Giới thiệu về Nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn
Giáo Hạt Lạng Sơn Tổ Sơn, Chi Lăng, Tp. Lạng Sơn, Lạng Sơn, Việt Nam Tổ Sơn Thành phố Lạng Sơn Lạng Sơn VN 025810367 025810367 info@giaphanlangson.org http://giaophanlangson.org Nhà Thờ là: Nhà Thờ Chính Tòa Bổn Mạng: Thánh Đa Minh Số Giáo Dân: 600 Giáo Dân Linh Mục Chánh Xứ: Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Thể
Thông tin Nhà Thờ Chính Tòa Lạng Sơn
Giáo Phận Lạng Sơn
Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn và Cao Bằng hay còn gọi là Nhà thờ Cửa Nam là một nhà thờ lớn tọa lạc tại Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đây là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng.
Lịch sử Hình thành
Ngày 30 tháng 12 năm 1913, Thánh Bộ Truyền giáo chính thức ra sắc dụ trao cho Tỉnh dòng Đa Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn – Cao Bằng. Theo Sắc lệnh Tông tòa, Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn gồm hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô), ngai Tông tòa và nhà thờ chính được đặt gần ga Lạng Sơn.
Năm 1923, Đức ông Cothonay Chiểu bắt đầu xây nhà thờ chính theo bản vẽ của linh mục Brébion, nằm cạnh ga xe lửa ở trung tâm thị xã Lạng Sơn. Ngôi nhà thờ do linh mục Lecroat (SJ), đặc sứ của Tòa Thánh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng. Ngày 14 tháng 8 năm 1924, ngôi nhà thờ hoàn thành và được làm phép trọng thể với sự hiện diện của linh mục Perier Giám tỉnh dòng Đaminh Lyon.
Ngày 30 tháng 11 năm 1939, Hạt Phủ doãn Tông tòa Lạng Sơn được nâng lên hàng Giáo phận Tông tòa và đến ngày 24 tháng 11 năm 1960, Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum nâng lên hàng Giáo phận chính tòa.
Ngày 13-6-1881, một phái đoàn gồm 2 linh mục và 3 thầy giảng do cha Fuentes Phê là thừa sai Đa Minh Tây Ban Nha hướng dẫn, đi từ Thiết Nha lên thám hiểm miền Lạng Sơn và Cao Bằng. Trước khi về, phái đoàn để lại một thầy giảng ở Cao Bằng và một linh mục ở vùng Lạng Sơn. Lạng Sơn khi đó là một vùng rừng rậm âm u, núi non hiểm trở. Dân cư trong miền sống rất tản mát và thưa thớt trong các thôn xóm, làng bản.
Tháng 3-1895, toà giám mục Bắc Ninh đã cử một linh mục lên Lạng Sơn. Ngài đến lập một nhà nguyện nhỏ tại phố Văn Miếu, thị xã Lạng Sơn. Tại đây đã có chừng 50 giáo dân miền xuôi lên lập nghiệp.
Ngày 5-6-1914, Đức ông Cothonay Chiểu nhận chức Phủ Doãn Tông Toà Lạng Sơn. Tại ga xe lửa Lạng Sơn, cha Robert, các thầy giảng và giáo dân đã túc trực để nghinh đón bề trên địa phận rồi rước về khu Văn Miếu. Lạng Sơn lúc này thật nhiều thách đố với cơ sở vật chất, nhân sự rất khiêm tốn. Khu Văn Miếu, thị xã Lạng Sơn, có một căn nhà ba gian và một nhà nguyện nhỏ. Sau đó, cha Robert được đặt coi sóc giáo xứ tại khu Văn Miếu này.
Sau trận lụt to ngày 14-7-1914 gây thiệt hại lớn cho cơ sở Văn Miếu cũ và khu nhà lá mới dựng thêm, Đức ông đã mua lại khách sạn Hầm Mỏ (Hotel des Mines) ở gần ga Lạng Sơn làm toà giám mục, nhà xứ, nơi đào tạo chủng sinh và thầy giảng. Giáo dân vẫn đi lại kinh sách và tụ họp tại khu Văn Miếu. Năm 1923, ngài bắt đầu xây nhà thờ chính toà theo bản vẽ của Cha Brébion, nằm cạnh ga xe lửa ở trung tâm thị xã Lạng Sơn. Ngôi nhà thờ do Cha Lecroat (SJ) là đặc sứ của Toà Thánh đặt viên đá. Trường Thánh Giuse cũng được xây dựng ngay trước mặt tiền Nhà thờ Chính Toà. Ngày 14.8.1924, ngôi nhà thờ đã hoàn thành và được làm phép trọng thể với sự hiện diện của Cha Perier Giám tỉnh dòng Đaminh Lyon.
Ngày từ buổi đầu, vào năm 1919 tại khu Văn Miếu cũng chứng kiến sự hiện diện của các nữ tu dòng Đức Bà Truyền Giáo (N.D.des Missions). Về sau, một nhà phước theo hiến luật dòng Đaminh cũng được thiết lập để cùng phục vụ cho giáo dân và công cuộc truyền giáo nơi đây.
Tháng 6 năm 1927, Cha Bardol được đặt coi sóc xứ Cửa Nam cho tới tháng 11 năm 1930 khi cha Mazelaigue được đặt vào chức vụ này.
Công cuộc truyền giáo cũng bước đầu đạt được kết quả khả quan. Quanh khu Văn Miếu có nhiều gia đình xin gia nhập đạo và nhận phép Rửa Tội. Ngày 15.5.1932, lễ Hiện Xuống, Đức ông Hedde đã ban phép Thêm Sức cho 70 giáo dân tại Nhà thờ Chính Toà. Năm 1934, cha Phê được đặt làm phó của Cha Hamelrs tại Giáo xứ Chính Toà.
Cuối năm 1937, giáo phận đón nhận hai vị thượng khách: Đức Khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương và cha Gillet, Bề trên Cả dòng Đa Minh. Tại khu Văn Miếu, bà con giáo dân tụ họp thật hân hoan để chào đón các ngài.
Vào ngày 30.11.1939, Thánh lễ tấn phong Giám mục cho Đức cha Hedde tại Nhà thờ Chính Toà, đã trở thành niềm vui lớn lao, không chỉ cho giáo dân trong Giáo xứ Chính Toà, mà cả Giáo phận nhỏ bé này.
Từ năm 1943, Giáo xứ Chính Toà được đặt dưới quyền coi sóc của Cha Giuse Vũ Văn Toàn và Cha Gueppe. Từ năm 1948 do Cha Haag và Léna coi sóc. Từ năm 1950 do Cha Guillo cho đến năm 1954 Cha Nerdeux được bổ nhiệm chính xứ Nhà Thờ Chính Toà Lạng Sơn.
Những năm tháng chiến tranh đã gây nhiều thiệt hại nặng nề, nhà thờ chính toà bị sụp đổ vào năm 1969, chỉ còn lại ngọn tháp trơ trọi loang lổ. Đến năm 1979 trong chiến tranh biên giới Việt – Trung, cây tháp ấy cũng bị san bằng.
Vào năm 2004, giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đã làm lễ cung hiến Nhà thờ chính tòa mới với tước hiệu Thánh Đaminh. Trong dịp này ông nói: “Chính tòa là giáo xứ Mẹ của các giáo xứ trong giáo phận. Nhà thờ chính toà là nhà thờ Mẹ, trung tâm đời sống phụng tự của giáo phận, nơi hội tụ của Giáo hội địa phương, như anh chị em thấy rõ trong các dịp lễ lớn. Ngôi nhà thờ chính toà là dấu chỉ Giáo hội hữu hình của Chúa Kitô tại trần gian”.
Ngày 30-12-1913, Thánh Bộ Truyền giáo chính thức ra sắc dụ trao cho Tỉnh dòng Đa Minh Lyon coi sóc vùng Lạng Sơn – Cao Bằng. Theo Sắc lệnh Tông toà, Phủ Doãn Tông toà Lạng Sơn gồm hai tỉnh Cao Bằng – Lạng Sơn và một phần đất tỉnh Hà Giang (phía Đông sông Lô).
Đặc điểm kiến trúc
Kiến trúc Nhà thờ chính tòa Lạng Sơn Cao Bằng mới được kết hợp giữa kiểu nhà sàn các dân tộc Miền núi phía Bắc và bộ mái cong kiểu cung đình Việt nam. Có diện tích chiều ngang 30 mét và 25 mét. Nhà thờ có hai mái bộ xếp lên nhau, mái trên tượng trưng cho Trời, mái dưới tượng trưng cho Con người, sàn móng vuông tượng trưng cho Ðất nghĩa là con người được hoà giải với Thiên Chúa, nhờ Ðức Giêsu Kitô qua Mầu Nhiệm Thập giá. Cây tháp chính năm tầng được xây dựng liền với tiền sảnh nhà thờ ngụ ý nói đến Mầu nhiệm Năm Sự Sáng và năm yếu tố tổng hợp của vũ trụ quan Ðông phương là Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thổ.