Giới thiệu về Nhà Thờ Giáo Xứ Thánh Mẫu (Đà Lạt)

Giáo Hạt Đà Lạt số 89 Thánh Mẫu, P. 7, Ðà Lạt, Tỉnh Lâm Ðồng 106 Đường Thánh Mẫu Thành phố Đà Lạt Lâm Đồng VN 063.3824733 063.3824733 http://simonhoadalat.com/DIAPHAN/GIAOXU/thanhma... Nhà Thờ là: Giáo Xứ Bổn Mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm Số Giáo Dân: 1,218 Giáo Dân Năm thành lập: 1964 Linh Mục Chánh Xứ: Đa Minh Nguyễn Chu Truyền Lịch Thánh lễ Thứ 7: 19:00 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:30, 08:00

Giáo Hạt Đà Lạt
số 89 Thánh Mẫu, P. 7, Ðà Lạt, Tỉnh Lâm Ðồng
106 Đường Thánh Mẫu Thành phố Đà Lạt Lâm Đồng VN
063.3824733063.3824733
http://simonhoadalat.com/DIAPHAN/GIAOXU/thanhma...
Nhà Thờ là: Giáo Xứ
Bổn Mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm
Số Giáo Dân: 1,218 Giáo Dân
Năm thành lập: 1964
Linh Mục Chánh Xứ: Đa Minh Nguyễn Chu Truyền
Lịch Thánh lễ Thứ 7: 19:00
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:30, 08:00
Giáo Hạt Đà Lạt
số 89 Thánh Mẫu, P. 7, Ðà Lạt, Tỉnh Lâm Ðồng
Số Giáo Dân:
1,218 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1964
Linh Mục Chánh Xứ:
Đa Minh Nguyễn Chu Truyền

Lược sử Giáo xứ Thánh Mẫu

Thánh Mẫu là địa danh của giáo xứ nằm ở cây số 6 phía bên phải con đường đi Suối Vàng. Giáo xứ này bắt đầu xuất hiện vào mùa thu 1955, khi một nhóm đồng bào công giáo khoảng 400 người gốc Nghệ Tĩnh, nhờ sự hướng dẫn của cha Phêrô Mạnh Trọng Bích, đã mua lại khu đất này của Sở Canh Nông để làm ăn sinh sống.

Mặc dầu đang lạ lẫm và gặp nhiều khó khăn trong bước đầu lập nghiệp, cha xứ và bà con giáo dân đã phấn đấu ngay để từng bước xây dựng ngôi nhà thờ của giáo xứ. Sau nhiều cố gắng, mùa xuân năm Giáp Thìn 1964, ngôi nhà thờ đã được khánh thành, dưới tước hiệu Mẹ Vô Nhiẽm. Ðó là một công trình kiên cố, chiếm diện tích trên 1200 mét vuông, tọa lạc trên triền đồi cao. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, cha Mạnh Trọng Bích đã tổ chức cho xứ đi dần vào nề nếp: có Hội đồng giáo xứ, có các đoàn thể sinh hoạt. Ðồng thời cha cũng kêu gọi sự cộng tác của các nữ tu MTG Hà Nội vào phụ trách trường tiểu học, trường mẫu giáo, nhà trẻ và giảng dạy giáo lý cho lớp trẻ.

Tháng 8-1970, cha rời giáo xứ, khi được bổ nhiệm về phụ trách xứ Ðơn Dương. Cha Vinh Sơn Nguyễn Thanh Ðiện được cử đến thay thế. Mọi sinh hoạt của giáo xứ tiếp tục bình thường cho đến năm 1975.

Tháng 6-1975 giáo xứ đón tiếp một cha xứ mới: Cha Gioan Phan Công Chuyển.

Dưới sự hướng dẫn của cha, giáo xứ lại sớm ổn định trong sinh hoạt để thích ứng với đòi hỏi của thời đại mới. Giai đoạn này bao gồm việc từng bước hoàn chỉnh các cơ sở vật chất đã có và việc tổ chức lối sống theo đường hướng mới.

Mùa Hè năm 1976 và 1984, hưởng ứng lời kêu gọi của cha, giới trẻ đã hăng hái thực hiện kế hoạch trồng cây và trồng cỏ ở khu vực chung quanh nhà thờ.

Mùa Hè 1980, giới trẻ cũng giành nhiều công sức mở thêm một con đường mới leo dốc bên cạnh các bậc cuối nhà thờ.

Chính ngôi nhà thờ cũng từng bước được tu bổ và hoàn chỉnh: Như được trang bị thêm trên 60 bộ ghế quì một mét rưỡi (của nhà nguyện Viện Ðại Học Dalat) tháo bỏ câu lơn, đặt lại tòa Ðức Mẹ và (mùa đông 1979) được trang bị bằng bàn thờ đá, nhà tạm và ảnh chịu nạn (của nhà nguyện Giáo Hoàng Học Viện). Mùa Chay 1984, nhà thờ được chỉnh trang lại, chuẩn bị cho ngày cung hiến. Lễ nghi này đã được cử hành cách trang trọng ngày 27-12-1985. Ít tháng sau đó, vào năm 1987, cây tháp của nhà thờ cũng được sửa chữa.

Về phương diện tổ chức lối sống mới để thích nghi với hoàn cảnh mới và thể theo đề nghị của giáo dân, ngay từ khi về nhận xứ, cha đã kêu gọi tính tự giác và tinh thần trách nhiệm cao của mọi phần tử đối với giáo hội địa phương. Ðồng thời, sau khi nghiên cứu để tìm phương hướng giải quyết hợp tình hợp lý, cha đã giảm con số 10 xóm giáo xuống còn 7 xóm và bãi bỏ các danh xưng lấy từ địa danh nước ngoài để chọn những tước hiệu thuộc về Ðức Thánh Mẫu cho phù hợp hơn.

Hơn 40 năm đã trôi qua từ ngày thành hình, giáo xứ đã cống hiến cho Hội Thánh được một linh mục và 7 nam nữ tu sĩ thuộc nhiều Hội Dòng và phục vụ ở nhiều nơi khác nhau. Và ngày 24-8-1980, giáo xứ đã tổ chức một sinh hoạt đặc biệt qui tụ đông đảo linh mục và đại diện giáo dân thuộc 15 giáo xứ giáo sở trong thành phố Dalat về tham dự cuộc học tập Bức Thư Chung lịch sử của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam dưới sự chủ trì và hướng dẫn của chính Ðức Mục Giáo Phận.

Năm 1991, giáo xứ đã góp phần rất đáng kể vào việc kiến thiết ngôi nhà mới của Tòa Giám Mục: Chính cha xứ đã đảm nhận việc đốc công, đã hằng ngày có mặt tại hiện trường suốt gần một năm trời và giáo dân đã đóng góp hơn một nửa số ngày công do các giáo xứ khác tham gia.

Ðó là những thành tích quí báu của giáo xứ Thánh Mẫu mà chắc sẽ còn tiếp tục nhiều nữa trong tương lai.

Nguồn : Trang Web Giáo phận Đà Lạt

Thánh Mẫu là địa danh của giáo xứ nằm ở cây số 6 phía bên phải con đường đi Suối Vàng. Giáo xứ này bắt đầu xuất hiện vào mùa thu 1955, khi một nhóm đồng bào công giáo khoảng 400 người gốc Nghệ Tĩnh, nhờ sự hướng dẫn của cha Phêrô Mạnh Trọng Bích, đã mua lại khu đất này của Sở Canh Nông để làm ăn sinh sống.

Mặc dầu đang lạ lẫm và gặp nhiều khó khăn trong bước đầu lập nghiệp, cha xứ và bà con giáo dân đã phấn đấu ngay để từng bước xây dựng ngôi nhà thờ của giáo xứ. Sau nhiều cố gắng, mùa xuân năm Giáp Thìn 1964, ngôi nhà thờ đã được khánh thành, dưới tước hiệu Mẹ Vô Nhiẽm. Ðó là một công trình kiên cố, chiếm diện tích trên 1200 mét vuông, tọa lạc trên triền đồi cao. Cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, cha Mạnh Trọng Bích đã tổ chức cho xứ đi dần vào nề nếp: có Hội đồng giáo xứ, có các đoàn thể sinh hoạt. Ðồng thời cha cũng kêu gọi sự cộng tác của các nữ tu MTG Hà Nội vào phụ trách trường tiểu học, trường mẫu giáo, nhà trẻ và giảng dạy giáo lý cho lớp trẻ.

Tháng 8-1970, cha rời giáo xứ, khi được bổ nhiệm về phụ trách xứ Ðơn Dương. Cha Vinh Sơn Nguyễn Thanh Ðiện được cử đến thay thế. Mọi sinh hoạt của giáo xứ tiếp tục bình thường cho đến năm 1975.

Tháng 6-1975 giáo xứ đón tiếp một cha xứ mới: Cha Gioan Phan Công Chuyển.

Dưới sự hướng dẫn của cha, giáo xứ lại sớm ổn định trong sinh hoạt để thích ứng với đòi hỏi của thời đại mới. Giai đoạn này bao gồm việc từng bước hoàn chỉnh các cơ sở vật chất đã có và việc tổ chức lối sống theo đường hướng mới.

Mùa Hè năm 1976 và 1984, hưởng ứng lời kêu gọi của cha, giới trẻ đã hăng hái thực hiện kế hoạch trồng cây và trồng cỏ ở khu vực chung quanh nhà thờ.

Mùa Hè 1980, giới trẻ cũng giành nhiều công sức mở thêm một con đường mới leo dốc bên cạnh các bậc cuối nhà thờ.

Chính ngôi nhà thờ cũng từng bước được tu bổ và hoàn chỉnh: Như được trang bị thêm trên 60 bộ ghế quì một mét rưỡi (của nhà nguyện Viện Ðại Học Dalat) tháo bỏ câu lơn, đặt lại tòa Ðức Mẹ và (mùa đông 1979) được trang bị bằng bàn thờ đá, nhà tạm và ảnh chịu nạn (của nhà nguyện Giáo Hoàng Học Viện). Mùa Chay 1984, nhà thờ được chỉnh trang lại, chuẩn bị cho ngày cung hiến. Lễ nghi này đã được cử hành cách trang trọng ngày 27-12-1985. Ít tháng sau đó, vào năm 1987, cây tháp của nhà thờ cũng được sửa chữa.

Về phương diện tổ chức lối sống mới để thích nghi với hoàn cảnh mới và thể theo đề nghị của giáo dân, ngay từ khi về nhận xứ, cha đã kêu gọi tính tự giác và tinh thần trách nhiệm cao của mọi phần tử đối với giáo hội địa phương. Ðồng thời, sau khi nghiên cứu để tìm phương hướng giải quyết hợp tình hợp lý, cha đã giảm con số 10 xóm giáo xuống còn 7 xóm và bãi bỏ các danh xưng lấy từ địa danh nước ngoài để chọn những tước hiệu thuộc về Ðức Thánh Mẫu cho phù hợp hơn.

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên