Giới thiệu về Lăng Minh Mạng
Một trong bộ ba lăng tẩm có kiến trúc kì vĩ nhất ở đất cố đô - Lăng Minh Mạng. Lăng là tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ như: Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm.
Một trong bộ ba lăng tẩm có kiến trúc kì vĩ nhất ở đất cố đô - . Lăng là tổng thể kiến trúc qui mô gồm khoảng 40 công trình lớn nhỏ như: Cung điện, Lâu đài, Đình tạ... được bố trí cân đối trên một trục dọc từ Ðại Hồng Môn tới chân tường của La Thành sau mộ vua. Các công trình được phân bố trên ba trục lớn song song với nhau mà đường Thần Ðạo là trung tâm, trong số đó, nổi bật nhất phải kể đến:
Ðại Hồng Môn: cổng chính vào lăng. Cổng có 3 lối đi với 24 mái lô nhô cao thấp và các trang trí rất đẹp. Cổng chính chỉ mở một lần để đưa quan tài của vua vào lăng!
Bi Đình: là khoảng sân rộng rãi sau Ðại Hồng Môn, có 2 hàng tượng quan lính, voi ngựa. Đây là nơi lưu giữ bia đá "Thánh Ðức Thần Công" do vua Thiệu Trị viết về tiểu sử và công đức của vua cha.
Khu vực tẩm điện (nơi thờ cúng vua): đi tiếp là sân triều lễ được chia làm 4 bậc. Mở đầu khu vực tẩm điện là Hiểu Ðức Môn; điện Sùng Ân nằm ở trung tâm thờ bài vị của vua và bà Tá Thiên Nhân Hoàng hậu. Hoàng Trạch Môn là công trình kết thúc khu vực tẩm điện và ngát thơm hoa đại.
Lầu Minh Lâu: đi tiếp qua ba cây cầu Trung Ðạo (giữa), Tả Phụ (trái), Hữu Bật (phải) bắc qua hồ Trường Minh là đến lầu Minh Lâu, công trình này được xây dựng trên quả đồi có tên là Tam Ðài Sơn.
Bửu Thành: hồ Tân Nguyệt hình trăng non ôm lấy Bửu Thành hình tròn nằm ở giữa. Qua cầu Thông Minh Chính Trực bắc qua hồ Tân Nguyệt có 33 bậc đá thanh là đến nơi yên nghỉ của nhà vua nằm giữa trung tâm quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn được giới hạn bởi Bửu Thành hình tròn. Bửu Thành chính là ranh giới bảo vệ nơi yên nghỉ của vua Minh Mạng.
Bên cạnh hàng loạt các công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cao còn có gần 600 ô chữ chạm khắc các bài thơ trên Bi Đình, Hiển Đức Môn, điện Sùng Ân và Minh Lâu cũng là những tuyệt tác vô giá. Đó là một “bảo tàng thơ” chọn lọc của nền thi ca Việt Nam đầu thế kỷ XIX, là nơi phô bày tri thức, trí tuệ và tình cảm của người xưa.
Ảnh: Internet
Tư liệu: tổng hợp