Giới thiệu về Nhà thờ Giáo xứ Gò Muồng (Mỹ Phước)

Giáo Hạt Vạn Ninh Ninh Hiệp Tx. Ninh Hòa Khánh Hòa Đường Quốc lộ 1A Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa VN 058.844.619 058.844.619 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Mẹ lên Trời Số Giáo Dân: 2,950 Giáo Dân Năm thành lập: 1889 Linh Mục Chánh Xứ: Tađêô Phan Đình Tạc Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 06:00, 16:00

Giáo Hạt Vạn Ninh
Ninh Hiệp Tx. Ninh Hòa Khánh Hòa
Đường Quốc lộ 1A Thị xã Ninh Hòa Khánh Hòa VN
058.844.619058.844.619
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Mẹ lên Trời
Số Giáo Dân: 2,950 Giáo Dân
Năm thành lập: 1889
Linh Mục Chánh Xứ: Tađêô Phan Đình Tạc
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 06:00, 16:00
Giáo Hạt Vạn Ninh
Ninh Hiệp Tx. Ninh Hòa Khánh Hòa
Số Giáo Dân:
2,950 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1889
Linh Mục Chánh Xứ:
Tađêô Phan Đình Tạc

Lược sử Giáo xứ Gò Muồng

Theo tập Lịch sử Giáo Họ Mỹ Quán (thuộc xã Ninh Thân, huyện Ninh Hòa) từ các đời Vua Chiêm Thành đã có Giáo họ Gò Muồng là điểm xuất phát của những Giáo Họ khác sau này. Trong lịch sử Giáo Họ vào năm 1676 Đức Cha Lambert de Lamotte đã đến thăm Giáo Họ Gò Muồng và thiết lập ở đó chi nhánh các chị em Dòng Mến Thánh Giá có phòng phát thuốc và khám bệnh. Cùng với lịch sử Giáo hội Việt Nam, Giáo họ Gò Muồng cũng đã trải qua những bước thăng trầm, nhiều phen bị bắt bớ, nhà nguyện bị đập phá, giáo dân bị phân tán, nhưng sau đó lại được tái thiết, quy tụ và đẻ ra các chi nhánh khác.

Năm 1750 do sắc chỉ cấm đạo Đàng Trong, nhà Thờ Gò Muồng bị san thành bình địa, một số con chiên bị chết trong tù.

Vào thời Đức Cha Bá Đa Lộc (P.J. Georges Pigneaux de Béhaine) từ 1771 đến 1799 nhà thờ được tái lập, họ đạo được bình yên,

Từ năm 1840-1862 là cao điểm bắt bớ, tù đày, chết chóc. Để tránh các cuộc bách hại, các chủ chiên và con chiên ở Gò Muồng phải trốn tránh khắp nơi, sau tụ họp tại làng Đại Cát, một ngôi nhà nguyện lợp tranh được cất tại đó.

Năm 1885 do hịch Cần Vương và phong trào Văn Thân, nhà nguyện Đại Cát bị đốt, giáo dân bị bách hại. Giáo dân ở thôn Mỹ Thành nay là thôn Mỹ Hoán bị tàn sát. Nhưng nhờ tình thương, sự quan phòng của Thiên Chúa và nhờ sự bao bọc của một gia đình bên Lương ở thôn Ngũ Mỹ xã Ninh Bình mà 5 người giáo dân thôn Mỹ Hoán còn sống sót: Ông Huỳnh Đổng, Bà Nguyễn Thị Giêng và một con nhỏ, Ông Phêrô Nguyễn Thiện và Ông Thầy Mười.

Ông Phêrô Nguyễn Thiện và Ông Thầy Mười (là đại chủng sinh) dời về Gò Muồng. Từ đó Giáo họ Gò Muồng tái thiết và phát triển. Từ khi Tòa Công Sứ thiết lập tại Nha Trang thì Thiên Chúa Giáo trên toàn tỉnh Khánh Hòa phát triển không ngừng.

Năm 1902 thời Vua Thành Thái năm thứ 15, Cha Sở của Giáo họ Gò Muồng là Cha Emmanuel Durant.

Nguồn : Non Nước Ninh Hòa

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên