Giới thiệu về Nhà thờ Giáo Xứ Cầu Ké

Giáo Hạt Nha Trang tổ 14 khu B thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang Unnamed Road Thành phố Nha Trang Khánh Hòa VN 058-389-2843 058-389-2843 Nhà Thờ là: Giáo Xứ Số Giáo Dân: 452 Giáo Dân Năm thành lập: 2002

Giáo Hạt Nha Trang
tổ 14 khu B thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
Unnamed Road Thành phố Nha Trang Khánh Hòa VN
058-389-2843058-389-2843
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Số Giáo Dân: 452 Giáo Dân
Năm thành lập: 2002
Giáo Hạt Nha Trang
tổ 14 khu B thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vĩnh Hiệp, Thành Phố Nha Trang
Số Giáo Dân:
452 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
2002

Lược sử Giáo xứ Cầu Ké

Địa chỉ:

Giáo xứ Cầu Ké

Vĩnh Điềm Thượng, Vĩnh Hiệp, Nha Trang, Khánh Hòa

Điện thoại: 058 3892843

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Giáo xứ Cầu Ké nằm trên 4 xã: Vĩnh Trung, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh và Vĩnh Thái. Ngôi Thánh đường tọa lạc tại tổ 14 khu B thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vĩnh Hiệp, thành phố Nha Trang. Hương ước của thôn Vĩnh Điềm Thượng có ghi “tại thôn Vĩnh Điềm Thương, tổ 14, khu Cầu Ké, có một ngôi nhà thờ”.

II. DÒNG LỊCH SỬ

1- THỜI SƠ KHAI

Xóm Cầu Ké nằm trong làng Vĩnh Điềm, một làng cổ đã có cuối thế kỷ 18, lúc bấy giờ là phủ Diên Khánh.

Năm 1831 trong cuộc cải cách hành chánh, vua Minh Mạng đã đổi tên xã Vĩnh An thành xã Vĩnh Điềm, làng Tây An thành thôn Vĩnh Điềm Thượng, làng Trung An thành thôn Vĩnh Điềm Trung, làng Đông An thành thôn Vĩnh Điềm Hạ.

Địa danh Họ Cầu Ké đã có trong bản đồ của Đức Giám Mục Taberd năm 1838. Họ Cầu Ké là một trong ba họ thuộc tỉnh Khánh Hòa không thay đổi tên cho đến nay.

Họ Cầu Ké là một làng Công giáo được khai sinh do “làn sóng di cư” lớn lần thứ hai của người từ phía Bắc vào Khánh Hòa. Đây là một cuộc di cư tự phát nhưng ồ ạt giữa thế kỷ XIX từ một hoàn cảnh lịch sử xã hội và Giáo Hội rất đặc biệt. Do chính sách cấm đạo của triều Nguyễn, những người tín hữu ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã vượt đèo Cả tìm chốn nương thân. Lớp sóng người này thường đi theo từng dòng họ, vì thế đã lập nên làng Công Giáo. Năm 1843, họ Cầu Ké với trên 45 tín hữu, đã có mặt trong số 11 họ đạo của tỉnh Khánh Hòa.

Theo lời kể của những bậc tiên chí người lương cũng như người công giáo trong làng, thì những người lương tại Thôn Vĩnh Điềm Thương và thôn Đồng Nhơn đa phần là bà con thân thích với những người Công giáo họ Cầu Ké. Tất cả đều thuộc lớp người di cư từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định vào định cư lập nghiệp tại xã Vĩnh Điềm. Vì thế, trong thời Tự Đức, Cần Vương và Vân Thân bách đạo, chính những người lương dân đã cưu mang và cấp dưỡng lương thực thuốc men cho người Công giáo chạy trốn cơn bắt đạo trên núi sâu hoặc ven núi Hòn Chuông.

Hiện nay trên mảnh đất gần Nhà thờ Cầu Ké của bà Trần thị Xuân Liễu, là góa phụ của Ông Nguyễn Tốt, một dòng tộc đã sống lâu đời tại Họ Cầu Ké, vẫn còn 4 huyệt mộ tử đạo. Tương truyền rằng, vào thời bách đạo cuối cùng của Văn Thân, khi quân lính truy lùng và bắt được 4 người Công giáo trên núi Hòn Chuông, lôi về và giết chết tại Cầu Móng, cách ga Phú Vinh khoảng 300 mét. Những lương dân thân thích trong làng đã vớt 4 xác chứng nhân đức tin chôn trên mảnh đất cạnh nhà thờ Cầu Ké.

2. HẬU BÁN THẾ KỶ XIX

Vào thời hậu Cần Vương và hậu Văn Thân, họ Cầu Ké có thêm một lớp tín hữu từ Giáo xứ Chợ Mới đến lập nghiệp. Năm 1895, cha sở Bình Cang, lúc bấy giờ là Cố Ngoan đã cho làm một nhà nguyện đầu tiên bên dòng sông Quán Trường, cạnh chiếc cầu bắt ngang dòng sông để thông thương giữa xóm Cầu Ké ra đường Quốc lộ 1, thì ngay đầu chiếc cầu này có một cây ké cổ thụ, nên chiếc cầu cũng như khu xóm bên trong chiếc cầu được gọi là Cầu Ké.

Việc Cố sở Bình Cang xây Nhà thờ cho họ Cầu Ké, chứng tỏ họ Cầu Ké là một họ nhánh của họ chính Bình Cang. Cho nên các Cha sở họ chính Bình Cang quản nhiệm họ Cầu Ké.

3. THẾ KỶ XX

– Đầu thế kỷ 20, những người lao công Công Giáo xây dựng đường sắt Sài Gòn – Nha Trang ( 1901 – 1913) đã đến định cư tại Cầu Ké.

– Năm 1919, Cố Bình cho xây dựng một ngôi nhà thờ mới trên mảnh đất của ông cố Phaolô Nguyễn Hữu Khánh dâng cúng. Ngôi nhà thờ khá khang trang, nền móng bằng đá, tường gạch, mái ngói âm dương, cách ngôi Nhà thờ cũ 500 mét. Chính ngôi Nhà thờ này vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay sau 2 lần tôn tạo.

– Năm 1928, Cố Ernest Garrigues Liêm cho tôn tạo lại ngôi nhà nguyện Cầu Ké, và thêm hành lang 2 bên.

– Năm 1954, có một số gia đình Công Giáo từ Bắc di cư đến ngụ trên địa bàn họ Cầu Ké.

– Trong chiến tranh, giáo dân Cầu Ké đã ra đi tha phương cầu thực và chỉ còn lại một số ít gia đình Công Giáo sinh sống tại quê hương Cầu Ké.

– Sau 1975, giáo dân Cầu Ké lần lượt trở về. Cùng với những giáo dân gốc hồi hương, còn có một số ít từ các vùng khác đến định cư trên địa bàn họ Cầu Ké.

– Năm 1987, Cha Louis Lê văn Sinh đã cho thay mái ngói âm dương bằng ngói móc và quét vôi lại phần cung thánh nhà thờ.

– Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị ( 1990 – 1994) : làm phó xứ Bình Cang và đặc trách Giáo họ Cầu Ké thì đời sống mục vụ và sinh hoạt của Giáo họ Cầu Ké được khởi sắc hoàn toàn.

– Năm 1991, Cha Nguyễn Hùng Vị trùng tu và tôn tạo nhà thờ Cầu Ké: Xây phòng thánh rộng với hai công dụng: phòng mặc áo và phòng nghĩ ngơi cho linh mục khách. Xây cung thánh và hai cánh hông dành cho ca đoàn và các em thiếu nhi vào các dịp lễ lớn. Xây bọc hành lang để nới rộng mặt bằng nhà thờ.

– Ngày 1-8-1995 cha Phêrô Hồ Mạnh Tín nhận bài sai về làm Cha phó Bình Cang, quản nhiệm giáo họ Cầu Ké. Ngày 25-8-1995, Cha Phêrô Hồ Mạnh Tín rời giáo xứ Bình Cang để sống giữa đoàn chiên giáo họ Cầu Ké. Đây là vị linh mục đầu tiên trực tiếp coi sóc giáo họ Cầu Ké.

4. NÂNG LÊN HÀNG GIÁO XỨ

Ngày 26-5-2002 Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Nho – Giám mục phó giáo phận Nha Trang, nâng giáo họ Cầu Ké lên hàng giáo xứ và linh mục Phêrô Hồ Mạnh Tín trở thành cha sở tiên khởi của giáo xứ.

Trong thời gian quản nhiệm và làm Cha sở, Cha Phêrô đã hết lòng củng cố và phát triển Giáo xứ về mọi phương diện. Ngài đã xây dựng cơ sở vật chất:

Và chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà thờ trong tương lai, Cha sở và giáo dân mua miếng đất rộng 240 m2 nối dài khung viên Nhà thờ, và đá chẻ cho nền móng Nhà thờ tương lai.

Ngày 28-10-2007, Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục phó Giáo phận Nha Trang, về Giáo xứ Cầu Ké trao nhiệm vụ Quản xứ cho Cha Phaolô Đặng Ngọc Duy, thay Cha Phêrô Hồ Mạnh Tín.

Cha Quản xứ Phaolô tiếp tục công việc của Cha Cựu Quản xứ Phêrô. Đồng thời, Cha Phaolô cũng tạo điều kiện để các Thầy Đại Chủng Viện tới thực tập và học hỏi mục vụ tại Giáo xứ. Đây cũng là lần đầu tiên Giáo xứ có sự hiện diện của quý Thầy. Các Thầy giúp Cha xứ trao Mình Thánh Chúa trong Thánh lễ, và những người gìa nua bệnh tật; dạy giáo lý và âm nhạc.

Năm 2007-2008: Các Thầy Thần Học III mục vụ:

Thầy Phaolô Trần Xuân Lãm (Gp Nha Trang)

Thầy Gioakim Nguyễn Đức Vinh (Gp Quy Nhơn).

Năm 2008-2009: Các Thầy Thần Học IV mục vụ:

Thầy Giuse Phan Thế Vinh (Gp Quy Nhơn).

Thầy Phêrô Nguyễn Minh Đảo (Gp Nha Trang).

Năm 2009-2010: Thầy giúp xứ Phêrô Hồ Trường Huy.

Năm 2010-2011: Thầy Mục vụ :

Thầy J.Bta Nguyễn Ngọc Thấm (Gp Nha Trang).

Thầy Phêrô Nguyễn Khánh Duy (Gp Nha Trang).

Năm 2011-2012: Thầy giúp xứ Martinô Trần Đức Hải; và 2 Thầy mục vụ:

Thầy Giuse Nguyễn Công Viên (Gp Nha Trang).

Thầy Phêrô Nguyễn Thanh Truyền (Gp BMT).

Năm 2012-2013: Thầy giúp xứ Louis Lê Minh Vương; 04 Thầy mục vụ :

Thầy Phêrô Phan Chí Anh (Gp Quy Nhơn).

Thầy Phêrô Nguyễn Thái Sơn (Gp Nha Trang).

Thầy Phaolô Huỳnh Quốc Nhân (Gp Nha Trang).

Thầy Simon Nguyễn Hoàng Minh (Gp Nha Trang).

Công việc Cha Phaolô thực hiện đầu tiên là tạo sự đoàn kết – hiệp nhất trong Giáo xứ và biết yêu mến Thánh lễ. Ngài nhấn mạnh việc học giáo lý cho các em thiếu nhi, qua việc củng cố Ban Giáo lý viên và mời cô Maria Nguyễn thị Phúc, tu hội đời, làm Cố vấn Ban Giáo lý với sự cộng tác của các Thầy Đại Chủng Viện đi mục vụ.

Chúa nhật ngày 14-06-2009, Cha sở và giáo dân thay ngói nhà thờ và tu sửa tường cung thánh. Chúa nhật ngày 23-09-2009, Đức Cha Phaolô về Giáo xứ dâng lễ Tạ ơn 50 năm linh mục của Ngài, đồng thời ban Bí tích Thêm Sức cho các em thiếu nhi, các anh chị tân tòng và một số em được rước lễ lần đầu. Nhân dịp này. Đức Cha Phaolô làm phép ảnh tượng Đức Mẹ và Thánh Giuse.

Để mừng Đại lễ Phục Sinh 2010, thứ hai ngày 15-03-2010, nới rộng cung thánh và Chúa Nhật lễ Lá 2010 làm phép Bàn thờ mới cho kịp cử hành Tuần Thánh.

III. CÁC CHỦ CHĂN

1. Các linh mục Quản xứ Bình Cang kiêm nhiệm họ Cầu Ké.

Năm 1885 – 1915: Cố Ngoan

Năm 1915 – 1917: Cố Dorgeville Bình

Năm 1917 – 1919: Cố Lượng

Năm 1919 – 1949: Cố Ernest Garrigues Liêm

Năm 1949 – 1951: Cha Ninh

Năm 1951 – 1952: Cha Long

Năm 1952 – 1955: Cha Thuận

Năm 1955 – 1957: Cha Tới

Năm 1957 – 1958: Cố Mollard Lễ

Năm 1958 – 1967: Cố Valour Lực

Năm 1967 – 1969: Cố Clause Hồng

Năm 1969 – 1995: Cha Louis Lê văn Sinh

Năm 1995 – 2004: Cha Tađêô Phan Đình Tạc

2. Các linh mục đặc trách Giáo Họ Cầu Ké.

a. Cha Aloisio Nguyễn Hùng Vị ( 1990 – 1994) : phó xứ Bình Cang và đặc trách Giáo họ Cầu Ké.

b. Sau khi Cha phó Aloisio Nguyễn Hùng Vị rời Bình Cang, các cha đến dâng lễ Chúa Nhật.

– Cha Phanxicô Xaviê Trần Xuân Thứ.

– Cha Giêrađô Nguyễn Quang Minh.

– Cha Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến.

– Cha Louis Nguyễn Phúc Hải.

3. Linh mục trực tiếp coi sóc đoàn chiên.

Ngày 25-8-1995, Cha Phêrô Hồ Mạnh Tín rời giáo xứ Bình Cang để sống giữa đoàn chiên giáo họ Cầu Ké. Đây là vị linh mục đầu tiên trực tiếp coi sóc giáo họ Cầu Ké.

4. Linh mục Quản xứ

Linh mục Phêrô Hồ Mạnh Tín (26/05/2002 – 28/10/2007)

Linh mục Phaolô Đặng Ngọc Duy (28/10/2007 – 9/3/2014).

Linh mục Stêphanô Nguyễn Thông (9/2/2014 – nay)

IV. GIÁO DÂN

– Năm 1843, họ Cầu Ké trên 45 tín hữu.

– Năm 2012 : 452 người (202 nam và 250 nữ) với 143 gia đình.

IV. HOA QUẢ ƠN GỌI

– Linh mục : Phêrô Nguyễn Trưởng. Chịu chức 1913, qua đời năm 1917.

– Các Nữ tu :

Dì Margaritta Nguyễn thị Tiến. MTG Bình Cang; khấn Dòng 1915, Qua đời năm 1957.

Nữ tu Hélène Nguyễn thị Nhi, Mến Thánh Gía Quy Nhơn. Khấn Dòng 1940, Qua đời năm 1977.

Dì Anna Nguyễn thị Lợi. MTG Bình Cang, chuyển sang Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang. Năm 1960 khấn Dòng với tên Marie Aimé Hồng Liên

Nữ tu Eulalie Hạnh Hương. Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ,Khấn Dòng năm 1967.

Nữ tu Pétronille Nguyễn Thanh Sử. MTG Quy Nhơn

Nữ tu Madeleine Trương thị Ngãi. dòng Phaolô Đà Nẵng.

Nữ tu Maria Nguyễn thị Thu Trang, Dòng Phaolô Đà Nẵng.Khấn trọn ngày 24-05-2008

Nữ tu Anê Nguyễn thị Minh Ngọc, Dòng Nữ La San.

Nữ tu Maria-Têrêxa Trương thị Yến Đỉnh, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ

V. HỘI ĐỒNG GIÁO XỨ

Ngay từ giai đoạn sơ khởi của xóm đạo Cầu Ké, nhóm tín hữu đầu tiên đã chọn những bậc trưởng thượng có uy tín trong gia tộc lãnh đạo đời sống tinh thần và đạo đức của xóm đạo. Sau đó, khi họ Cầu Ké được các Cố Sở Bình Cang chính thức thành lập, các ngài đã chỉ định người đảm nhận chức “Câu biện” trong họ nhánh Cầu Ké:

– Ông Câu Phaolô Nguyễn Diễn

– Ông Câu Giuse Nguyễn Thưởng.

– Ông Câu Phanxicô Xaviê Nguyễn Hoàng.

– Ông Câu Phaolô Nguyễn Nhơn.

– Ông Câu Phêrô Nguyễn Ngạn.

– Ông Câu Giuse Nguyễn Nhạc.

– Ông Câu Giuse Nguyễn Dự.

Hội Đồng Giáo xứ nhiệm kỳ 2006-2011:

– Chủ tịch : Ông F. X Nguyễn văn Hóa.

– Phó Chủ tịch : Ông Matthêu Nguyễn Thượng.

– Ủy viên 1 : Ông Giuse Trương Trí Khải.

– Ủy viên 2 : Ông Giuse Lưu Minh Tân.

Ngày 22-05-2011, toàn thể Giáo xứ bầu Hội Đồng Giáo xứ đợt I theo hình thức mỗi gia đình đề cử 5 người. Và ngày 05-06-2011, giáo xứ bầu đợt II, mỗi gia đình chọn 12/15 người nhiều phiếu nhất trong đợt I. Kết quả như sau:

Ong Matthêu Nguyễn Thượng : Chủ tịch HĐGX.

Ong Phaolô Lê Đồng Thanh : Phó Ngoại vụ.

Ong Giuse Trương Trí Khải : Phó Nội vụ.

Anh J.Bta Trần Nguyên Văn : Thư Ký

Bà Maria Đinh thị Thanh Hằng : Thủ quỹ.

Ong Augustinô Lê Minh Hùng : Thánh Nhạc.

Cô Maria Nguyễn thị Phúc : Giáo dục và Giáo lý.

Ong Giuse Lưu Minh Tân : Phụng vụ

Ong Phaolô Nguyễn Bê : Bác ái xã hội.

Ong Phêrô Trương Đình Tín : Truyền giáo.

Bà Têrêxa Nguyễn thị Trúc : Đoàn thể

Ong Matthêu Ngyễn Hiệp : Khánh Tiết.

Ban Tân HĐGX được Đức Cha Giuse Võ Đức Minh – Giám mục Giáo phận, chứng nhận và trao chứng thư Hội Đồng Giáo xứ vào Chúa Nhật 09-10-2011.

VI. NỮ TU PHỤC VỤ TẠI GIÁO HỌ CẦU KÉ

Ngay từ năm 1920, Cố Bình đã gởi các Dì Phước Mến Thánh Giá Bình Cang đến phục vụ tại họ nhánh Cầu Ké. Từ năm 1958 đến giữa năm 1979, vì lý hoàn cảnh Giáo Hội và Xã hội, các nữ tu không thể đến phục vụ cho Giáo họ được. Cuối năm 1979, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ, sai Cựu nữ tu Marie Thanh Hân, gốc Cầu Ké, đến sinh hoạt mục vụ trở lại tại đây.

Năm 2000, các nữ tử Bác Ái Vinh Sơn đến Giáo họ thành lập Hội Con Đức Mẹ. Hội Hiền mẫu Bác Ái Vinh Sơn (2003).

VII. ĐOÀN THỂ

1. Hội các Bà Mẹ Công Giáo.

Sinh hoạt theo thủ bản của Hội vào Chúa nhật đầu tháng, công tác thường xuyên của các Bà là quét dọn nhà thờ, đọc kinh cầu nguyện cho những gia đình có nhu cầu, và làm công tác vào những dịp đặc biệt của Giáo xứ. Ngoài ra, trong Thánh lễ đoàn mỗi tháng, các Bà tự đảm trách mọi sinh hoạt trong Phụng vụ.

2. Hội Hiền mẫu Bác ái Vinh Sơn.

Do các Soeurs Bác Ái Vinh Sơn (Cộng đoàn Bình Cang) thành lập năm 2000. Tôn chỉ của Hội là Thánh hóa bản thân và gia đình, quan tâm giúp đỡ những con người nghèo, đơn côi. Vào dịp Tết, quý Bà phát gạo và quà cho những gia đình nghèo trong Giáo xứ, cũng như trong các trại tế bần.

3. Hội Con Đức Mẹ.

Ngoài việc sẵn sàng làm công tác của Giáo xứ, các em còn đi phục vụ những người nghèo đơn côi tại các trung tâm xã hội. Để có ngân quỹ giúp người nghèo và làm công tác từ thiện này, hàng năm vào dịp tết, các em thu gom nhôm nhựa trong các gia đình Giáo xứ, bán để gây quỹ.

4. Ca đoàn : Ca đoàn thanh niên và Ca đoàn thiếu nhi.

Các ca đoàn này chọn lễ Hiển Linh làm bổn mạng, sinh hoạt hằng tuần. Các ca đoàn đều do Nữ tu Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ đảm trách.

Ca đoàn giáo xứ :

Được hình thành vào dịp hát Thánh ca Giáng Sinh 2008 do Giáo Hạt Nha Trang tổ chức tại Giáo xứ Thanh Hải. Ca đoàn này gồm các ca viên của Ca đoàn thanh niên, ca đoàn thiếu nhi, ca đoàn Các Bà Mẹ Công Giáo và gồm một số ca viên kỳ cựu trước đây. Ca đoàn chỉ phục vụ vào các dịp đặc biệt của Giáo xứ (Giáng Sinh, Phục Sinh…)

5. Giáo lý viên

Để giúp các em thiếu nhi học Giáo lý, ngoài việc các Nữ tu và các em Chuẩn viện Hòa Bình Dòng Khiết Tâm , Giáo xứ còn có đội ngũ Giáo lý viên, đa số các em còn đi học.

Các lớp Giáo lý theo quy trình học tập của Giáo phận, nhưng chỉ đến lớp Kinh Thánh 2. Vì dân số giáo dân ít, nên sĩ số các lớp rất khiêm tốn.

Cho đến hôm nay (2012); đã có thêm 2 lớp Vào Đời. Lớp này do Cô Phúc và các Thầy mục vụ đãm trách.

Cho dẫu cơ sở khiêm tốn, sĩ số ít oi nhưng tinh thần của Giáo lý viên và của học viên rất cao, nên trong các cuộc thi cấp Giáo Hạt hay Giáo phận, các em đạt điểm rất cao.

VIII. DANH SÁCH CÁC NỮ TU PHỤC VỤ TẠI GIÁO XỨ CẦU KÉ

1920-1935 : Dì Matta Nguyễn thị Tiến (Dì Tám Tiến, gốc Cầu Ké).

1935-1945 : Dì Maria Nguyễn thị Khen (Dì Hai Khen). Sau đổi tên là Sr Marie Mai Liên, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ.

1945-1950 : Dì Hai Khen và Dì Phẩm.

1950-1957 : Dì Phẩm và Dì Bông.

1958-1979 : Gián đoạn.

1979-1982 : Cựu Nữ tu Marie Thanh Hân (gốc Cầu Ké).

1982-1986 : Nữ tu Marie Diệu Khuyên & Nữ tu Anne Duy Phương.

1986-1988 : Nữ tu Marie Đông An & Nữ tu Marie Linh An.

1988-1990 : Nữ tu Marie Diệu Hoa & Nữ tu Anne Trúc Khuyên.

1990-1992 : Nữ tu Marie Hoàng Phi & Nữ tu Anne Vân An.

1992-1994 : Nữ tu Anne Vân An & Nữ tu Elisabeth Bảo Phương.

1994-1996 : Nữ tu Luxia Thiên Trân & Nữ tu Marie Như Khuê.

1997-1998 : Nữ tu Marie Hoàng Giang & Nữ tu Marie Vân Hương.

1998-2000 : Nữ tu Agnès Khánh Vy; Nữ tu Anne Nhật Đoan; Nữ tu Matta Hoài An.

2000-2002 : Nữ tu Agnès Khánh Vy & Nữ tu Matta Hoài An.

2002-2004 : Nữ tu Matta Hoài An.

2004-2005 : Nữ tu Agnès Khánh Vy & Nữ tu Marie Yến Linh.

2005-2006 : Nữ tu Agnès Khánh Vy & Nữ tu Marie Xuân Thư.

2006-2007 : Nữ tu Agnès Khánh Vy & Nữ tu Agnès Như Phúc.

2007-2008 : Nữ tu Anna Lan Oanh & Nữ tu Marthe Lan Phương.

2008-2009 : Nữ tu Thérèse Đan Phúc.

2009-2011 : Nữ tu Anna Lan Oanh.

2011-2012 : Nữ tu Anê Như Phúc.

2012-…… : Nữ tu Têrêxa Thảo Ngân.

Cập nhật ngày 20/01/2013

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên