Chúa khá đông. Ngoài ra, tuy kinh tế khó khăn những khi có lời kêu gọi giúp đỡ những vùng truyền giáo, Hoà Yên hưởng ứng khá nhiệt tình.
Bằng những hành động cụ thể, hầu hết các hội đoàn đều tham gia các việc truyền giáo, dưới các hình thức sau: sống gương mẫu, rao truyền Lời Chúa, công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo thăm bệnh nhân. Kết quả thu được trong những năm qua là nhiều người, nhiều gia đình đã đến với Giáo Hội, hoặc đang tìm hiểu.
Ðối tượng truyền giáo chính của giáo xứ hiện nay, là anh em đang sống quanh mình. Ðiều đáng mừng là có nhiều hội đoàn và bất cứ hội đoàn nào cũng đều tham gia công việc truyền giáo dưới nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.
Tuy nhiên, người đời thường nói “có thực mới vực được đạo”. Muốn làm việc từ thiện phải bằng lời nói và việc làm cụ thể, nhất là cần phải có của cải vật chất, đây chính là khó khăn của giáo xứ.
Ưu tiên quan tâm giới trẻ, học hành, tham gia công tác nhà Xứ, các hội đoàn, cách hăng say với tinh thần trách nhiệm. Ứớc mong xây đủ phòng lớp, phục vụ việc dạy giáo lý và các sinh hoạt giáo xứ.