Giới thiệu về Nhà thờ Giáo xứ Bác Trạch
Giáo Hạt Bắc Tiền Hải Vân Trường Tiền Hải Thái Bình Việt Nam Bắc Hải Thái Bình VN 0363823200 0363823200 giaoxubactrachtb@gmail.com http://giaoxubactrach.net/ Nhà Thờ là: Đền Thánh Bổn Mạng: Thánh Giêrônimô Số Giáo Dân: 7,686 Giáo Dân Năm thành lập: 1720 Linh Mục Chánh Xứ: Chánh xứ : Đức Ông Tôma Trần Trung Hà Linh Mục Phó Xứ, Phụ Tá: Linh mục Vinhsơn Nguyễn Quốc Hoàn
Lược sử Giáo xứ Bác Trạch
I. VỊ TRÍ
Xứ Bác Trạch nằm trên đất Vân Trường – huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình.
Bác Trạch – Vân Trường do sự xếp đặt của một nhà Văn thân yêu Ngước trong phong trào Duy Tân của cụ Phan Bội Châu và thế kỷ XVII.
Bác Trạch được mang tên gọi của tổ thiên đã có trong hai ngàn năm văn hiến của Đất Nước.
Đang né mình vào lòng Trinh Nữ Maria và gối đầu vào đất Tổ mà uốn mình vươn lên theo vận mệnh chiều dài của lịch sử Giáo Hội – Xã Hội.
Bác Trạch: Đông giáp Tây Phong.
Bắc giáp Phương Công.
Nam giáp Bắc Hải.
Tây giáp Quang Trung.
Nằm ở phía nam Quốc lộ 33B. Cách Thành Phố Thái Bình 22Km về phía đông nam.
Trước đây Bác Trạch thuộc tổng Cao Mại, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ngày nay Giáo xứ Bác Trạch thuộc xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình; cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 23 km về phía Đông Bắc; phía Tây giáp Giáo xứ Cao Mại.
Năm thành lập: 1720
Bổn mạng thánh Giêrônimô
Số giáo dân : 7686 (9/2014)
Linh mục chánh xứ: Đức Ông Tôma Trần Trung Hà (9/2014)
Địa chỉ: Nhà thờ Bác Trạch, xã Vân Trường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Điện thoại: 0363823200
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Bác Trạch là một xứ được đón nhận Tin Mừng từ khá sớm vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII, cùng thời với các xứ Kẻ Diền, Kẻ Hệ, Kẻ Mèn, Sa Cát… do các cha các thừa sai dòng Tên và dòng Đaminh. Sau khi các thừa sai dòng Tên rời Việt Nam theo lệnh Tòa Thánh, thì một số họ của Bác Trạch được trao lại cho các cha dòng Đaminh.
Ngày 26.08.1735, dưới thời Lê – Trịnh, cha thánh Phanxicô Tế (Francisco Gil de Ferderich), được cử về coi xứ Kẻ Mèn và xứ Bác Trạch. Năm 1770, cha chính Gia phải rời xứ Kẻ Diền đến ẩn ở làng Bác Trạch.
Thời vua Tự Đức cấm đạo, Bác Trạch có hai người con trung kiên minh chứng Đức Tin, đó là Đaminh Trâm và Phêrô Thuận. Hai Hiền phúc này được ghi danh trong sổ tử đạo Rôma, chờ ngày Giáo Hội tôn phong lên bậc Chân phước.
Năm 1735, ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng, nhưng còn thô sơ, vì thế năm 1770, ngôi nhà thờ được xây dựng lại. Với quá trình phát triển, số giáo dân ngày một gia tăng, ngôi thánh đường không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, nên đã được xây dựng lại nhiều lần vào các năm 1880, 1895, 1938. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, ngôi nhà thờ đã xuống cấp, nên cha xứ Augustinô Nguyễn Quang Huy và giáo xứ khởi công xây dựng vào năm 2006.
Giáo xứ gồm các giáo họ: Công Bồi, Phương Trạch, Cao Bác, Quảng Châu, Quân Trạch, Vát Cấp.
Từ năm thành lập đến nay giáo xứ có các cha coi sóc: cha Tế, cha Gia, cha Huấn, cha chính Ninh, cha Thái, cha Tương, cha Vọng, cha Bình, cha Hòa, cha Tín, cha Từ, cha Kiên, cha Nam, cha Quang, cha Hạnh, cha Nhuận, cha Cảnh, cha Giuse Phạm Kim Bảng, cha Hậu, cha Hiếu, cha Năng, cha Triêm, cha Thái, cha Vinh sơn Nguyễn Lịch Thiệp, cha Hiệt, cha Tú, cha Gioan Baotixita Phạm Hữu Lượng, cha Khuông, cha Giuse Bùi Văn Cẩm, cha Gioan Baotixita Trần Du Đồng, cha Phanxicô Xaviê Trần Văn Học, cha Giuse Vũ Công Phước, cha Augustinô Nguyễn Quang Huy và hiện nay là Đức Ông Tôma Trần Trung Hà (9/2014)
III. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
Giáo xứ Bác Trạch là một giáo xứ lớn, vì thế có các đoàn thể hoạt động khá đa dạng như: Huynh đoàn giáo dân Đaminh, hội Mân Côi, hội Hiền mẫu, hội con Đức Me, hội Thánh Tâm Chúa Giêsu, hội Truyền Tin, hội Kèn nam, hội Kèn nữ, hội Trống Tử Đạo, Ca đoàn, hội Trang trí, hội Gia trưởng, hội Bác ái, hội Khuyến học, hội Nghĩa binh Thánh Thể, Ban giới trẻ,…
Cha xứ cùng Hội đồng mục vụ giáo xứ đặc biệt chú trọng tới việc đào tạo đức tin cho con em trong xứ, đồng thời tích cực hoạt động bác ái trong và ngoài giáo xứ.
IV. PHÂN CHIA CÁC GIÁO HỌ.
Bác Trạch từ không đến chỗ có, từ ít đến nhiều, nó đang vươn chải theo tinh thần ánh sáng của tay liềm tay hái , người thợ gặt đã sẵn có bản lĩnh như ánh sáng tinh thần Phúc Âm.
“Các con hãy sống trong lòng dân tộc”
Lời Chúa như tấm men hay nhịp cầu không khác như đoạn đường thẳng song song vô cực dẫn con đến gặp lại Thiên Chúa.
Đức tin moat thang thuốc bổ vô cơ dẫn con người ta vô nghiễm khuẩn. Đức tin cho nhân loại moat sức khỏe phi thường, chính có Đức tin mà con người luôn đoàn kết thương yêu nhau.
Bác Trạch mãi đến năm 1858 mới được Đức Cha Địa Phận Bùi Chu ban sắc. Lúc này Thái Bình Bùi Chu còn chung một địa phận.
Đến ngày 9/3/1936 (Bính Tý) Địa Phận Thái Bình mới được tách ra
Trang 185 trong “sử ký Địa Phận Trung”, đầu tiên ở Cao Mại có các thầy dòng tên coi sóc. Được một thời gian ác thầy được bản tòa điều về địa phận, thì Cao Mại kết hợp với Bác Trạch làm một.
Hai mảnh đất có tên tuổi khác nhau, Địa dư rộng, dân cư thưa thớt lẻ tẻ từng cụm dân cư thuộc các dòng họ về khai hoang lập ấp. Cho nên các Đấng Bậc giảng Đạo đã chia ra từng vùng để tiện cho việc điều hành các lễ nghi vì vậy Bác Trạch lúc đầu có các họ như sau:
Stt | Họ giáo | Quan thầy | Nhân danh |
1 | Quan Cao | Đức Bà Dâng mình | 480 |
2 | Họ Giáo Nghĩa | Đức Bà Bảy sư | 603 |
3 | Văn Lăng | Thánh Augustino | 776 |
4 | Công Bồi | Thánh Luca | 334 |
5 | Hữu Tiệm | Thánh Gioan Kim | 341 |
6 | Cao Đường | Thánh Phê-rô | 285 |
7 | Nam Trại | Thánh Phê-rô Tử Đạo | 550 |
8 | Trình Nhì | Thánh Giuse Công Nhân | 162 |
9 | Nam Trại | Đức Bà Truyền Tin | 195 |
10 | Phú Cốc | Thánh Tô-ma-sô | 38 |
11 | Cao Thủy | Thánh An-rê | 153 |
12 | Vát Cấp | Ba-tô-lô-mê-ô | 151 |
13 | Quân Trạch | Giuse | 86 |
14 | Trình Nhì | Antonie | 32 |
15 | Tân Cơ | Phê-rô | 156 |
16 | Phương Trạch | Thánh Mar-cô | 98 |
Từ năm 1855 đến 1858 Cha Việt Nam lần thứ hai về Bắc Trạch là Linh Mục An, những năm này số giáo dân trình độ hấp thụ đức tin còn non kém
Năm 1858 Vua Tự Đức cấm đạo cho đến năm 1861 Tự Đức Phân Sáp, các năm này luật cấm xát của bọ Phong Kiến, Đế Quốc ngày càng hung bạo hơn, chúng dựa vào thế lực đế Quốc bên ngoài, như Nhật, Pháp hàng thôn tính tấm long trung thành của Dân Tộc Việt Nam nói chung và người Ki-tô Hữu nói riêng, nhằm mục đích đưa người giáo dân vào con đường lạc hậu đen tối, cấm sát Đạo Chúa thì bọn Phong Kiến Đế Quốc lại đưa ra cúng bái bói toán, những người Ki-tô hữu Bác Trạch, dưới sự day bảo của các Đấng Bậc chỉ cho thấy con đường nham hiểm của bè rối sa tan nó là mưa ma chước quỷ. Nhưng con người giáo hữu Bác Trạch họ vẫn bảo tồn lấy cái tiếng thơm mà tiền nhân để lại, để ánh sáng đức tin được loan truyền trong mọi trường hợp, phong tỏa đi mọi nơi từ vùng cao xa xôi hẻo lánh. Nên các đấng bậc đã cho quy tụ từng vùng còi gọi là họ giáo.
Từ năm 1810 các địa dư danh giới vẫn còn giữ như cũ mãi đến năm 1813 thì các họ thuộc xứ Bác Trạch lại chia ra như sau.
1, Họ giáo Quan Cao
Thành lập năm 1816, Quan Thầy Đức Bà Dâng Mình. Nhà Thờ xây dựng 1879, sửa lại 1958 (năm Mậu Tuất), xây mới 1995 (năm Ất Hợi) và hoàn thành 1997 (Đinh Sửu)
2, Giáo Họ Công Bồi
Quan thầy Thánh Luca.
3, Họ Phương Trạch.
Thành lập 1885, Quan thầy Thánh Mar-cô, nhà thờ xây năm 1910 (năm Canh Tuất) đến năm 1986 bị cơn lốc thần cuốn hút toàn bộ còn để lại thân tường nhà thờ. Nhà thờ xây lại 1990 năm Canh Ngọ
4, Họ giáo Cao Bắc
Thành Lập 1936 (năm Bính Tý) Quan thầy Thánh An-tôn, và Thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su. Nhà thờ xây năm 1937 (Đinh Sửu), đến năm 1938 (Mậu Thìn), nhà nước đào Sông Kiên Giang, Tim sông vào giữa nhà thờ buộc nhà thờ phải chuyển đi nơi khác, tường đất lợp rạ. Mãi đến năm 1991 đời Cha Giuse Vũ Công Phước về coi xứ là năm Tân Mùi, người cho xây mới đến năm 1992 (Nhâm Thân) thì hoàn thành.
5, Họ Giáo Nam Trạch
Thành Lập 1909 năm Kỷ Sửu, quan thầy Đức Bà Truyền Tin. Nhà thờ xây năm 1937 (Đinh Sửu), đại tu 1991 (Tân Mùi).
6, Họ Giáo Quảng Châu
Thành Lập 1936 (Bính Tý), quan thầy Thánh Tâm Chúa Giê-su, nhà thờ xây năm 1937 (Đinh Sửu), sửa lại 1962 (Nhâm Dần), xây mới lần thứ 3 năm 1992 (Nhâm Thân).
7, Họ Giáo Quan Trạch
Quan thầy Thánh Giuse, Nhà thờ xây năm 1938 (Mậu Dần), đại tu 1998
8, Họ Giáo Vát Cấp
Quan thầy Thánh Ba-tô-lô-mê-ô.
9, Họ Giáo Nam Trại
Thành Lập 1875, Quan thầy Thánh Phê-rô Tử Đạo, thờ vua Tự Đức. Nơi này là một mảnh đất hoang vu, sau đó có vài gia đình ở Bác Trạch ra lập ấp khai hoang, tới năm 1865 số gia đình này đã ổn định. Họ cùng nhau xin lập họ giáo mang tên họ giáo Nam Trại, và nhận thánh Phê-rô Vê-rô-na Tử Đạo làm quan thầy.
Đến ngày 29/4/1877, Cha xứ Gioan Ninh đã dâng lễ tại thánh đường họ giáo và chính thức công bố sắc lệnh thành lập họ. Tới năm 1889, vì số giáo dân ngày một gia tăng, toàn thể họ giáo được Đức Cha địa phận cho phép xây lại ngôi thánh đường lớn hơn năm 1909 (Kỷ Dậu), số giáo dân tăng nhiều, Đức Giám Mục cho phép Cha Phạm Kim Bảng xây thêm gian cung thánh có tôn cao nền thờ. Cha Phạm Kim Bảng chia ra thêm một họ giáo nữa lấy tên là họ giáo Nam Trạch.
Năm 1936 (Bính Tí), Nam Trại lại chia thêm một họ nữa gọi là họ Quảng Châu.
Năm 1964 (Giáp Thìn), Nam Trại lại tôn tạo ngôi thánh Đường dưới thời Đức Cha Dominic Đinh Đức Trụ và Cha xứ bản quản bấy giờ là Cha Gioan Baotixita Trần Du Đồng.
Đến ngày 7/10/1997 (Đinh Sửu), Đời Cha xứ Giuse Vũ Công Phước là linh mục thou 50 tới quản nhiệm Bác Trạch, ngài cho cất Tân Khoa ngôi Thánh Đường với đường nét tay nghề tân thời đại và đúc lại 2 quả chuông.
Ngày 7/10/1997 (Đinh Sửu), Cha chính Cẩm cử hành Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên, vào lúc 11h30.
Ngoài 9 họ ra trong địa hạt nhà xứ Bác Trạch còn phân chia ra làm bốn khu để tiện việc điều hành hưởng ứng các thủ tục, nghi thức của Giáo Hội, như các lễ trọng hàng năm, có tên gọi thứ tự như sau:
- Khu Y Nhân, nay gọi là khu 1.
2. Khu Hợp Nghĩa, nay gọi là khu 2.
3. Khu Nam Bình, gọi là khu 3.
4. Khu Tây Ninh, gọi là khu 4.
Thời kỳ này các ông phụ trách khu gọi là các ông cán khu, còn nay gọi là ông quản khu.
V. NHỮNG BÔNG HOA TRÊN MẢNH ĐẤT TỔ HÔM QUA VÀ HÔM NAY.
Bác Trạch nơi có bề day về Đức Vâng lời, tiền nhân tổ tiên ta sẵn có trí khí, mến đất yêu đồng, một name hai sương, dù lên thác xuống gềnh, trèo non lội suối mà đổ mồ hôi đổi lấy bát cơm, nhưng vẫn giầu lòng mến Chúa yêu Tổ Quốc. Tuy thiếu ăn ít học, xong cha mẹ vẫn thắt long buộc bụng, nuôi day con cái cho ăn học, nhằm mai sau có phần nhờ.
Những cơn mộng đời, các cụ đã sớm được Thiên Chúa mời gọi vào hàng ngũ dân người. Như Cha Phê-rô Trần Đình Khắc sinh 1906(Bính Ngọ). Đến năm 1921 (Tân Dậu) được 15 tuổi bắt đầu đi tu dâng mình trong nhà Chúa.
Năm 1924(Giáp Tý) vào tiểu chủng viện Ninh Cường
Năm 1930(Canh Ngọ) vào Đại Chủng viện.
Năm 1938(Mậu Dần) thụ phong Linh mục, do Đức Cha Dominic Hồ Ngọc Cẩn Truyền Chức. Song được Đức Cha sai về chủng viện Ninh Cường và Trung Ninh, được 3 năm sau làm giáo sư tiểu chủng viện. Đến năm 1941 được sai về làm phó xứ Phạm Pháo. 1 năm sau, đi coi xứ Triệu Thông, được 2 năm coi xứ Liên Ngạn, 6 năm sau về coi xứ Hòa Định, được 3 năm.
Năm 1945 vào Nam làm tuyên úy cho dòng Mến Thánh Giá gốc Bùi Chu. Khi ấy còn tạm cư trú tại xã Quý Sơn, tỉnh Mỹ Tho, được 1 năm rồi về ở với Cha Mai Ngọc Khuê, giúp giáo xứ Tân Sa Châu. Sau lại sang giúp xứ Nghĩa Hòa rồi lên xứ Trung Chánh. Sau đó Đức Cha lại sai đi giúp xứ Tân Bùi Chu, được 3 năm rồi chẳng may bị tai nạn xe cán gay xương sườn nên tuổi già sức yếu, xin Đức Cha về an dưỡng tại An Dưỡng Bùi Chu được 1 năm.
Ngày 14/4/1971 (Tân Hợi), có lời mời của Giám Đốc Nữ Tu Viện Nazaret yêu cầu với sự chấp thuận của Đức Giáo Mục Xuân Lộc, lại ra làm tuyên úy cho nữ tu viện Nazaret tại xứ Bến Đá Vũng Tầu.
- Cha Phê-rô Trần Đình Lưu (Cha Giáo Lưu).
- Cha Hier Phạm Quang Tự, sinh tháng 9 năm 1917, tại khu 2 xóm 5 Bác Trạch – Vân Trường – Tiền Hải.
Ngày 29/4/1933 năm Quý Dậu, khởi tu tại Phú Nhai Nam Định
Ngày 13/8/1933 Nhập tiểu chủng viện Ninh Cường Nam Định.
Ngày 30/9/1936 nhập đệ tử chủng viện Đa Minh Hải Dương
Ngày 20/11/1937 nhập tập viện Đa Minh Quần Phương
Ngày 25/10/1938 nhập học viện Đa Minh tại Hương Cảng
Ngày 13/11/1938 khấn dòng Đa Minh tại Hải Dương
Ngày 01/4/1941 Nhập Giáo Hoàng chủng viện Khoái Đồng Nam Định.
Ngày 3/6/1944 Thụ phong Linh Mục tại Khoái Đồng, do Đức Cha Santos Urbera Ninh thụ phong.
Ngày 3/6/1944 Phó xứ Khoái đồng
Ngày 13/11/1946 Phó xứ Cao Xá Hưng Yên
Ngày 01/10/1948 Phó xứ Quỳnh Lang Thái Bình
Ngày 2/10/1950 Giáo sư tu viện Đa Minh Hải Dương.
Ngày 23/10/1953 Chánh xứ Khoái Đồng Nam Định.
Ngày 18/9/1955 Chánh xứ Hố Nai Biên Hòa Đồng Nai
Ngày 21/9/1965 Giám đốc đệ tử Đa Minh, tu viện trưởng Gò Vấp.
Ngày 29/4/1970 Làm Bề Trên Tổng Quyền Đaminh
Ngày 25/3/1973 Linh Hướng Nữ Tu Đa Minh Hố Nai
Ngày 15/3/1979 Tu viện trưởng Đền Thánh Martino
Nay tuổi cao sức yếu nên nghỉ hưu tại Đền Thánh Martino
Năm 1951, ngài được Tòa Khâm sứ cử đi tháp tùng và chuyên viên cho đoàn Giám Mục Việt Nam đi Tòa Thánh.
4, Hier Phạm Ngọc Giá
Sinh tháng 7/1937 thuộc giáo khu 1 xóm 5 Vân Trường Tiền Hải Thái Bình
Thụ phong linh mục tháng 5/1968.
Năm 1952-1953 Cha Tôma Trần Mỹ Cẩm mời vào nhà xứ Bác Trạch day học cho các cậu.
Năm 1954 nhập trường Đa minh Mỹ Đức.
Tháng 10/1954 vào chủng viện Phan Rang
Năm 1959 Học Triết học
Năm 1960 vào chủng viện Sài Gòn
Năm 1962 Tập giảng tại Hố Nai
Năm 1964 học thần học
Năm 1968-1971 phó xứ Hoàng Mai.
Năm 1992 làm Chánh xứ Đức Tin
Năm 1994 Chánh xứ Tân Chí Linh
Tháng 10/1994 Hưu dưỡng
Ngày 28/12/1999 từ trần tại bệnh viện chợ Raay Thành phố Hồ Chí Minh.
5, Cha Hier Đặng Cao Bằng
Chịu chức linh mục 1968
6, Cha Hier Nguyễn Phúc Hạnh
Sinh ngày 1/11/1942, tại giáo khu 2
Thụ phong Linh Mục 31/5/1965
7, Cha Hier Nguyễn Văn Đạo
Sinh ngày 14/9/1945, tại xóm 5 Bác Trạch
Thụ phong Linh Mục 15/8/1972
8, Cha Nguyễn Ngọc Ban
Sinh 1931, tại giáo họ Quan Trạch, xã Bắc Hải Thái Bình
Thụ phong linh mục tháng 7/1958
9, Cha Luca Nguyễn Thanh Bình
Sinh 1928, tại giáo họ Công Bồi xã Phương Công Thái Bình
Thụ Phong linh mục 27/7/1958, tại Hoa Kỳ
10, Luca Nguyễn Văn Định.
11, Phê-rô Trần Văn Điển.
12, Đaminh Nguyễn Văn Đạm
13, Hier Nguyễn Ngọc Hinh
14, Cha Đề.
Ngoài các linh mục ra, Bác Trạch còn có những hương vị thơm mát trong linh dược cao đẹp, họ cũng là con người nội chợ, mang trong mình một giai điệu là người mẹ, đó là các Nữ Tu. Họ đã cống hiến cả một cuộc đời riêng tư cho thế hệ siêu nhiên, và thực hiện hãy vì tương laic ho thế hệ mai sau.
Như ngọn đèn của các cô trinh nữ, bước đường tu hành của các Dì là cái nôi ru ngủ cho tuổi đời 20.
1, Dì Filomena Trần Thị Ngọt – Đa minh Nam Định
2, Dì Filomena Nguyễn Thị Huệ
3, Teresa Nguyễn Thị Thanh – Mến Thánh Giá Tân Lập
4, Teresa Avila Bùi Thị Thỏa – Mến Thánh Giá Tân Lập
5, Teresa Ngô Thị Khuyên – Mến Thánh Giá Tân Lập
6, Maria Nguyễn Thị Thanh – Mến Thánh Giá Tân Lập
7, Phạm Thị Nụ – Mến Thánh Giá Tân Lập
8, Maria Nguyễn Thị Lê – Mến Thánh Giá Tân Lập
9, Maria Nguyễn Thị Nhài – Mến Thánh Giá Tân Lập
10, Teresa Bùi Thị Huyền – Mến Thánh Giá Tân Lập
11, Teresa Bùi Thị Ánh – Mến Thánh Giá Tân Lập
VI. CÁC LINH MỤC ĐẾN GIẢNG ĐẠO Ở BÁC TRẠCH.
- các cha Ngoại Quốc.
1, Cha Tế – 1735.
2, Cha chính Gia – 1770
3 Cha Tràng Huấn – 1875 – 1879.
4, Cha Chính Ninh 1877.
5, Cha Tràng Thái 1877.
6, Cha Già Lương 1880-1887.
7, Cha Tràng Vọng 1889.
8, Cha Tràng Bình 1890.
9, Cha Hòa 1893.
10, Cha Tràng Tín 1895.
11 Cha Tràng Tú 1929.
12 Cha Tràng Kiên 1931.
13, Cha Tràng Nam 1932.
14 Cha Quang 1884.
15, Cha Tràng Hạnh 1927.
16 Cha Tràng Nhuận 1917.
17 Cha Cảnh 1927.
- CÁC CHA BẢN QUỐC.
1, Cha Án 1760; 1860-1864
2, Cha Lý 1769
3, Cha An 1858
4, Cha Quản 1864
5, Cha Huỳnh 1867
6, Cha Báu 1858
7, Cha Tuấn 1868
8, Cha Trác 1870
9, Cha Phú 1910
10, Cha Trạch 1911
11, Cha Tô-ma Hoàng 1910
12, Cha Liêm 1918
13, Cha Thúc
14 Cha Nguyện
15 Cha Liển
16 Cha Kim
17 Cha Khoát 1937
18 Cha Bảng 1933
19 Cha Hậu 1942
20 Cha Hiếu
21 Cha giáo Năm 1944
22 Cha Triêm 1947
23 Cha Thái 1913
24 Cha Thiệp 1948
25 Cha Hiệt 1949
26 Cha Tú 1951
27 Cha Lượng 1949
28 Cha Khuông 1949
29 Cha Cẩm 1953
30 Cha Gioan Trần Du Đồng 1946
31 Cha Phanxico Học 1977
32 Cha Giuse Vũ Công Phước
33 Cha Aug Nguyễn Quang Huy