Giới thiệu về Nhà Thờ Giaó Xứ Cự Tân

Giáo phận Vinh Thanh Dạ Quỳnh Lưu Nghệ An Việt Nam Đường Giáo xứ Thanh Dạ Nghệ An VN Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Thánh Phêrô Số Giáo Dân: 3,000 Giáo Dân Linh Mục Chánh Xứ: Giuse Nguyễn Văn Quy

Giáo phận Vinh
Thanh Dạ Quỳnh Lưu Nghệ An Việt Nam
Đường Giáo xứ Thanh Dạ Nghệ An VN
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Thánh Phêrô
Số Giáo Dân: 3,000 Giáo Dân
Linh Mục Chánh Xứ: Giuse Nguyễn Văn Quy
Giáo phận Vinh
Thanh Dạ Quỳnh Lưu Nghệ An Việt Nam
Số Giáo Dân:
3,000 Giáo Dân
Linh Mục Chánh Xứ:
Giuse Nguyễn Văn Quy

Lược sử Giáo xứ Cự Tân

Cự Tân là tên gọi của một địa danh thuộc xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, hậu thân của Trúc Vọng phường. Người ta không biết chắc chắn ai đã đặt tên đó cho xóm nhỏ chài lưới thuộc phường Trúc Vọng hiện hữu từ năm 1414.

Thuở ban đầu, giáo họ Cự Tân thuộc giáo xứ Cẩm Trường. Đến năm 1914, hai giáo họ Cự Tân và Thanh Dạ sáp nhập với nhau thành giáo xứ Thanh Dạ.

Tên gọi diễn tả đặc tính của địa danh: “Vùng đất rộng lớn mới khai phá”. Theo Hán Việt Tự Điển thì Cự là to lớn, và Tân là bến đò. “Cự” cũng có nghĩa là “chống trả”, “cự tuyệt” và “cự phách”. “Tân” là “mới”, hay là “bến đò”, nhưng cũng có nghĩa là “sự cực khổ”, “tân toan”. Khi các bậc tiền bối dùng danh từ Cự Tân để đặt tên cho quê hương thì muốn hiểu theo ý nghĩa tốt đẹp của nó. Chữ to lớn ghép với mới mẻ để nói lên ý nghĩa thực tế là vùng đất mới rộng lớn của Trúc Vọng, và theo vị trí địa lí đặc trưng cụ thể thì cũng được gọi là Bến Lớn, mà dân địa phương gọi là Bến Nậy. Danh từ Cự Tân được viết theo Hán ngữ là 巨 新.

Cự Tân là danh xưng mới được thay cho Trúc Vọng phường. Chữ Trúc Vọng viết bằng chữ Hán có thể là 竹 望. Sách Địa Chí Văn Hoá huyện Quỳnh Lưu, xuất bản lần thứ hai năm 2008, trang 75-79, có đề cập đến Trúc Vọng. Đại khái tác giả viết: “Cuối đời nhà Trần, ông Trần Án, tham gia khởi nghĩa chống quân Minh cùng vời Trần Tùng Quang sau khi thất bại, về cứ trú và lập phường Trúc Vọng năm 1414, một vùng sác sú hẻo lánh thuộc huyện Quỳnh Lưu ngày nay. Như thế tính đến năm 2017 thì Trúc Vọng đã được 603 năm tuổi.

Như vậy họ đạo Trúc Vọng được thành lập ngay năm sau khi đạo Công giáo đã truyền vào vùng Quỳnh Lưu từ năm 1735, như sách Địa Chí Văn Hoá huyện Quỳnh Lưu viết ở trang 706. Tuy nhiên, lịch sử cho biết trước đó hơn một thế kỷ đã có người Công giáo trong vùng Quỳnh Lưu. Thật vậy, cuốn Lịch Sử Giáo Phận Vinh, tập I, xuất bản 2015, cho chúng ta thấy rằng: trước đó hơn 100 năm đã có các thừa sai Âu Châu vào Diễn Châu phủ giảng đạo. (Diễn Châu phủ thời bấy giờ bao gồm cả huyện Quỳnh Lưu hiện nay). Năm 1632 thừa sai Emmanuel Ferreyra, người Bồ Đào Nha, đã vào vùng Nghệ An giảng đạo từ năm 1673 đến 1677, và sau đó ngài ra Bắc hoạt động… Chính thừa sai nầy cho biết: “Năm 1673 Xứ Nghệ có đến hơn 200 nhà thờ và nhà nguyện (…) và chỉ trong 4 tháng đầu năm 1676 cha đã rửa tội cho 900 người lớn”. Cũng chính thừa sai Emmanuel Ferreyra đã gởi những bản tường trình cho Bề Trên của mình để báo cáo về thành quả 47 năm hoạt động truyền giáo tại Nghệ An, đặc biệt ở Diễn Châu phủ khoảng năm 1629 đến 1677. Trong các bản tường trình của ngài có ghi tên 42 xóm đạo trên địa bàn vùng Diễn Châu, Quỳnh Lưu.

Trúc Vọng xin thành lập giáo họ tự trị và đồng thời quyết định làm một nhà thờ thay thế nhà thờ nhỏ lợp tranh trước kia để mọi người tụ họp đọc kinh sớm tối với nhau. Ông Phêrô Hồ Hữu Đồn là ông Trùm đầu tiên của xóm đạo vào năm 1757. Nhờ có bảng danh sách liên tiếp các ông Trùm họ Cự Tân mà chúng ta biết được sự phát triển của giáo họ trong suốt dòng lịch sử 260 năm qua (1757-2017).

Ngày nay, những câu hỏi được đặt ra cho chúng ta là: Trúc Vọng đã theo đạo Công giáo từ bao giờ? Ai rao giảng Tin Mừng cho Trúc Vọng? Ai là người đầu tiên theo đạo Công giáo tại đây? Vì sao Trúc Vọng phường trở thành họ đạo Công giáo toàn tòng?

Theo sách Kỷ Yếu giáo xứ Cẩm Trường, cuối tháng 3 năm 1629, thừa sai giáo sĩ Đắc Lộ đã ghé qua cửa Chúa và rửa tội cho nhiều người sống rải rác trong 8 xóm: Vàng Mai, Trúc Vọng Phường, tức là Ngã Ba Bến Nậy, Kẻ Quèn, Kẻ Ngói, Văn Thai, Kẻ Sào… (trang21). Nhưng treo truyền khẩu của cha ông kể lại, vào khoảng năm 1757 – 1758, Trúc Vọng phường đã có nhiều người theo đạo. Trúc Vọng theo đạo Công giáo nhờ các thừa sai Âu Châu thời đó đã vào cửa Cờn hoặc cửa Quèn rồi đền Trúc Vọng giảng đạo trước khi các ngài lập xóm đạo tại Mành Sơn và Cẩm Trường như chúng tôi vừa trích dẫn trên đây.

Theo sử sách, hai xóm đạo Mành Sơn và Cẩm Trường là những làng đầu tiên trong vùng Quỳnh Lưu theo đạo Công giáo. Vì thế có người cho rằng những người Công giáo Cẩm Trường và Mành Sơn đến Trúc Vọng sinh sống lập nghiệp là những hạt nhân truyền đạt đạo Công giáo cho Trúc Vọng phường. Cũng có thể là người dân Trúc Vọng vì liên hệ giao lưu với những người có đạo ở Mành Sơn và Cẩm Trường, và nhờ ảnh hưởng của những người Công giáo mà họ theo đạo. Nhưng giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là họ lấy vợ gả chồng với những người Công giáo nên theo đạo. Và sau cùng là những người đã theo đạo Công giáo tại các làng bên lương lân cận đến Trúc Vọng định cư với mục đích tránh bắt bớ sách nhiễu hoặc để việc giữ đạo của gia đình họ được dễ dàng hơn. Đó cũng là quan điểm của tác giả sách “Lịch Sử Làng Xã Quỳnh Thanh”, xuất bản tháng tư năm 2014 để kỉ niệm 60 năm ngày thành lập xã và cũng là quan điểm của chúng tôi.

Ngoài ra còn một nguyên nhân khác cũng cần nêu lên ở đây: Theo sách Địa Chí Văn Hoá Quỳnh Lưu xuất bản năm 2008, từ trang 706 đến 713, thì đạo Công giáo được truyền vào huyện Quỳnh Lưu rất sớm (1735). Tác giả cuốn sách nói: Các làng, như Mành Sơn, Cẩm Trường và Thanh Dạ, Cự Tân… đã có người theo đạo Công giáo. Nhưng như chúng tôi đã nói trên đây, và sách “Album Giáo phận Vinh”, xuất bản năm 1999, trang 16, viết rằng: “Năm 1632 có mấy thừa sai gốc Bồ Đào

Nha giảng đạo tại vùng Nghệ An”. Và sách Album giáo phận Vinh viết tiếp: “Sau đó 8 năm, nghĩa là năm 1640 trong tỉnh Nghệ An đã có 70 làng Công giáo và vùng Quỳnh Lưu có xóm đạo Kẻ Gấm (Cẩm Trường)”. Và mới đây sách “Lịch Sử Giáo Phận Vinh”, xuất bản 2014, trang 54 đến 61, nói về việc truyền giáo của các thừa sai người Bồ-Đào-Nha Cabral, Cardoso, Majorica và Emmanuel Ferreyra… truyền đạo vùng Nghệ An: Năm 1647 các ngài vào giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) hoạt động truyền giáo. Các ngài viết trong bản báo cáo: “Vào tảng sáng, chúng tôi tới Quêmangu (tức Kẻ Mành), nơi thừa sai Callopresi đã từ trần. Ông trùm của họ đạo nầy là Goakim đang bị tù, nên chúng tôi không muốn lên bờ, nhưng giáo hữu đến mời chúng tôi ghé làng nầy một ít (…)[1]. Như thế trước năm 1735 mà sách Địa Chí Văn Hoá Quỳnh Lưu nói hơn một thế kỷ, các thừa sai đã vào cửa Quèn và lập xóm đạo Kẻ Mành rồi. Thời xưa các phương tiện giao thông chủ yếu là đường thủy. Các thừa sai đến Việt Nam giảng đạo thường đi bằng tàu thuỷ vào các cửa lạch. Vì thế lạch Quèn ở Mành Sơn là nơi các thừa sai vào rao giảng Phúc Âm trước tiên tại vùng Quỳnh Luu. Nhưng Kẻ Gấm xem ra thuận tiện hơn cả để các ngài đặt địa sở truyền giáo trong vùng Quỳnh Lưu những năm đầu.

Trúc Vọng là phường chài lưới trải dài từ đền Cờn đến gần Mành Sơn (cửa Quèn), vì thế có mối liên hệ nghề nghiệp với người Mành Sơn. Rất có thể người Trúc Vọng đón nhận đức tin Công giáo rất sớm nhờ tiếp xúc với những người có đạo làng Mành Sơn và Kẻ Gấm (Cẩm Trường), cụ thể là lập gia đình với nhau. Và các thừa sai ở Cẩm Trường thỉnh thoảng cũng đến Trúc Vọng rao giảng Phúc Âm và cử hành các phép Bí Tích.

Một lý do khác nữa không kém phần quan trọng: Trúc Vọng thời đó là một vùng sác sú hẻo lánh, đường sá chưa có như ngày nay, vì thế Trúc Vọng là một nơi ẩn trốn lý tưởng cho những tín hữu Công giáo lúc bị bắt bớ cấm đạo. Nhiều gia đình công giáo tìm đến Trúc Vọng sinh sống vì đó là một xóm đạo hẻo lánh. Chẳng hạn linh mục Gioan Đậu Ngọc Châu ra Quỳnh Lưu thay thế cho cha Phêrô Vũ Đăng Khoa đã bị bắt và kết án trảm quyết. Ngài đã xuống Trúc Vọng lẩn trốn, vì ngài đang bị truy lùng. Ngày 28 tháng 6 âm lịch năm 1859 ngài bị bắt và sau đó ngài bị xử chém đầu ngày 21 tháng 11 cùng năm tại Quán Bàu ( thuộc TP. Vinh hiện nay). Điều đó cho thấy rằng Trúc Vọng thời đó đã là một “xóm đạo”, một nơi có đa số là người Công giáo.

Năm 2016 được Đức giám mục ngỏ ý cho giáo họ nâng lên hàng giáo xứ. Vì thế ngày 13 tháng 2 năm 2016, ông Phêrô Trần Văn Cảnh, Chủ tịch HĐMV giáo họ, đã gửi cho Đức cha Phaolô một lá thư kèm theo bản đồ hành chính giáo họ. Ngày 18 tháng 2 năm 2016, Đức cha Phaolô đã có dịp đến thăm giáo họ và xem hiện trường địa điểm thành lập giáo họ mới (Thanh Bình).

Ngày 20 tháng 2 năm 2013, giáo họ được Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, nâng lên thành giáo họ độc lập. Với bằng sai số 10/13 BSLM, cha Bernardus Vũ Sỹ Tráng phụ trách (administrator) giáo họ Cự Tân. Đây là một mốc son đánh dấu giai đoạn giáo họ chuẩn bị nâng lên giáo xứ. Cha Bernardus cai quản giáo họ với tư cách linh mục Phụ Trách được 2 năm. Theo bằng sai mới, ngày 6 tháng 2 năm 2015, cha Bernardus từ giã giáo họ tới nhận nhiệm vụ quản xứ Vĩnh Yên, giáo hạt Thuận Nghĩa. Đồng thời Đức cha Phaolô đặt cha Antôn Nguyễn Văn Thanh làm chính xứ Thanh Dạ và tân linh mục JB. Nguyễn Ngọc Minh làm Cha Phó giáo xứ Thanh Dạ. Ngày 19 tháng 1 năm 2015, hai cha về Thanh Dạ nhận xứ. Giáo họ Cự Tân trở lại vị trí cũ, nghĩa là một giáo họ trực thuộc giáo xứ Thanh Dạ như trước đây. Trong buổi họp HĐMV giáo xứ và HĐMV các giáo họ, cha quản xứ Antôn đã phân công cha phó JB. Nguyễn Ngọc Minh phụ trách hai giáo họ Cự Tân và Hiền Môn.

Ngày 02/02/2017, Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chính thức thông báo Quyết định số 0217/QĐ-TGM công bố giáo họ Cự Tân được nâng lên hàng chuẩn giáo xứ trong giáo hạt Vàng Mai vừa mới được thành lập. Đồng thời đức cha Phaolô cũng đã bổ nhiệm tân linh mục Giuse Nguyễn Văn Quy làm cha quản xứ tân giáo xứ Cự Tân.

Ngày 20/02/2017 giáo xứ đã tổ chức đón cha xứ tiên khởi với Thánh lễ tạ ơn có sự hiện diện của Đức cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, quý cha trong và ngoài giáo hạt, và đông đảo quý khách tới hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho tân giáo xứ Cự Tân.

Theo Website Giáo phận Vinh.

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên