Giới thiệu về Nhà Thờ Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - Dòng Chúa Cứu Thế

Giáo Hạt Thành Phố Huế 142 Nguyễn Huệ, Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam 142 Nguyễn Huệ Thành phố Huế Thừa Thiên Huế VN +84(234)-383-4522 +84(234)-383-4522 duycssr@gmail.com https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nhà_thờ_Dòng_Ch... Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh Anphongsô - Quan Thầy DCCT Số Giáo Dân: 2,505 Giáo Dân Năm thành lập: 1954 Linh Mục Chánh Xứ: Phêrô Nguyễn Quang Duy Lịch Thánh lễ Thứ 7: 05:15, 15:00 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:30, 08:00, 16:30

Giáo Hạt Thành Phố Huế
142 Nguyễn Huệ, Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
142 Nguyễn Huệ Thành phố Huế Thừa Thiên Huế VN
+84(234)-383-4522+84(234)-383-4522
duycssr@gmail.com
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nhà_thờ_Dòng_Ch...
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Thánh Anphongsô - Quan Thầy DCCT
Số Giáo Dân: 2,505 Giáo Dân
Năm thành lập: 1954
Linh Mục Chánh Xứ: Phêrô Nguyễn Quang Duy
Lịch Thánh lễ Thứ 7: 05:15, 15:00
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:30, 08:00, 16:30
Giáo Hạt Thành Phố Huế
142 Nguyễn Huệ, Phú Nhuận, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam
Số Giáo Dân:
2,505 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1954
Linh Mục Chánh Xứ:
Phêrô Nguyễn Quang Duy

Phần giới thiệu có nhiều lỗi sai chính tả đang được chỉnh sửa

Kết hôn nét đẹp dáng Đông phương.
Tầng cổ lầu chuông tháp nguyện đường.
Vươn thẳng trời cao hồn tín hữu.
Kính hoa ngũ sắc cười trong sương.

1.THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

Phường Vĩnh Lợi, Thành Phố Huế, nằm trong một thế đất có hình tam giác của hai con đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến giao nhau, sau là con đường nhỏ có đường mương thoát nước, nay đã được đổ đất lấp đầy, khiến con đường trông rộng to hơn, không còn lại mấy dấu tích cũ.

Nhà thờ nhìn về hướng Đông, trông ra đường Nguyễn Huệ chạy xuống ngã tư bùng binh chợ An Cựu.

Muốn thấy hết vẻ đẹp nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp phải nhìn nhà thờ từ phía trái – phải. Mỗi cánh nhà thờ phô ra một vẻ đặt biệt. Những chiếc tháp nhỏ, phảng phất nét Đông phương, đình chùa Việt Nam, nằm cụm lại nhau, gần gũi khắng khít, cái nhỏ cái to, cái thấp cái cao, làm thành một quần thể kiến trúc, càng nhìn càng cuốn hút vào nét đẹp của nó. Đặc biệt chiếc tháp chuông ba tầng hình bát giác, cái nó gác trên cái kia, với đỉnh tháp vươn thẳng lên, khỏe mà thanh như muốn bỏ rơi toàn khôi tháp nặng ở phía sau.

Tiền đường nhà thờ nổi là một mảng gương màu sắc dịu và ấm, màu vàng bọc màu xanh. Muốn nhận ra vẻ đẹp nầy, phải nhìn từ lòng nhà thờ ra. Vào những sáng đẹp trời, khi nắng vừa lên, không quá rực rỡ mà cũng không quá gay gắt, nhưng đủ lượng sáng chiếu, những mảnh gương màu lấp lánh một màu tươi rói như vừa nhúng dưới nước lấy lên. Chạy xung quanh mảng gương màu là một màu xâu chuỗi nhiều chục, rải đều, như nhắc nhở mọi giáo dân Mẹ Hằng Cứu Giúp đi đôi với hằng đọc kinh. Có xin mới được cứu trợ. Kinh nguyện không làm giảm thiểu con người như một số nhà tư tưởng quan niệm, mà nâng cao, đưa con người liền kết hiệp với Thần Thánh. Mọi gặp gỡ có không khí riêng gặp gỡ của nó. Kinh sách tạo ra bầu khí, khung cảnh thần thiêng nầy.

Tiền đường nhà thờ nếu nhìn kỹ và lắng lòng, sẽ thấy được khung cảnh đó: Một mùi đạo vị thánh thiện.

Lòng nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lại ấp ủ một vẻ tôn giáo đặc biệt mà các cấu trúc, sự bố cục của nó chỉ là dẫn nhập, đưa vào chính trung tâm nầy: Cầu nguyện. Lòng nhà thờ có một chiều dài hun hút như muốn lôi cuốn con người đi vào bên trong nội tâm, vào trong cung lòng của nó. Gần và giáp Cung Thánh, các đường cong uốn lên, mềm mại và chụm lại với nhau, gợi người xem những bàn tay đang chắp lại đọc kinh. Những bàn tay đá thật trang nghiêm, trong một tư thế tĩnh lặng như không bao giờ biết mệt mỏi, cứ giơ cao và khép lại nguyện cầu.

Phía sau Cung Thánh là hệ thống gương màu rực rỡ. Vào buổi chiều, khi nắng phía tây chiếu vào, những mảng gương hiện lên một màu chói chang, nóng bức. Tượng Thánh Giá với hình Chúa bị treo trên đó, nằm trong một vũng sáng đến chói mắt, thật gợi hình và xúc cảm, đưa người nhìn vào bối cảnh lịch sử có thật của chiều Thứ Sáu, chiều mà Con Thiên Chúa bị hiểu lầm và kết án đóng đinh vào Cây Thập Giá.

Thật ra, trước khi có Thánh đường trên, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có một nhà nguyện nhỏ, này là nhà Hội quán cùng hội họp, phòng học….nằm ở phía sau nhà thờ hiện tại.

Căn cứ vào vài Chỉ Dẫn niêm yết ở phòng Thánh nhà thờ, được biết: “Ngôi Thánh đường nầy dâng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đã được khởi công vào tháng 3/1959 và khánh thành (xức dầu và cung hiến) vào ngày 12/8/1962: kéo dài 3 ngày 11, 12 và 13/8/1962.

Hoạt đồ do kiến trúc sư Nguyễn Mỹ Lộc thiết kế.

Việc đổ công do Tu sĩ Bùi Văn Khắc, Dòng Chúa Cứu Thế đảm nhận với sự hợp tác của 150 tay thợ.

Kích thước Thánh đường như sau: Đỉnh tháp cao: 53 mét, Mái cao nhất: 32 mét, Chiều dài trong lòng: 70 mét, Bề ngang trong lòng: Chỗ rộng nhất 32 mét và chỗ hẹp nhất 16 mét.

Tổng cộng sở phí theo thời bấy giờ 47 triệu đồng (lúc bấy giờ giá vàng khoảng 3.000 đồng một lượng).

Đặc điểm ngôi Thánh đường.

Không có cột, trừ các đòn tay ở rui và mái, toàn bộ đều bằng hoặc xi măng cốt thép hoặc bằng đá xanh. Tháp bát giác có ba tầng và một chóp, tất cả đều bằng sắt do hãng Effel lãnh thầu. Ở tháp có 4 quả chuông (nặng 1,5 tấn) để điều khiển bằng điện và có hệ thống tự động. Hai bên có hai hiên rộng 4 mét có thể làm lối rước kiệu khi thời tiết xấu. Bàn thờ chính bằng đá cẩm thạch lấy tại Ngũ Hành Sơn ( Đà Nẵng), tấm mặt nguyên một phiến (3,6m x 1,2m x 0,2m).

Nói chung, chúng tôi đã muốn có một Thánh Đường bên ngoài đồ sộ như một thành trì Trên Núi, mà bên trong lại sáng sủa, thanh nhã, hiểu khách và trang nghiêm. Khả dĩ biểu hiện được phần nào uy quyền và dung nhan của Người Trinh Nữ, Mẹ Hằng Cứu Giúp. (Trích vài chỉ dẫn – niêm yết tại phòng áo nhà thờ).

2. GIÁO XỨ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

Trực thuộc Dòng Chúa Cứu Thế – Huế và thuộc Địa Phận Huế.

Năm 1923, Đức Giảm Mục Lécroart đến quan sát tình hình tôn giáo tại Việt Nam và cho biết sẽ gởi sang nhiều vị Thừa Sai chuyên lo giảng cầm phòng cho giáo sĩ và giáo dân.

Đức Hồng Y Van Rossum, Bộ Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo giao công việc cho Dòng Chúa Cứu Thế đảm nhiệm. Bề Trên Tổng Quyền giao lại cho tỉnh Dòng Anna tại Montréal, Canada phụ trách (2-1).

Ngày 12/12/1924, Cha Giám Tỉnh Thomas Pintal gởi luân lưu báo tin: Cha Hurbert Cousineau, Cha Engène Larouche và Thầy Barnabé được gởi đến Việt Nam. Ngày 30/11/1925 các Thừa Sai đặt chân đến Huế, tạm trú ở Tòa Giám Mục đời Đức Cha Allys đến ngày 26/10/1926. Sau đó các Ngài ngụ tại nhà ông bà Đinh Doãn Sắc ở Đường Hàm Nghi nay là Đường Trần Phú và hiện là Phòng Giao Thông Thành Phố Huế.

Lúc này đã có 2 Cha, 4 Thầy. Tu viện chính thức thành lập ngày 25/3/1929 với Thánh hiệu bổn mạng là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Cha Cousineau được cử làm Bề Trên Tu Viện Huế. (2-2)

Ngày 30/11/1925 Đức Cha Allys Lý đã xuống tận ga Thừa Lưu để đón các cha Dòng Chúa Cứu Thế từ Đà Nẵng đáp tàu hỏa ra Huế.

Vậy Dòng Chúa Cứu Thế được hình thành ở (1928) và năm 1940 họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra đời do nhu cầu giáo dân ngày càng đông. Địa Phận Huế đã ký bản Hợp Đồng với Dòng, quy định ranh giới địa lý và giao cho Dòng Quản Lý dưới đời Đức Cha Urrutia Thi.

Giáo Xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp trực thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, nên Cha Bề Trên Nhà Dòng cũng là Cha Sở của họ đạo.

(2-1) Năm 1961 “đoàn” kịch Đệ Tử Dòng Chúa Cứu Thế Vũng Tàu ra Huế diễn 3 buổi bán vé để chi thêm việc xây dựng Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lúc này Cha Hưng đang làm Bề Trên

(2-2) Tin An Phong, Số Thu 1995.tr.10.s 2 (2) Tin An Phong, Số Đông 1994. tr.2.

3. Nhà Nguyện

Ban đầu giáo xứ có một Nhà Nguyện dùng làm Nhà Thờ với hai dương liễu bao bọc, quanh năm gió thổi vi vu.

Sau này , Nhà Nguyện trên hẹp. Nhu cầu về một Nhà Thờ lớn, bề thế nguy nga được đặt ra. Đó là Thánh Đường Đông Tây Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hiện tại với kiến trúc pha lẫn Âu-Á, một ít Tây Phương, một ít Đông Phương, phảng phất tân cổ, nặng hồn dân tộc Việt Nam.

Nhà Thờ mói này xây trên một khu đất nguyên là một đám ruộng nằm bên phải Nhà Thờ Cũ, với khuôn viên rộng thoáng, có tượng Chúa Giêsu Cứu Thế, hai tay chỉ vào Trái Đất, bàn tay xòe ra, rộng và to như muốn chúc lành cả nhân loại.

Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp gồm những giáo dân ở dọc đường Nguyễn Khuyến và ở bên kia đường Nguyễn Huệ, nằm ở phía ruộng.

Vào những năm chiến tranh (1945 – 1954), một số giáo dân họ Hà Thanh, Hà Úc, Quy Lai, Vĩnh Lại…bị mất an ninh, lên Huế ty nạn. Cha Viry (vị), lúc bấy giờ làm Hiệu Trưởng Trường Thiên Hữu, đã cho một số giáo dân ở Hà Thanh, Hà Úc, vốn là con chiên trước đây của Ngài làm nhà ở dọc các thành Trường Thiên Hữu, phía đường Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ. Sau này, lúc Cha Trần Hữu Tôn làm Hiệu Trưởng (1956), Cha lấy lại đất và số giáo dân này đã qua ở bên kia đường Nguyễn Huệ hiện nay, một số về quê. Lúc bấy giờ vùng đất này là những đám ruộng sâu, có hồ có nước, có Trường dạy Nữ Công của Thành Phố Huế. Họ đã đổ đất làm nhà. Có thể những người này là những giáo dân đầu tiên, làm thành họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp sau này.

Được biết trước đây, vào những năm 1940 – 1960, các Cha Dòng có mở Quán cơm xã hội, cơm được miễn phí, người ăn chỉ trả tiền thức ăn. Quán cơm đã thu hút khá đông người lao động và hoạt động được một thời gian dài.

Vậy có thể nói giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp được hình thành dần, gồm 4 đợt: 1), Gồm những gia đình giáo dân cũ của Cha viry. 2), Những gia đình mua lại đất Dòng ở khu vực Vinh Sơn Anna; 3), Những gia đình đến ở vùng ruộng, bờ ao đồng An Cựu. 4), Những gia đình đến ở sau năm 1975.

Gần đây, năm 1994, Cha Bề Trên Micae Nguyễn Đinh Lành cho một số gia đình giáo dân làm nhà thuộc đất Dòng dọc đường Nguyễn Khuyến (Quỳnh Lưu cũ), và ở trong khuôn viên Nhà Dòng, ở quanh Nhà Chơi Đệ Tử cũ, trước Đệ Tử Viện.

Những giáo dân của họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đều là những người thuộc họ đạo khác nhau, vì lý do thời cuộc, sinh kế, đã đến quy tụ và sống gần nhau làm thành họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

4. CÁC SINH HOẠT NHÀ DÒNG – GIÁO XỨ.

Năm 1944 ký túc xá Nguyễn Trường Tộ [5] ra đời, do cha Charles Bolduc làm Giám Đốc, anh Mathêô Phạm Tự, Cựu Đệ Tử, làm Giám Thị. Ký Túc xá này nằm phía sau nhà L’Accueil. Đây là một ngồi nhà (thoạt trông) có hình lục giác, như đã nói ở trên, ký túc xá Nguyễn Trường Tộ nhằm phục vụ người lao động, cơm ăn được miễn phí. Người ăn chỉ phải trả tiền các món ăn. Sau nầy ký túc nầy được dùng làm trạm y tế, phát thuốc giúp người nghèo. Hiện nhà nầy được Nhà Dòng phân cho 8 hộ gia đình giáo dân ở (1993).

Như vậy, Dòng Chúa Cứu Thế đã đi tiên phong trong việc phục vụ xã hội mà cụ thể là những giáo ở gần và ở xung quanh Nhà Dòng.

Cũng trong năm nầy, nhà L’Accueil trước cửa Nhà Dòng Chúa Cứu Thế được các Cha Dòng thành lập. Đây là một loại nhà đặc biệt vừa để chơi thể thao, vừa để trình diễn văn nghệ. Nhà có mái cao,có tầng ngồi từng bậc, có khoảng trống để đánh bóng rổ, bóng chuyền. Có thể nối đây là Trung Tâm văn hóa duy nhất tại cô đô Huế lúc bấy giờ. Nhiều buổi văn nghệ, sinh hoạt văn hóa được tổ chức ở đây. Trước đây, các trường trung học và tiểu học công giáo ở Địa Phận Huế thường mượn nhà L’Accueil nầy để làm văn nghệ và phát thưởng cuối năm học. Sau nầy vào khoảng năm 1960, nhà L’Accueil được các cha dùng làm xưởng cưa gỗ. Đến năm 1975, nhà L’Accueil vẫn còn được sử dụng như nhà máy xẻ gỗ, do nhà nước quản lý. Nghe đâu, Cha Micae Nguyễn Đinh Lành đã ký giấy hiến cho nhà nước (?), kể cả ngôi nhà bên cạnh vốn là Nhà sách Nhà Dòng. Nhà này có một đạo được dùng làm địa điểm bán gạo của cơ quan lương thực.

Hiện Nhà L’Accueil và Nhà sách này được Ty thể dục thể thao Huế dùng làm nơi thí đấu các môn thể thao, cũng như để dạy võ thuật (1995).

Giáo xứ và giáo dân họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hẳn đã hưởng và chia sẽ những thú vui vừa tao nhã, vừa tình thần nầy. Nay những người lớn tuổi vẫn còn nhắc nhở đến “tuồng” Thương Kho, điệu múa lọng và quạt do các “chú” đệ tử Dòng Chúa Cứu Thế trinh diễn với sự luyến tiếc và thán phục. Một sinh hoạt văn hóa bên cạnh hoạt động tôn giáo, như hai anh em song sinh, nâng đỡ và bổ túc lẫn nha. Trong một tác phẩm bà về kịch nghệ, một tác giả đã cho biết kịch nghệ bắt nguồn từ tôn giáo, đúng ra là công giáo.Vào thời Phục Hưng (Renaissance), các giáo sĩ dùng tiền đường nhà thờ để diễn kịch nhằm phổ biến và dạy giáo lý.

Có thể nói các cha Dòng đã ý thức vấn đề nầy và đã cập nhật vào Việt Nam ở Giáo Phận Huế. Không rõ tại sao sau nầy nhà L’Accueil đã không còn được sử dụng đúng mục tiêu ban đầu của nó, trở thành cơ sở sản xuất, kinh doanh. Lúc bấy giờ kịch, nhạc đều được biểu diễn bằng tiếng Pháp, họa hiếm lắm mới được diễn bằng tiếng Việt. Phải chăng đó là một trong những lý do khiến nhà L’Accueil mất dân chỗ đứng và vị trị của nó. Nhưng đó là chuyện quá khứ, thuộc về dĩ vãng.

Vào những năm 1970, Cha Phát (Dòng Chúa Cứu Thế) cho xây dựng Trường Tiểu học Việt Hương ở sân banh đệ tử nằm dựa lưng vào cánh đồng An Cựu, nay là Trường Tiểu học Vĩnh Lợi (Quang Trung mới). Cha con xây cất Cư xá ở phía trước Nhà Đệ Tử, bên kia đường Nguyễn Huệ. Hiện cư xá nầy được một số cán bộ ở, có một thời được dùng làm Phòng chống sốt rét thuộc Sở Y Tế Huế.

Các cha Dòng Chúa Cứu Thế luôn năng động và bắt mạch xã hội, đáp ứng nhu cầu thời đại. Cũng vào những năm trên (1970), Cha Nga (Dòng Chúa Cứu Thế) mở lớp dạy nghề tại nhà sách nói ở trên.

Lúc sôi nỗi khi lắng dịu, các hoạt động văn hóa, xã hội của các cha Dòng Chúa Cứu Thế vẫn luôn được duy tri. Chắc rằng trong quá khứ các hoạt động nầy đã làm khởi sắc giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đem lại cho giáo dân một sức sống.

Sau năm 1975, các sinh hoạt trên không còn nữa. Vận hội mới, hoạt động mới. Các Cha Dòng lại tập chú vào đời sống thiêng liêng…trước hết là các lớp giáo lý được mở ra cho các em từ mẫu giáo đến thanh niên vào mỗi sáng Chúa Nhật tại nhà thờ. Đặc biệt Cha Nguyễn Hoàng Diệp còn trình diễn các buổi Dao ca vào các lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, một không khí đạo đức đang thổi qua giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngoài ra, các cha còn mở lớp giáo lý tiền hôn nhân vào mỗi tối thứ sáu hằng tuần, dành cho tất cả thanh niên kể cả các họ lân cận như Phú Cam, Nhà Chung, Phanxicô, Gia Hội, Kim Long, Bãi Dâu….điều đáng nói là lớp học tạo khung cảnh thuận lợi và môi trường gặp gỡ lành mạnh cho thanh niên nam nữ. Kết quả cụ thể là đã có đôi vợ chồng thành hôn từ lớp học nầy.

Gần đây, Cha Lê Viết Phục (Trí Bưu) từ Đà Lạt về Nhà Dòng (1994). Cha đem theo cả tuổi trẻ, mặc dầu Cha đã hơn 60 tuổi, sự năng nổ hoạt động để đem lại cho giáo xứ sức sống mới. Nhờ thanh niên tính, hoạt bát, hòa đồng, Cha Phục đã trở thành nam châm thu hút một số giáo dân vào quỹ đạo hoạt động giáo xứ.

Đặc biệt Cha đã xin một số ân nhân nước ngoài một số tiền và đặt làm 17 chiếc xe xích lô (50 triệu đồng) để phát cho giáo. (4-1) Người được cấp có nhiệm vụ phải hoàn lại vốn dần dà để những người khác cũng được trợ cấp như mình. Cha còn sắm một Projecteur khoảng inches và hàng tuần phục vụ phim đạo cho giáo xứ. Cha Phục còn mở nhóm Thomas, kêu gọi những giáo viên, sinh viên giáo xứ tham gia vào việc dạy các lớp bồi dưỡng, phụ đạo nhằm nâng cao trình độ cho con em trong họ đạo. Ngoài ra còn cấp học bổng cho những em của gia đình nghèo mà hiếu học, và từ năm 1995, mỗi ngày, các phòng ốc của giáo xứ tiếp đến gần 100 sinh viên, đa số không Công giáo đến học trong yên tịnh.

(4-1) Cha Phục tổ chức lễ trao xe kèm bằng sở hữu với lời cam kết tương trợ, người nhận xe đóng 3.000 đồng/ ngày để  cha dùng số tiền này mua máy may cho các em nữ trong giáo xứ.

5. ĐỊA PHẬN GIÁO XỨ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP VÀ MỘT HỌ ĐẠO ĐẶC BIỆT.

Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tập trung chủ yếu vào 2 khu vực tả, hữu của nhà thờ, ở dọc đường Nguyễn Khuyến và Nguyễn Huệ, và cầu số 7 đường Bà Triệu gần Sân Vận động Huế. Hiện có một số gia đình ở rải rác trong địa bàn rộng lớn mà các cha Dòng Chúa Cứu Thế có nhiệm vụ coi sóc: một gia đình ở Phát Lát, một gia đình ở gần lăng Cụ Kinh tế Ngự Bình, và 2 gia đình ở Văn Dương. Nghe nói trước đây Văn Dương có đến 11 gia đình, nay chỉ còn số gia đình như vừa đề cập.

Hằng tuần có thánh lễ Chúa Nhật, buổi sáng ở Cầu thứ 7, Bà Triệu, chiều ở Văn Dương. Như vậy có thể nói giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có hai họ giáo nhỏ. Họ Văn Dương là một họ đáng đề cập vì đây là một họ đạo có nguồn gốc lịch sử lâu dài.

Tháng 8/1867 Đức Cha Sohier đã xin các cha cho biết các xứ đạo trong Địa Phận; đã được biết lúc bấy giờ họ Văn Dương thuộc địa sở An Truyền do JB Nguyễn Văn Mộ ( Nhu Lý) phụ trách.

Như vậy, giáo dân Văn Dương (5-1) có thể biết đạo dưới thời vua Tự Đức (1847 – 1883). Đây cũng là một giai đoạn khó khăn.

(5-1) Giáo xứ Văn Dương là quê hương của Thanh Đoạn Trinh Hoan ,tử đạo năm 1865, của Linh mục Đoạn Trinh Khoan, bị Văn Thân tàn sát tại nhà thờ Dương Lộc cùng với Linh mục Nguyễn Ngọc Tuyên, Linh mục Trần Ngọc Vịnh và 65 chị MTG: Delvaux, sdd,tr.85

Đối với đạo. Các vụ bát đạo 1857, vụ Phân sáp 1862-1862. Trong bối cảnh đó, người Văn Dương đã đón nhận Tin Mừng một cách can đảm.Trong thờ gian đạo bị “phân sáp” chắc giáo dân Văn Dương cũng bị giam giữ cùng một nơi với giáo dân An Truyền ở tại Cồn Hến (?)

Họ Văn Dương ít ra cũng biết đạo 128 năm (1867-1995)

Sau bao nhiêu biến cố, chiến tranh, họ Văn Dương vẫn còn tồn tại.

Bà Thượng thơ Ngô Đình Khả là người gốc Văn Dương, cụ khả là một tông đồ giáo dân tích cực đã cùng Đức Cha Caspar Lộc, cha AllysLý Ban Truyền giáo. Nếu nói rằng không ai nên thánh một mình, thì Bà Khả là nửa phần người nay, đã tạo điều kiện dể cụ ông làm tông đồ, dã cung vụ ông nên thánh với một công việc bình nhật .

Hàng tuần, cha sở họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp về Văn Dương dâng lễ vào chiều Chúa nhật, không có nhà thờ, nhà nguyện, cha dâng lễ nơi mái hiên nhà của một giáo dân che rộng ra .

Họ Văn Dương thuộc xã Xuân phú, ở về phía Đông và các thành phố Huế khoảng 8km

6. GIÁO XỨ HẰNG CỨU GIÚP VÀ KIỆU ĐỨC MẸ .

Nói đến Dòng Chúa Cứu Thế là nói đến lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Trong các mục đích phụng vụ các linh hồn tất bật, các cha Dòng Chúa Cứu Thế thường tổ chức những tuần Đại phúc vào Mùa Chay. Nói là Tuần Đại phúc, nhưng thực sự chỉ kéo dài 3-4 ngày, gồm giảng dạy, cho xưng tội. Đặc biệt các cha Dòng Chúa Cứu Thế đã du nhập mẫu tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào Việt Nam, việc làm Tuần Cửu nhật kính Đức Mẹ và kiệu kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 26/6 hằng năm .

Về lòng sùng kính Đức Mẹ. Cha Trần Hửu Thanh cho biết: “Việc sùng kính Đức Me Hằng Cứu Giúp đã lan tràn khắp nơi và bền vững đến ngày nay. Có thể nói được, trong mọi nhà thờ ở miền Bắc điều có ảnh và có bàn thờ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, va giáo dân làm tuần Cửu nhật không những hằng tuần mà dôi khi hằng ngày. Hiện nay nhiều địa phận đã in kinh Tuần Cữu nhật trong sách Toàn niên.”

Điều nói trên đây cũng có những đúng ở miền Trung, ở Giáo phận Huế. Bên cạnh các tượng thờ Đức Mẹ khác, gần như hầu hết mọi gia đình trong Giáo phận Huế điều có ảnh thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp .

Lòng sủng kính trên có được là nhờ long hăng say và sốt sắng của các linh mục Canada và Việt Nam, nhờ việc sủng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp với giờ hành hương mỗi chiều thứ 7 và các cha nhiệt tình ngồi tòa ban Bí tích Hòa Giải.

Nổi bật lòng sùng kính nầy là kiệu Đức Hằng Cứu Giúp cuối tháng 6 hằng năm vào ngày Lễ Đức Mẹ Giúp 26/6. Giáo xư Đức Mẹ Hằng cứu giúp đã có hân hạnh

chia sẻ vinh dự tổ chức, tham dự vào kiệu kính mẹ này. Kiệu tổ chức vào một đến hai giờ chiều ngày Chúa Nhật, người tham dự đông đến hơn cả vạn người, gồm đủ các họ xa gần quanh Thành Phố Huế. kiệu xuất phát từ nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xuống bùng binh An Cựu, lên cầu Trường Tiền, đi học đường Lê Lợi rồi bọc về đường Nguyễn Huệ, trở lại nhà thớ Sân Trường Tiểu học Vĩnh Lợi tước đây là điểm tập kết của kiệu. Đó là những năm trước 1963.

Giáo xứ họ Đức Mẹ Hằng Cứu giúp làm con cái Nhà Dòng, hẳn được đốt cháy lòng mến này đối với Đức Mẹ.

Gần đây (10-1994), các Cha Dòng Chúa Cứu Thế tổ chức Tuần Đại Phúc tại giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Huế để mừng 70 năm thành lập Dòng Chúa Cứu Thế, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Canada đặt chân lên Huế đầu tiên năm 1925, đồng thời mừng thượng thọ Cha Micae Nguyễn Đình Lành (80 tuổi) và thất tuần Cha Bề Trên Nguyễn Hoàng Diệp, giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có dịp sống lại những dịp đập tôn giáo đặc biệt, những buổi giảng, những giờ chầu, đông đúc sốt sáng. Có những 4 cha thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế từ thành phố HCM trong đó có cha Bề Trên Giám Tĩnh Cao Đỉnh Trị, ra Huế, hướng dẫn Tuần Đại Phúc. Có thể nói đây là Tuần Đại Phúc đặc biệt, được tổ chức sau năm 1975

Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Huế như đang gặp lại mình trong những thời gian gần đây.

Cũng vì lòng mến Đức Mẹ, các cha biến quần thể nhà thờ và nhà dòng thành nơi nghỉ chân cho khách hành hương Thánh Địa La Vang

Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hiện có 150 hộ khoảng 3.000 giáo dân, sống bằng đủ mọi ngành nghề: buôn bán dạy học, làm nón, chạy xích lô, xe đạp thồ, ô tô…Giáo xứ Đức Mẹ hằng Cứu Giúp có một hội đồng giáo xứ tương đối trẻ, năng động, đày sáng kiến và chiu khó hợp tác với cha Dòng để lo việc Chúa. Một vị trông

hội đồng đã tâm sự và xem đó như phương châm hành động: cha tạm thời, giáo xứ vạn đại.

Cha là Linh mục Bề Trên Dòng mà Chúa gởi đến một thời gian. Giáo xứ là đơn vị giáo dân trong Địa Phận. như hữu thể hư nát, Cha sở sẽ qua đi. Những giáo xứ như thức tài dân Chúa vẫn còn đó. Mỗi giáo xứ là một Hội Thánh địa phương. Giáo dân cần sáp nhập vào Hội Thánh nầy. Như cành nho với cây nho để có được sự sống. Đây là chân lý phổ quát áp dụng cho họ giáo xứ trong đó có họ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huê.

Hiện tại, Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế đang kính giữ hài cột Thánh tử đạo Giuse Lê Đặng Thị, đặt ở sau Phòng Thánh cùng với tượng thờ và xương Thánh ở trong khám thờ. Khám thờ không lớn nhưng đủ vẻ tôn nghiêm.

Đặt dưới Thánh Hiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp,có Đức Mẹ Làm Bổn mạng , có thánh Giuse Lê Đăng Thị phù Trợ .Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lý do dể trở thành vạn đại.

Nguồn : Lược sử các Giáo xứ TGP Huế – Quyển 1 (2001) trang 125 ~ 136)

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên