Giới thiệu về Nhà thờ Giáo Xứ Hòa Tân
Giáo Hạt Cam Lâm Cửu Lợi, Cam Hòa, Cam Lâm, Khánh Hòa QL1 Cũ Khánh Hòa VN 058.863.104 058.863.104 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh Giuse Số Giáo Dân: 2,400 Giáo Dân Năm thành lập: 1921 Linh Mục Chánh Xứ: Linh Mục Phêrô Nguyễn Hòa Lang Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 04:30, 16:30
Lược sử Giáo xứ Hòa Tân Thành lập: năm 1921. Năm 1945 chính thức trở thành giáo xứ. Địa chỉ: Cửu Lợi – Cam Hòa – Cam Lâm – Khánh Hòa I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Đông giáp giáo xứ Tân Bình II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Lịch sử hình thành Trước năm 1920, vì kế mưu sinh, có một số giáo dân thuộc các giáo xứ Bình Cang, Hà Dừa, Chợ Mới, Đại Điền đã đến khai phá vùng đất cầu Bà Gạo thuộc thôn Vĩnh Bình và vùng đất cầu Bà Triên, Cổ Bồng thuộc thôn Lập Định ngày nay để làm ăn sinh sống. Nhờ cần cù chịu khó nên họ đã biến vùng đất hoang vu trở thành ruộng đồng trù phú, nên số giáo dân ngày càng thêm đông và giáo xứ Hòa Tân hình thành từ đó. Ngôi nhà nguyện đầu tiên bằng tranh tre nứa lá được dựng lên tại ngã ba Hòa Tân (cầu Bà Gạo). Đến năm 1921, Cố Liêm (Ernest Garrigues), cha sở giáo xứ Bình Cang khích lệ di dân và tiếp tục khai phá mở rộng vùng đất cầu Bà Triên, Cổ Bồng. Ngài còn mua vùng ruộng Đồng Gõ để làm cơ sở cung cấp lương thực cho các chị Nhà Phước Mến Thánh Giá Bình Cang. Nhờ đời sống đoàn kết, bác ái, cần mẫn làm ăn của các Kitô hữu di dân, cộng thêm với sự nhiệt tâm truyền giáo của Cố Liêm, nên một số anh em lương dân ở Vĩnh Phú, Vĩnh Bình đã tin và theo đạo. Vì vậy mà họ đạo Hòa Tân phát triển rất nhanh. Đến năm 1938, Cố Liêm đã cho xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên vững chắc, tường gạch, mái ngói ngay trên cồn đất giữa vùng ruộng bên bờ suối Trường. Ngài vẫn thường xuyên đến dâng thánh lễ và xem Hòa Tân như là họ lẻ của giáo xứ Bình Cang. Năm 1939 Cha Gioan Nguyễn Văn Xuyên được cử đến quản nhiệm giáo họ Hòa Tân. Ngày 28 tháng 9 năm 1941, dưới thời cha Phêrô Nguyễn Văn Ninh, họ Hòa Tân có sổ Rửa Tội riêng. Đến năm 1945, giáo họ Hòa Tân được nâng lên thành giáo xứ và chọn Thánh Giuse làm Thánh Quan Thầy. Cha Phêrô Nguyễn Văn Ninh được bổ nhiệm làm quản xứ. Cơ sở vật chất của giáo xứ: Dân số: Lúc đầu mới thành lập, giáo xứ chỉ có khoảng ba mươi giáo dân. Hiện nay, đã có hơn 580 gia đình với 2.400 giáo dân (Trong đó có 8 gia đình người dân tộc Raglay với 40 giáo dân). Hầu hết giáo dân của giáo xứ đều sinh sống bằng việc canh tác nông nghiệp. Chỉ có một số ít là tiểu thương, buôn bán nhỏ và làm công nhân tại khu công nghiệp Suối Dầu. Cơ sở vật chất: Nhà thờ: Năm 1938, Cố Liêm đã cho xây dựng ngôi nhà thờ đầu tiên. Đến năm 1952, vì tình hình an ninh và vì số giáo dân tăng nhanh, nên Cha Giuse Nguyễn Đức Ngọc đã khởi công xây dựng nhà thờ trên khuôn viên đất đầu làng Cửu Lợi. Nhà thờ với tường gạch mái ngói, trần gỗ, nền xi măng với sức chứa khoảng hơn 300 người. Sau 40 năm, ngôi nhà thờ đã cũ kỹ, xuống cấp. Ngày 31 – 7 – 1992, cha Giuse Maria Trần Thanh Phong đã cho xây dựng ngôi thánh đường hiện nay. Ngôi thánh đường này đã hoàn thành và được cung hiến vào ngày 17 – 12 – 1992. Nhà xứ: Nhà xứ cũ được xây dựng vào 1952. Năm 1998, cha Gioakim Phạm Công Văn xây dựng nhà xứ mới như hiện nay. Trường tiểu học và nhà giáo lý: Các vị chủ chăn tiền nhiệm đã nhắm đến việc trau dồi kiến thức văn hóa, cũng như củng cố vốn giáo lý đức tin cho các em thiếu nhi trong giáo xứ. Bằng lời cầu nguyện và sự quyết tâm của các Cha cựu quản xứ, ngôi trường mang tên Thánh Giuse đã được xây dựng với 7 phòng học khang trang. Nhưng vào năm 1975, nhà nước đã mượn trường này. Ngoài ra, giáo xứ còn có một nhà giáo lý gồm 3 phòng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo xứ. Các Linh mục Phụ trách giáo xứ: 1920 – 1941: Cố Liêm (Ernest Garrigues) khởi lập họ đạo. 2011 – đến nay: Cha Phêrô Nguyễn Hòa Lang. Sinh hoạt chung của giáo xứ: Cùng với Cha quản xứ, còn có sự hy sinh phục vụ của các nữ tu Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ hiện diện nơi 3 cộng đoàn (CĐ Thiên Phúc I, CĐ Thiên Phúc II, CĐ Hy Vọng) và các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang. Cùng với HĐGX, giáo xứ còn có các ban ngành, đoàn thể khác cùng cộng tác với linh mục quản xứ trong việc phục vụ giáo xứ như: Ban Giáo lý, Ban trợ táng, Hội các bà mẹ, Hội Legio Mariae, Cộng đoàn Lòng Chúa Thương Xót và 3 ca đoàn. Các giờ lễ của giáo xứ trong tuần: + Lễ Ngày Chúa Nhật: – Lễ Nhất: 4h50 Hoa quả ơn gọi của giáo xứ: Trải qua hơn 90 năm hình thành và phát triển, giáo xứ đã đóng góp cho Giáo Hội 4 linh mục, 5 thầy Đại Chủng Sinh và nhiều tu sĩ nam nữ đang phục vụ trong các Hội Dòng và trong các Tu Hội sống thánh giữa đời. Nguồn : Website GP Nha Trang |