Giới thiệu về Nhà thờ Chính Tòa Thanh Hóa

Giáo Hạt Thanh Hóa Nguyễn Trường Tộ, Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hoá, Việt Nam Nguyễn Trường Tộ Thành phố Thanh Hoá Thanh Hoá VN 037855536 037855536 http://giaophanthanhhoa.net Nhà Thờ là: Nhà Thờ Chính Tòa Số Giáo Dân: 4,835 Giáo Dân Năm thành lập: 1866 Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình Lịch Thánh lễ Thứ 7: 17:30 Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 08:00, 17:30

Giáo Hạt Thanh Hóa
Nguyễn Trường Tộ, Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hoá, Việt Nam
Nguyễn Trường Tộ Thành phố Thanh Hoá Thanh Hoá VN
037855536037855536
http://giaophanthanhhoa.net
Nhà Thờ là: Nhà Thờ Chính Tòa
Số Giáo Dân: 4,835 Giáo Dân
Năm thành lập: 1866
Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình
Lịch Thánh lễ Thứ 7: 17:30
Lịch Thánh Lễ Chúa Nhật: 05:00, 08:00, 17:30
Giáo Hạt Thanh Hóa
Nguyễn Trường Tộ, Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hoá, Việt Nam
Số Giáo Dân:
4,835 Giáo Dân
Năm thành lập Nhà Thờ:
1866
Linh Mục Chánh Xứ:
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Bình

Thông tin Nhà Thờ Chính Tòa Thanh Hóa

Thuộc Giáo Phận Thanh Hóa

Nhà thờ chính tòa Thanh Hóa nằm tại phường Trường Thi, Tp. Thanh Hoá, Thanh Hoá. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Thanh Hóa.

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1804, Thanh Hóa là tỉnh lỵ lớn và quan trọng về miền cực Bắc Việt Nam. Vào thời Nguyễn, các vị thừa sai và giáo hữu chung phần bị cấm cách và bách hại. Số tín hữu ở chính Thanh Hóa không cao, ước chừng độ 100 người, trong địa bàn vài chục cây số; Trung tâm chính đặt tại Mỹ Điện, cách tỉnh lỵ Thanh Hóa 18km. Năm giáo đoàn thuộc Mỹ Điện là Cửa Bạng (cách 40km), Kẻ Rừa (cách 50km), Kẻ Bền (cách 25km), Nhân Lộ (cách 40km) và Mục Sơn (cách 51 km).

Theo “Bản thống kê năm 1846” của giáo phận Tây Đàng Ngoài, ghi nhận dưới đời vua Thiệu Trị (1841 – 1847), năm thứ V, vào thời Đức cha Pierre Retord Liêu (1803 – 1858), Thanh Hóa là họ lẻ của giáo xứ Kẻ Trạn. Giáo xứ Kẻ Trạn lúc bấy giờ gồm các giáo họ: Thanh Hóa, Mỹ Điện và Kẻ Láng với 3.687 giáo hữu. Nguyên thủy, phần đất giáo xứ Kẻ Trạn là khu phố Trường Thi ngày nay (Nguyễn Tự Do, lịch sử giáo phận Thanh Hóa, trang 382-383). Năm 1863, dưới đời Đức cha Charles Jeantet Khiêm (1792-1866), ngài chỉ định cụ Sáu Phêrô Trần Lục (1825-1899), nguyên quán làng Mỹ Quan (thuộc xứ Kẻ Rừa, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) làm chính xứ Thanh Hóa, kiêm nhiệm hai giáo họ Kẻ Rừa và Tam Tổng.

Năm 1866, giáo xứ Thanh Hóa được thành lập, cắt từ giáo xứ Mỹ Điện. Thừa sai Toussaint Hé bert quán xuyến giáo hạt Thanh Hóa từ năm 1879 cho đến ngày qua đời tại Hà Nội (31/5/1887). Từ thời điểm đó, giáo xứ Thanh Hóa được các vị thừa sai thay nhau coi sóc.

Năm 1895, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Alexandre Marcou Thành về trực tiếp coi sóc mục vụ truyền giáo vùng Thanh Hóa cho đến năm 1899. Năm 1898, quan bố chánh Thanh Hóa Nguyễn Hữu Bài, một giáo hữu nhiệt thành, và là cựu chủng sinh Trường Chung Penang đã tận tình giúp đỡ Đức cha Marcou Thành xây dựng ngôi nhà nguyện Thanh Hóa bằng gỗ khang trang. Giáo dân từ khắp nơi tập trung về, hình thành nên một giáo xứ sầm uất. Mùa xuân 1901, thừa sai Auguste Blanchard nhận lãnh giáo xứ trung tâm Thanh Hóa với ba giáo xứ Cửa Bạng, Thái Yên và Phúc Lãng. Vào thời điểm này, tại tỉnh lỵ Thanh Hóa chỉ có ước chừng 100 tín hữu, còn hơn 200 tín hữu còn lại phân bổ trong các xứ đạo bao quanh. Mùa xuân năm 1908, thừa sai Antoine Bourlet Độ từ giáo xứ Mục Sơn được bổ nhiệm làm chính xứ Thanh Hóa lần đầu tiên từ năm 1907-1912 và lần thứ nhì từ năm 1920-1932. Thừa sai Bourlet Độ dựng cây Thánh giá tại Sầm Sơn vào năm 1926, và chính ngài khởi công đặt móng xây dựng nhà thờ giáo xứ Thanh Hóa.

Ngày 7/5/1932, Sắc chỉ thành lập giáo phận Thanh Hóa được Đức Thánh Cha Piô Xi ban hành. Theo Sắc chỉ, giáo phận Thanh Hóa gồm 2 tỉnh: Thanh Hóa ở đất Việt và Sầm Nưa ở đất Lào với diện tích khoảng 21.000km2. Nhà thờ giáo xứ Thanh Hóa trở thành nhà thờ Chính Tòa của giáo phận nhưng vẫn là giáo phận đại diện Tông Tòa. Đến năm 1938, giáo xứ Thanh Hóa bao gồm: Thanh Hóa, Hà Nhuận, Mậu Thôn và Toàn Tân (Hà Nhuận, Mậu Thôn, Toàn Tân là các xứ xép (annexe); với tổng số giáo dân là 4.314 người.

Ngày 24/11/1960, Sắc chỉ “Venerabilium Nostrorum” của Tòa Thánh đã chính thức thiết lập hàng giáo phẩm Việt Nam và nâng tất cả các giáo phận đại diện Tông Tòa thành giáo phận Chính Tòa với 3 giáo tỉnh: Hà Nội, Huế và Sài Gòn. Giáo phận Thanh Hóa thuộc giáo tỉnh Hà Nội. Cũng từ đấy, giáo xứ Thanh Hóa trở thành giáo xứ Chính Tòa, nơi diễn ra các hoạt động chung và trọng thể của giáo phận.

Năm 1994, nhận sứ vụ chăn dắt giáo phận Thanh Hóa, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm đại trùng tu nhà thờ Chính Tòa, mở rộng hai bên, xây hành lang rộng thêm mỗi bên ba mét, với mặt tiền được tân hóa nhưng vẫn bảo tồn được nét cổ kính. Ngày 24/3/1995, ngôi nhà thờ được Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm cung hiến…

Giáo xứ Chính Tòa hiện nay

Theo sổ tất niên giáo phận năm 2011, giáo xứ Chính Tòa hiện có 4.855 giáo dân, phân bổ trong 11 giáo họ là: Đại Độ, Kẻ Son, Ngọc Mai, Phú Lưu, Phú Hành, Tân Thảo, An Lộc, Tức Tranh, Trị Sở, Cổ Hậu và Đa Sỹ. Giáo xứ có 4 linh mục triều, 6 tu sĩ, và 2 chủng sinh. Chính Tòa là giáo xứ trung tâm thành phố nên khoảng cách giàu nghèo phân biệt rất rõ ràng. Họ Trị Sở ở trung tâm thành phố nên có đời sống khá sung túc, phát triển bằng các nghề buôn bán, giao thương, kỹ nghệ. Các giáo họ ngoại thành đang còn nhiều khó khăn, đời sống bám trụ với đồng ruộng, chăn nuôi, mức sống cũng như thu nhập còn thấp. Giáo xứ hiện có hơn 100 em đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng.

Là giáo xứ mẹ, nên Chính Tòa luôn là địa điểm tổ chức các hoạt động lớn của giáo phận, như đại lễ kính thánh Giuse, quan thầy giáo phận; lễ Giáng Sinh, với các hoạt động kéo dài suốt một tuần; lễ phong chức linh mục, phó tế, lễ khấn dòng… và đây cũng là địa điểm hội thảo, đào tạo các lớp thánh nhạc, giáo lý, dự tu, dâng hoa cộng đồng… Hiện nay, các sinh hoạt trong giáo xứ phát triển mạnh, các hội đoàn cũng được mở rộng và thành lập nhiều hơn. Đời sống đức tin thăng tiến và bền chặt. Giáo xứ còn có truyền thống dâng hoa, rước kính Đức Mẹ trong tháng Năm và tháng Mười.

Với chặng đường hình thành và phát triển đầy tự hào, giáo xứ mẹ Chính Tòa hôm nay vẫn luôn là ngọn cờ tiên phong trong các sinh hoạt tôn giáo chung của toàn giáo phận.

Tìm kiếm
  • Địa điểm
  • Sản phẩm & dịch vụ
  • Chuyến đi
  • Bài viết
  • Thành viên