Giới thiệu về Nhà thờ Giáo họ Ea Uy

Giáo Hạt chính tòa - GP Ban Mê Thuột Ea Yêng, Krông Păc, Ðăklăk Unnamed Road Thành phố Buôn Ma Thuột Đắk Lắk VN Nhà Thờ là: Giáo Họ Bổn Mạng: Thánh Giuse Số Giáo Dân: 2,300 Giáo Dân Năm thành lập: 2009 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Phêrô Nguyễn Hùng Tiến

Giáo Hạt chính tòa - GP Ban Mê Thuột
Ea Yêng, Krông Păc, Ðăklăk
Unnamed Road Thành phố Buôn Ma Thuột Đắk Lắk VN
Nhà Thờ là: Giáo Họ
Bổn Mạng: Thánh Giuse
Số Giáo Dân: 2,300 Giáo Dân
Năm thành lập: 2009
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Phêrô Nguyễn Hùng Tiến
Giáo Hạt chính tòa - GP Ban Mê Thuột
Ea Yêng, Krông Păc, Ðăklăk
Số Giáo Dân:
2,300 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
2009
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Phêrô Nguyễn Hùng Tiến

Lược sử Giáo họ Ea Uy

Trích : “Lễ khánh thành nhà thờ giáo họ Ea Uy “

Năm 1973 là năm chiến tranh khốc liệt nhất đối với người dân Kontum. Theo chính sách di dân của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, cha Beyslance thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP), đã đưa khoảng 2000 người dân tộc Sê Đăng rời khỏi vùng chiến sự, di tản đến một vùng đất lúc đó gọi là Buôn Hằng, quận Phước An, tỉnh Dăklăk, để sinh sống. Đất Buôn Hằng màu mỡ, chúng con chọn nơi đây để dừng chân. Đời sống yên bình hơn, chúng con an tâm sống đạo dưới sự dìu dắt của cha Beyslance và cha Christian Leonie. Năm 1974, các cha Thừa sai chuẩn bị làm nhà thờ cho chúng con, thì biến cố 1975 xảy đến.

Năm 1975, khi đất nước thống nhất, cha Beyslance và cha Christian Leonie bị trục xuất về Pháp. Chúng con bắt đầu mồ côi linh mục từ đó. Từ năm 1975 đến năm 1998, toàn bộ hai huyện Krông Bông và Krông Păk chỉ còn lại một giáo xứ duy nhất, đó là giáo xứ Thuận Hiếu II. Trong suốt 14 năm, giáo họ Buôn Hằng I và Buôn Hằng II không có thánh lễ nào. Chúng con sống đạo dựa vào sự dìu dắt của các giáo phu. Thời gian này ai muốn đi lễ thì phải đi đến giáo xứ Thuận Hiếu II (giáo xứ Thuận Hiếu bây giờ ) để dự thánh lễ.

Cuối năm 1979, tại xã Ea Yiêng, nhà nước XHCN có chính sách di dân để điều hòa dân số, và phân bổ lao động. Một số bà con giáo dân người Sê Đăng (thuộc giáo họ buôn Hằng I ), được chuyển từ xã Ea Yiêng đến xã Ea Uy để lập nghiệp.

Năm 1980, giáo họ chúng con dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ, mái tranh vách nứa (dài 20m, rộng 8m), để sáng tối đọc kinh cầu nguyện.

Năm 1981 – 1984, là thời gian phải đối mặt với biết bao thăng trầm thử thách trong đời sống đức tin. Hơn một nửa giáo dân Buôn Hằng I đã bỏ giáo họ để quay về giáo xứ Dăk Mot, giáo phận Kontum. Một số khác đi lập nghiệp tại buôn Poan, giáo xứ Vinh Đức bây giờ. Số giáo dân còn lại tại giáo họ Buôn Hằng I lúc này chỉ còn khoảng 700 người. Những lúc khó khăn hầu như tuyệt vọng, giáo dân giáo họ chúng con sớm tối tập trung đến nhà nguyện để đọc kinh cầu nguyện, xin Chúa cứu giáo họ chúng con, đừng để chúng con mất đức tin. Trong giai đoạn này, ông An-tôn Nah, giáo phu trưởng; ông Micae Hlong, giáo phu phó; ông Phêrô Hem và ông Phao-lô Phai quản lý nhà nguyện.

Năm 1990, do mưa bão lớn, ngôi nhà nguyện bị sụp đổ, chúng con phải dựng lại ngôi nhà nguyện khác trên mảnh đất rộng 1.200m2, do ông Hiu dâng cúng.

Năm 1995, một lần nữa, ngôi nhà nguyện bị hư hỏng, xuống cấp; chúng con chạy đến Đức cha Giuse Trịnh Chính trực, ngài cho chúng con một số tiền để dựng lại nhà nguyện bằng gỗ, lợp tôn, nền đất. Đức cha động viên chúng con : “Dù khó khăn, nghèo khổ đến đâu cũng đừng bỏ Chúa, đã theo Chúa thì phải theo cho đến hơi thở cuối cùng”. Một lời động viên quan tâm khích lệ của Đức cha, đã làm cho đức tin của chúng con kiên cường hơn. Thời gian này, Đức cha cho các giáo phu được phép Rửa tội trẻ sơ sinh và chứng hôn các đôi hôn phối.

Năm 1996, cha Giuse Đỗ Văn Tháp được bổ nhiệm làm cha quản xứ giáo xứ Thuận Hiếu, thay cha Grêgoriô Đỗ Trúc Đường. Giai đoạn này, cha Đỗ văn Tháp thăm chúng con một năm một lần vào dịp Tết Nguyên đán và cho phép chúng con kiệu Mình Thánh Chúa từ giáo xứ Thuận Hiếu, hoặc Đan viện Thiên Hòa về để suy tôn Lời Chúa và rước Thánh Thể Chúa vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng. Việc lãnh Bí tích Hòa giải và các bí tích khác bà con giáo dân Buôn Hằng I và Buôn Hằng II phải đi bộ 18 cây số đến Đan viện Thiên Hòa hoặc giáo xứ Thuận Hiếu để lãnh nhận. Bí tích Thêm sức, thì chúng con phải đưa các em thiếu nhi đến Tòa Giám mục hai năm một lần. Lúc bấy giờ có ông An-rê Tống Văn Lộc, thuộc giáo xứ Thuận Hòa bây giờ, đã hỗ trợ chúng con tinh thần lẫn vật chất; đặc biệt là phương tiện đi lại trong suốt nhiều năm trời.

Ngày 12. 03. 1998, cha Phê-lô Nguyễn Thư Hùng được bổ nhiệm làm phó xứ Thuận Hiếu. Mặc dù xa xôi, nhưng ngài cũng thường xuyên lui tới giáo họ Buôn Hằng I và II, để làm công tác mục vụ. Nhưng thời gian chưa được bao lâu, cha Nguyễn Thư Hùng không được vào dâng lễ tại Buôn Hằng nữa. Cho nên cả hai Buôn Hằng phải đi bộ 18 cây số để tham dự thánh lễ tại giáo xứ Thuận Hiếu.

Ngày 18. 12. 1999, cha Giuse Nguyễn Văn Nghĩa được bổ nhiệm làm quản xứ Thuận Hiếu, hai giáo họ Buôn Hằng I và II dường như được hồi sinh. Mặc dù phải coi sóc một giáo xứ rộng lớn, trải dài trên bốn huyện, nhưng cha vẫn hằng quan tâm đến giáo họ chúng con cách đặc biệt. Thứ Bảy và Chúa Nhật nào cha cũng dâng thánh lễ tại Buôn Hằng II và giải quyết các công việc mục vụ. Lúc này chúng con không phải đi bộ ra giáo xứ thuận Hiếu nữa.

Năm 2000, cha Phê-rô Nguyễn Thành Thiện được bổ nhiệm làm phó xứ Thuận Hiếu, cha cũng thường xuyên lui tới giáo họ Buôn Hằng để làm công tác mục vụ.

Cuối năm 2003, thày Phê-rô Nguyễn Hùng Tiến được Đức cha Giuse Nguyễn Tích Đức sai về giúp giáo xứ Thuận Hiếu. Ngày 26. 7. 2005, thày được thụ phong linh mục và cộng tác với cha Giuse Nguyễn Văn Nghĩa trong các công việc mục vụ của giáo xứ Thuận Hiếu. Thời gian này, giáo họ Buôn Hằng I được cha Nguyễn Văn Nghĩa và cha Nguyễn Hùng Tiến luân phiên dâng thánh lễ mỗi Chúa Nhật.

Nhận thấy được sự phát triển của giáo họ Buôn Hằng I, cha Giuse Nguyễn Văn Nghĩa đã cho chúng con một khoản tiền để mua thêm một sào đất bên cạnh đất giáo họ.

Ngày 21. 10. 2007, cha phê-rô Nguyễn Hùng Tiến được Đức Giám quản Phao-lô Nguyễn Văn Hòa bổ nhiệm làm quản xứ Buôn Hằng. Khi về Buôn Hằng, cha bắt tay ngay vào công việc mục vụ, cha quan tâm hàng đầu đến việc xây dựng và đào tạo con người, lúc đó giáo họ có khoảng 1200 giáo dân. Các đoàn thể được thành lập…Ban Hành giáo họ gồm có : ông Tôma Geo (chủ tịch); ông An-tôn Nah ( phó chủ tịch I ); ông Philiphê Gêu (PCT 2); ông Matthêu Văn (thư ký); ông Phao-lô Lia (thủ quỹ) và ông Phê-rô Gron (phụng vụ).

Ngày 12. 05. 2009, Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản đã ra Văn thư số 28/2009, chính thức thành lập giáo họ Buôn Hằng I thành giáo họ biệt lập và Đức cha đã đổi tên thành giáo họ Ea Uy.

Ngày 15. 9. 2013, được sự cho phép và hướng dẫn của Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, cha Quản xứ cùng với giáo dân khởi công xây dựng Nhà thờ, nhà giáo lý và nhà xứ. Sau hai năm thi công với bao vất vả khó khăn, hôm nay chúng con đã hoàn thành các công trình xây dựng…

Trải qua 43 năm hình thành và phát triển, giáo họ chúng con đã được như ngày nay, chúng con xin cảm tạ Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, bổn mạng của giáo họ. Xin tri ân Đức cha, quý cha Quản xứ, quý cha Phó xứ, quý Thày, quý Sơ, quý ân nhân, quý Hội đồng giáo họ qua các thời kỳ lịch sử. Và xin tất cả mọi người cầu nguyện để chúng con ngày càng lớn mạnh trong đức tin. Chúng con xin hết lời….

Giáo họ Ea Uy, ngày 01. 7. 2015

Chủ tịch giáo họ
Tôma Gieo

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên