Giới thiệu về NHÀ THỜ GIÁO HỌ B'DO

Giáo Hạt Bảo Lộc HV4M+XQ Lộc An, Tp. Bảo Lộc, Lâm Đồng Unnamed Road Lâm Đồng VN 063.3863086 063.3863086 Nhà Thờ là: Giáo Họ Bổn Mạng: Thánh Phaolô Trở Lại Số Giáo Dân: 1,593 Giáo Dân Linh Mục Chánh Xứ: Augustinô Phạm Minh Thanh

Giáo Hạt Bảo Lộc
HV4M+XQ Lộc An, Tp. Bảo Lộc, Lâm Đồng
Unnamed Road Lâm Đồng VN
063.3863086063.3863086
Nhà Thờ là: Giáo Họ
Bổn Mạng: Thánh Phaolô Trở Lại
Số Giáo Dân: 1,593 Giáo Dân
Linh Mục Chánh Xứ: Augustinô Phạm Minh Thanh
Giáo Hạt Bảo Lộc
HV4M+XQ Lộc An, Tp. Bảo Lộc, Lâm Đồng
Số Giáo Dân:
1,593 Giáo Dân
Linh Mục Chánh Xứ:
Augustinô Phạm Minh Thanh

NHÀ THỜ GIÁO HỌ B’DO

 Giáo xứ Tân Hóa

Lê Bá Trí

Giáo Họ B’Do trực thuộc Giáo Xứ Tân Hóa cách quốc lộ 20 khoảng 4 km, cách nhà thờ Tân Hóa khoảng hơn 10km. B’Do hiện nay có 208 gia đình người Dân Tộc, gồm 1593 người. Họ đã được Cha Cố Laurenso Phạm Giáo Hóa dạy giáo lý và rửa tội. Họ có đời sống đạo tốt lành và niềm tin vững mạnh nhưng đơn sơ theo phong cách của người Dân Tộc. Nếu nhìn người giáo dân B’do cử hành Phụng Vụ, chúng ta mới cảm nhận được sự trang nghiêm sốt sắng của họ. Cha Lê Mạnh kể rằng chiều thứ Năm Tuần Thánh năm 2000, khi đó nhà nguyện còn là nhà cũ, rất nhỏ, giáo dân dự lễ đa số phải đứng ngoài trời, hôm đó khi Ngài đang dâng lễ thì trời đổ mưa tầm tã. Ngài vô cùng ngạc nhiên khi thấy tất cả mọi người đều đứng yên tại chỗ dự lễ đến hết, ai có dù thì che dù, ai không có, cũng đứng yên không di chuyển đi đâu cả. Những năm họ chưa có Thánh lễ ở trong làng, họ đi bộ ra nhà thờ Tân Hóa đi lễ mỗi ngày Chúa Nhật.

Quần thể kiến trúc của ngôi nhà thờ này hoàn toàn theo tính cách của dân tộc K’Ho: Nhà sàn, vật liệu là gạch, đá, xi măng cốt thép, nhưng được làm giả gỗ. Kiểu nhà sàn, nhà RÔNG, màu sắc dùng trong đó là 4 màu căn bản của dân tộc: ĐỎ, ĐEN, VÀNG, TRẮNG. Các HOA VĂN trang trí nơi ngôi nhà thờ này hoàn toàn theo các kiểu đã có từ xa xưa của họ. Nó không mang những ý nghĩa sâu xa, nhưng hễ nhìn thấy hoa văn đó, người ta nhận ngay ra nét đặc thù của người dân tộc. Vật liệu để làm nên những hoa văn đó, là từ những mảnh vỡ được đập ra từ những cái CHÉ. Ché đối với người Dân Tộc là một TÀI SẢN quí báu. Ché có nhiều loại lớn nhỏ khác nhau, dùng vào những việc khác nhau: đựng gạo, nước, rượu, có khi còn để cất giữ đồ dùng quí, tiền, hoặc vàng bạc. (Trước đây ở các buôn làng Dân Tộc, không có tình trạng trộm cắp). Người ta phân biệt gia đình giàu nghèo dựa trên số lượng và đặc tính (lớn, nhỏ) của số CHÉ trong mỗi gia đình. Khi gia đình có người qua đời, CHÉ là một trong những phần gia tài không thể thiếu dành cho người đã chết. Họ để nơi mộ của người chết. Người Dân Tộc không ai dám lấy những cái CHÉ ở nghĩa trang của nhau, nhưng sau này, người Kinh đi thu lượm hết của họ, nên họ chỉ để tượng trưng một ít thôi, và đều đục thủng đáy những cái ché đó. Khi đưa những cái CHÉ vào trang trí trong nhà thờ, được coi như những của cải của họ góp phần nơi Nhà Chúa, họ thích lắm! Có những cái CHÉ đáng giá bằng một con TRÂU lớn, khoảng 400kg.

–         Con TRÂU, đối với họ, là con vật dùng để Cúng YÀNG (TRỜI), là con vật quí, thiết thân trong đời họ, và cũng là một loại gia tài quan trọng … Trong các lễ hội quan trọng của người Dân Tộc, luôn luôn có Lễ ĐÂM TRÂU, họ cắt lấy Đầu Trâu để TẾ TRỜI. Sau đó thịt Trâu thì chia cho cả làng ăn, nhưng không bao giờ ăn cái ĐẦU TRÂU, họ đem chôn, hoặc treo ngoài trời cho đến khi khô, mục rữa hết phần thịt rồi đem về treo trong nhà, hoặc nơi nhà RÔNG.

–         CHIÊNG: là một loại nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội. Họ đúc bằng đồng (cuivre) tự làm lấy theo cách thủ công của họ. Có nhiều loại chiêng, nhiều kích cỡ lớn bé khác nhau, và mỗi cái có một âm thanh khác nhau.

–         CHÒI TRỐNG (không gọi là Tháp chuông, vì người dân tộc không sử dụng chuông), được mô phỏng theo cái CHÒI-GỌI-THẦN. Ngày trước, ở mỗi buôn làng, đều có một cái CHÒI như vậy: Một nhà sàn nhỏ, vuông, bốn phía đều trổ cửa. Ngày xưa được dùng làm nơi GỌI THẦN VỀ VỚI DÂN LÀNG trong mỗi dịp lễ. Còn ngày nay, được dùng làm nơi GỌI DÂN LÀNG ĐẾN VỚI CHÚA.

–         CẶP VÚ (seins) ở ngay bậc cầu thang trước nhà Thờ. Đó là biểu tượng của dân tộc theo MẪU HỆ. Hình ảnh này chỉ có nơi nhà của người TRƯỞNG TỘC của mỗi làng.

Những hình ảnh được dùng trong Nhà Thờ:

  • Chúa Giêsu, Đức Mẹ, Thánh Giuse, được đặt chung trước căn nhà sàn, đề cao hình ảnh GIA ĐÌNH.
  • Thánh Phaolô Tông Đồ Ngã ngựa, Bổn Mạng Giáo họ B’DO
  • Một hồ nước nhỏ, có suối chảy róc rách, là GIẾNG RỬA TỘI.
  • 14 chặng đàng Thánh Giá, Mầu nhiệm CỨU CHUỘC
  • 5 hình bên trái, 5 ngắm mùa VUI, mầu nhiệm NHẬP THỂ
  • 5 hình bên phải, 5 ngắm mùa MỪNG, mầu nhiệm PHỤC SINH
  • 5 hình trên cao, 5 ngắm SỰ SÁNG.
  • 2 cột trụ chính ngoài tiền đường được ghi khắc chân dung của 12 Thánh Tông Đồ.
  1. Đây là một công trình mang đậm nét dân tộc K’HO. Tất cả công trình này đều do Tu sĩ Vinh sơn Đào Đình Đạt (tu hội Tận Hiến) thiết kế và chỉ đạo thi công, là một trong các Nhà Thờ xuất sắc, độc đáo của GP Dalat. Công trình này được hoàn tất là nhờ vào tấm lòng của rất nhiều người trên mọi miền đất nước. Từ khi khởi công xây dựng đến ngày khánh thành chỉ khoảng 13 tháng do công sức của mọi thành phần Dân Chúa gồm giáo dân xứ Tân Hoá và giáo họ Lê Văn Phụng. Tất cả những hi sinh này nói lên lòng thương mến anh em Dân Tộc cách đặc biệt của Đức Cha, Giáo Phận và giáo dân Dalat. Về phía anh em Dân Tộc, họ cũng thể hiện nhiều nỗ lực đáng kể, ngoài tình cảm chan hòa, đơn sơ, dễ mến, và dễ gần gũi … Họ đã cộng tác với Giáo Phận đốc thúc con em và thiếu niên đến trường, đã có các em tốt nghiệp đại học, cao đẳng, và đã đi làm công sở, dạy học, làm y sĩ, y tá vv….

Nguồn: http://www.simonhoadalat.com

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên