Giới thiệu về Nhà thờ Giáo xứ Cầu Kho

Giáo Hạt Sài Gòn Chợ Quán Nhà Thờ Cầu Kho, Cô Giang, Quận 1, Hồ Chí Minh Hẻm Nhà Thờ Cầu Kho Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh VN 3836 9617 3836 9617 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Đức Mẹ Lên Trời Năm thành lập: 1863 Linh Mục Chánh Xứ: Phêrô Lê Văn Chính Lịch Thánh lễ Thứ 7: 05:00, 17:30 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:00, 17:00, 18:00

Giáo Hạt Sài Gòn Chợ Quán
Nhà Thờ Cầu Kho, Cô Giang, Quận 1, Hồ Chí Minh
Hẻm Nhà Thờ Cầu Kho Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh VN
3836 96173836 9617
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Đức Mẹ Lên Trời
Năm thành lập: 1863
Linh Mục Chánh Xứ: Phêrô Lê Văn Chính
Lịch Thánh lễ Thứ 7: 05:00, 17:30
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 07:00, 17:00, 18:00
Giáo Hạt Sài Gòn Chợ Quán
Nhà Thờ Cầu Kho, Cô Giang, Quận 1, Hồ Chí Minh
Năm thành lập Nhà Thờ:
1863
Linh Mục Chánh Xứ:
Phêrô Lê Văn Chính

Lược sử Giáo xứ Cầu Kho

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP

Họ đạo Cầu Kho không phải là giáo xứ cổ xưa nhất trong giáo phận thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cho đến nay cũng đã là 146 năm. Cầu Kho được thành lập vào năm 1863, trước giáo xứ Chợ Đũi và Vĩnh Hội. Lúc bấy giờ Cầu Kho còn là họ nhánh của giáo xứ Chợ Quán có tên là Bến Nghé, với một ít giáo dân người địa phương. Khi triều đình Huế bắt đạo, có thêm khoảng 200 giáo dân từ miền Trung vào đây lánh nạn. Lúc này họ đạo chưa có cha sở, hàng tháng các cha dòng Phanxicô ở Chợ Quán đến làm lễ và ban các phép bí tích.

Giáo dân ngày càng tăng, năm 1863, linh mục Phanxicô Phan Đăng Khoa được cử về nhận chức cha sở tiên khởi và họ đạo đổi tên Bến Nghé (đường Bến Chương Dương) thành họ Tân Thanh. Sau đó họ đạo dời về đường Nguyễn Tấn Nghiệm và đổi tên là Cầu Kho. Tên gọi Cầu Kho, theo truyền khẩu của dân địa phương là do ở đây trước kia lắm sông rạch, có nhiều cầu bắc qua. Bên cạnh sông rạch có kho hàng hóa, kho lúa bở thế đại phương này mới có tên là Cầu Kho. Về quản xứ được 10 năm thì cha Phanxicô Khoa mất.

Năm 1875, cha Phêrô Nguyễn Đức Nhi về thay cha Phanxicô Khoa. Họ đạo Cầu Kho ngày càng phát 1 triển, cuộc sống người dân cũng khấm khá lên, nhiều người xin vào học đạo. giáo dân ngày càng tăng, khoảng trên 1400 người, và để đáp ứng cho nhu cầu tôn giáo, cha Nhi đã kiến thiết lại ngôi nhà thờ cho khang trang và rộng rãi hơn. Nhà thờ mới được làm bằng loại cây danh mộc trạm chỗ rất công phu. Ngày 8-10-1881, giáo xứ tổ chức khánh thành nhà thờ mới. Quản xứ được 38 năm, cha Phêrô Nhi xin nghỉ hưu.

Kế đến là thời các cha: năm 1913 cha Anrê Nguyễn Hương Đoài, năm 1915 cha Phaolô Phạm Công Nhượng, năm 1922 cha Phaolô Nguyễn Phước Khánh, năm 1953 cha Thomas Nguyễn Văn Thạnh, năm 1957 cha Phaolô Nguyễn Huỳnh Điểu, năm 1960 cha GioanKim Nguyễn Văn Nghị.

Tới năm 1963, cha Phaolô Nguyễn Văn Bình từ giáo xứ Hòa Hưng về thế cha GioanKim Nghị chuyển qua họ Búng. Đây là khoàng thời gian mà giáo dân trong họ đạo đã tăng lên hiều, khoảng 5000 người. Năm 1965, cha Phaolô Truyền đã khởi công xây dựng lại nhà thờ bề thế hơn và nay là nhà thờ Cầu Kho. Năm tới, 2005, giáo xứ mừng nhà thờ 40 năm xây dựng. Năm 1983, cha Phaolô Truyền qua đời, ngài phục vụ họ đạo tròn 20 năm.

Trong thời gian quản xứ, thời cha Phanxicô Khoa, cha Phêrô Nhi, cha Phaolô Khánh, các ngài đã có công đào tạo và giới thiệu một số thanh niên nam nữ vào chủng viện cà các dòng tu. Giáo xứ đã có 13 linh mục và một số tu sĩ nam nữ gốc từ Cầu Kho.

CẦU KHO NGÀY NAY

Họ đạo Cầu Kho hiện thuộc 3 phường: Cầu Kho, Nguyễn Cư Trinh và Cô Giang, quận 1. Ba phường của giáo xứ tuy gần khu vực trung tâm thành phố nhưng phần đông thuộc thành phần lao động nghèo, sống chen chúc trong các căn nhà chật hẹp của các con hẻm.

Năm 1984, linh mục Félix Nguyễn Văn Thiện, phụ trách giáo xứ Tân Quy Đông, Nhà Bè đổi về nhận xứ Cầu Kho. Từ những ngày đầu cha Felix Thiện đã tìm hiểu để nắm rõ về giáo xứ và các hoạt động tại địa phương. Trên cơ sở này, cha đã đưa ra một số chương trình nhằm giúp cho họ đạo phát triển về cà hai mặt đạo và đời, như chia họ đạo làm 8 khu xóm giáo, thành lập các hội đoàn, ban mục vụ, các lớp giáo lý…, mỗi nhóm hoạt động theo chức năng của mình, cùng giúp cha sở trong việc điều hành xứ đạo. Đối với hoạt động của các xóm giáo, mỗi xóm giáo đều có ban trách nhiệm, có đại diện của các thành phần: các phụ lão, các gia trưởng, thanh niên, thiếu nhi. Hàng tháng ban trách nhiệm các xóm giáo cùng với linh mục chánh xứ họp bàn, trao đổi về các mặt sinh hoạt: mục vụ, giáo lý, hoạt động đoàn thể, xã hội…

Đối với các hoạt động xã hội, vào năm 1990 cha Felix Thiện đã thành lập phòng khám bệnh miễn phí, với phòng khám và phát thuốc, phòng Đông Y, châm cứu, phòng nha, phòng xét nghiệm. Hàng tuần vào các ngày Chúa Nhật và thứ năm, các bệnh nhân nghèo tại địa phương đến phòng khám đều được điều trị miễn phí. Cơ sở phòng khám sau nhiều lần di chuyển, cuối cùng cũng đã được xây dựng mới ổn định tại khuôn viên nhà thờ. Ngoài việc khám bệnh tại giáo xứ, theo yêu cầu của nhiều địa phương, nhóm y bác sĩ của khám còn thường xuyên đi tới các vùng xa nghèo ngoài thành phố, khám bện và phát thuốc miễn phí cho bà con. Giáo xứ còn tu sửa lại một số phòng dành cho việc nuôi dạy các trẻ bụi đời và phòng dành cho các em lớp học tình thương.

* Nguồn : Trang Web Tổng Giáo Phận Sài Gòn

Xem thêm bản ghi của :  TITOCO

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên